Võ Văn Kiệt – Người có đôi mắt xanh
Sau những phút chênh vênh, choáng váng về sự đột ngột ra đi của Ông, xin được nói về những ấn tượng đậm nét của Ông trong giới trí thức, mà bản thân Ông, một người nông dân nghèo khổ, qua sự đào luyện của cuộc sống, bằng sự miệt mài liên tục học hỏi, lắng nghe, suy ngẫm, tuy đã có lần Ông khai trong lý lịch “trích ngang” về trình độ văn hóa là “biết đọc, biết viết”, Ông cũng đã trở thành một người trí thức với hàm nghĩa đầy đủ và tốt đẹp của hai chữ đó.
Đọc, Ông đọc khá nhiều. Đọc theo cách của Ông để lựa chọn, phân tích, ghi chép và hình thành những chủ kiến của chính mình ngay trong khi đang dự hội nghị, trên đường công tác và thường xuyên là từ 5 giờ sáng, một mình với cuốn sổ tay và cây bút. Nếu tinh ý lắng nghe những nhận xét về những ý tưởng Ông vừa đọc, xem kỹ những nét bút gạch sửa, thêm bớt câu chữ trong những trang soạn thảo, sẽ hiểu rằng những gì Ông nói ra, viết ra thực sự là sự kết đọng dòng tư duy của Ông, tràn đầy cảm xúc theo nhịp đập của trái tim Ông.
Thời gian sau này, khi không phải vướng bận trực tiếp những công việc sự vụ, Ông đọc được nhiều hơn những cuốn sách mà bạn bè giới thiệu với Ông, có những cuốn rất dày mà liếc thấy những chỗ đánh dấu thì biết rằng Ông đọc rất kỹ và dừng lâu trước những trang sách. Ông cũng đọc kỹ báo chí các loại với chiếc bút trên tay, nhiều lần cắt riêng một trang, một đoạn mà Ông phát hiện ra nội dung nổi bật của nó, gửi trực tiếp cho những người, mà theo Ông, là cần theo dõi và giải quyết những vấn đề mà bài báo đề cập.
Nhưng có lẽ điều Ông học được nhiều hơn cả là do khả năng biết lắng nghe của Ông. Tự biết về những gì mình thiếu song lại rất cần cho cái đầu của người ra quyết định và kiểm tra sự thực hiện, Ông cần mẫn, chân thành lắng nghe và biết cách nghe những người Ông chủ động vời đến, biết cách khai thác ý tưởng của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để tự làm giàu cho tri thức của mình. Rồi tri thức đó là nguồn sáng chiếu rọi, dẫn dắt hành động của Ông trong những tìm tòi sáng tạo trong những quyết sách lớn.
Con người ấy không thích nói lý thuyết, không phải vì Ông coi thường lý luận, mà vì Ông tin rằng, từ hoạt động thực tiễn mới nảy sinh ra những chất liệu sống của những quyết sách đáp ứng đúng quy luật của đời sống. Với Ông, quy luật ấy mới chính là sự đúc kết lý luận giàu hơi thở của thực tiễn. Con người Ông là con người hành động. Hành động sau khi đã nắm bắt nguyện vọng của quần chúng, chân thành và tỉnh táo lắng nghe ý kiến chuyên gia, rồi tự mình, trên bề dày sự trải nghiệm của chính mình, biết và dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định ấy. Nếu trí thức là người có chủ kiến của riêng mình về thời cuộc để dám đưa ra chính kiến, định hình được những giải pháp thực hiện, nhằm góp phần thúc đẩy cuộc sống thì Sáu Dân chính là người trí thức kiểu đó.
Dường như là một khả năng trời phú, Ông sớm phát hiện và khai thác, phát huy những năng lực của người trí thức mà Ông gặp gỡ. Điều này không chỉ thể hiện rõ khi Ông giữ trọng trách đứng đầu Chính phủ, “đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới” như lời ghi trong điện chia buồn của Tổng thư ký LHQ, mà là nét độc đáo rất nhất quán trong tính cách của Ông. Người ta từng biết đến chuyện từ trước năm 1950, khi làm Phó bí thư, Ông thà nhận kỷ luật chứ không chịu nhận cương vị Bí thư tỉnh ủy mà một người trí thức Ông kính trọng đang đảm nhiệm nhưng chỉ vì thành phần xuất thân mà tổ chức loại bỏ. Sau 1975, Ông kiên quyết tiếp tục mối quan hệ mật thiết với một số nhà trí thức của chế độ cũ để tìm cách khai thác những đóng góp từ vốn hiểu biết và kinh nghiệm quản lý kinh tế của họ mặc cho những quy kết và định kiến.
Chính cái đó đã tạo nên Võ Văn Kiệt – người có đôi mắt xanh.
Thời gian sau này, khi không phải vướng bận trực tiếp những công việc sự vụ, Ông đọc được nhiều hơn những cuốn sách mà bạn bè giới thiệu với Ông, có những cuốn rất dày mà liếc thấy những chỗ đánh dấu thì biết rằng Ông đọc rất kỹ và dừng lâu trước những trang sách. Ông cũng đọc kỹ báo chí các loại với chiếc bút trên tay, nhiều lần cắt riêng một trang, một đoạn mà Ông phát hiện ra nội dung nổi bật của nó, gửi trực tiếp cho những người, mà theo Ông, là cần theo dõi và giải quyết những vấn đề mà bài báo đề cập.
Nhưng có lẽ điều Ông học được nhiều hơn cả là do khả năng biết lắng nghe của Ông. Tự biết về những gì mình thiếu song lại rất cần cho cái đầu của người ra quyết định và kiểm tra sự thực hiện, Ông cần mẫn, chân thành lắng nghe và biết cách nghe những người Ông chủ động vời đến, biết cách khai thác ý tưởng của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để tự làm giàu cho tri thức của mình. Rồi tri thức đó là nguồn sáng chiếu rọi, dẫn dắt hành động của Ông trong những tìm tòi sáng tạo trong những quyết sách lớn.
Con người ấy không thích nói lý thuyết, không phải vì Ông coi thường lý luận, mà vì Ông tin rằng, từ hoạt động thực tiễn mới nảy sinh ra những chất liệu sống của những quyết sách đáp ứng đúng quy luật của đời sống. Với Ông, quy luật ấy mới chính là sự đúc kết lý luận giàu hơi thở của thực tiễn. Con người Ông là con người hành động. Hành động sau khi đã nắm bắt nguyện vọng của quần chúng, chân thành và tỉnh táo lắng nghe ý kiến chuyên gia, rồi tự mình, trên bề dày sự trải nghiệm của chính mình, biết và dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định ấy. Nếu trí thức là người có chủ kiến của riêng mình về thời cuộc để dám đưa ra chính kiến, định hình được những giải pháp thực hiện, nhằm góp phần thúc đẩy cuộc sống thì Sáu Dân chính là người trí thức kiểu đó.
Dường như là một khả năng trời phú, Ông sớm phát hiện và khai thác, phát huy những năng lực của người trí thức mà Ông gặp gỡ. Điều này không chỉ thể hiện rõ khi Ông giữ trọng trách đứng đầu Chính phủ, “đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới” như lời ghi trong điện chia buồn của Tổng thư ký LHQ, mà là nét độc đáo rất nhất quán trong tính cách của Ông. Người ta từng biết đến chuyện từ trước năm 1950, khi làm Phó bí thư, Ông thà nhận kỷ luật chứ không chịu nhận cương vị Bí thư tỉnh ủy mà một người trí thức Ông kính trọng đang đảm nhiệm nhưng chỉ vì thành phần xuất thân mà tổ chức loại bỏ. Sau 1975, Ông kiên quyết tiếp tục mối quan hệ mật thiết với một số nhà trí thức của chế độ cũ để tìm cách khai thác những đóng góp từ vốn hiểu biết và kinh nghiệm quản lý kinh tế của họ mặc cho những quy kết và định kiến.
Chính cái đó đã tạo nên Võ Văn Kiệt – người có đôi mắt xanh.
Tương Lai
(Visited 5 times, 1 visits today)