Ấn độ: Giá một chiếc điện thoại thông minh là 3 Euro

Ở Ấn Độ có bán loại Smartphone với giá 3 Euro, rẻ hơn giá một vé xem phim. Tuy nhiên liệu người dân ở đất nước mới nổi này có thích thú với mức giá rẻ như bèo này hay không?


Cậu bé đánh giầy ở New Delhi với chiếc Smartphone

Ở Ấn Độ, thị trường smartphone phát triển vào loại nhanh nhất thế giới, chịu trách nhiệm cho sự bùng nổ này là những người như chú bé đánh giầy Amli ở New Delhi. Hàng ngày cậu ta hì hụi làm việc mỗi khi vắng khách cậu ta bấm nhoay nhoáy trên màn hình chiếc Android-Smartphones của mình. Thu nhập của cậu mỗi tháng chỉ khoảng trên 100 Euro.

Nhiều khi Amli cho các bạn khác mượn chiếc smartphone của mình vì không phải cậu bé đánh giầy nào cũng có thể mua nổi một chiếc Mini-Computer như thế này. Đây chính là điều mà chính phủ Ấn Độ đang muốn thay đổi. “Tôi mơ ước về một nước Ấn độ kỹ thuật số”, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi  đã tuyên bố cách đây ít tháng. Ông muốn 1,3 triệu dân đất nước mới nổi này được kết nối với nhau để họ có thể tiếp cận được các nguồn thông tin và làm ăn thuận lợi, tốt đẹp hơn.

Nhờ sự can thiệp của chính phủ Ấn Độ, hiện nay ở nước này đã xuất hiện một loại smartphone mới có tên Freedom 251 với giá rất rẻ, có lẽ thuộc loại rẻ nhất thế giới. Nhờ nhà nước bơm tiền nên hãng  Ringing Bells của Ấn Độ có thể chào bán smartphone với giá khoảng  3,28 Euro. Theo ước tính của các nhà phân tích thì giá thành sản xuất của loại smartphone này khoảng  20 Euro.

Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn để nói sản phẩm mới này là một sự thành công. Thậm chí cái nhãn “sản phẩm rẻ tiền” có thể trở thành rào cản đối với sự tiêu thụ sản phẩm. Năm  2009  khi xuất hiện loại ô tô rẻ tiền mang tên Tata Nano, nhiều người tưởng rằng sản phẩm này sẽ bán chạy như tôm tươi và trên các tuyến đường ở Ấn Độ sẽ tràn ngập loại ô tô này. Nhưng sự việc lại không diễn ra như vậy: loại ô tô tí hon này đã bị chết yểu vì tầng lớp trung lưu tuy muốn tiết kiệm tiền mua ô tô nhưng lại không muốn mình bị gắn mác dùng sản phẩm “rẻ tiền”.

Mới đây, chiếc máy tính bảng mới của Ấn Độ mang tên Aakash với sự tài trợ của nhà nước được bán với giá 30 Euro cho đối tượng chính là học sinh, sinh viên cũng không được giới này hâm mộ.  Nhiều máy không thể bật nổi, có cái bị quá nóng hoặc bị treo. Liệu thiết bị mới Freedom 251 có khuấy động được thị trường hay không, còn phải chờ xem.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)