Chiến tranh thương mại: Sẽ không ai thắng, tất cả đều thua

Donald Trump trừng phạt bằng biện pháp hàng rào thuế quan với EU, Trung Quốc. Các đối tác này đều tuyên bố các biện pháp đáp trả. Chuyên gia về thương mại Rolf Langhammer giải thích vì sao các biện pháp trừng phạt lẫn nhau đều sẽ không đạt được mục đích và những điều đáng quan ngại trong bài trả lời phỏng vấn dưới đây.


Chú thích ảnh: Không có kẻ thắng trong chiến tranh thương mại, tất cả đều thua.

Thưa ông Langhammer, nhập khẩu thép và có thể cả ô tô có thể nguy hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cỡ nào?
Tất nhiêu điều này hoàn toàn vô hại. Donald Trump nêu lý do cho các biện pháp trừng phạt về thuế quan là do nguy cơ an ninh với Hoa kỳ, điều này chẳng qua là bới bèo ra bọ. Các đồng nghiệp của tôi tại Peterson Institute for International Economics, Mỹ cho rằng đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ chính là cơ sở cho trừng phát thuế quan. Xét cho cùng cái ông Trump muốn là giảm tỷ lệ nhập khẩu thép đối với thị trường Mỹ hiện là 33% xuống mức 20%. Điều này hoàn toàn không dính líu gì tới yếu tố an ninh quốc gia, hơn nữa sự trừng phát thuế quan này lại đánh vào các đối tác và đồng minh của Mỹ như  Mexico, Canada, EU và Nhật bản. 

Tuy vậy WTO hầu như bất lực trước các hành động của Hoa Kỳ. Tại sao vậy?
Vấn đề là ở chỗ: Khó có thể bác lý do về an ninh. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), có hiệu lực từ 1948, đề cập trong điều 21 về khả năng để bảo đảm an ninh quốc gia của mình có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ. Điều khoản này diễn đạt mơ hồ đến mức không một thành viên WTO nào có thể bác bỏ tầm quan trọng về an ninh này. 

Với việc áp dụng lệnh trừng phạt về thuế quan, ông Trump chủ yếu tính đến cuộc tái cử. Liệu tính toán của ông ta có thành?
Có nhiều nghiên cứu cho thấy điều này sẽ không thể thực hiện được. Nếu có thì biện pháp trừng phạt về thuế quan, có thể nhất thời bảo vệ được việc làm trong lĩnh vực sản xuất thép. Nhưng việc mất chỗ làm việc trong ngành công nghiệp chế biến thép có thể tăng gấp đôi do giá thép tăng và khả năng cạnh tranh giảm. Cách đây 15 năm George Bush con cũng đã làm điều tương tự. Ông ta tăng thuế đánh vào thép nhập khẩu.

Và?
Ngành công nghiệp tiếp tục chế biến không thể tin cậy vào chất lượng và số lượng của ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ và vì vậy đã đề nghị được hưởng ngoại lệ. Do đó nhập khẩu lại tăng vọt và rồi ông Bush phải thu hồi hoàn toàn các biện pháp trừng phạt thuế quan. Trong bối cảnh hiện nay thì cũng có thể xảy ra sự thay đổi tư duy tương tự, hơn nữa khi mà ngành công nghiệp thép của Hoa kỳ về công nghệ có phần tụt hậu.

Trump tin tưởng rằng Hoa Kỳ có thể giành thắng lợi phần nào trong cuộc chiến tranh thương mại này  –  ông ta đã thể hiện vấn đề này trong Twitter của mình. Nhưng đây lại là một cuộc chiến tranh thương mại tiến hành cùng một lúc trên nhiều mặt trận: Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Canada và Mexico. Tình huống này nguy hiểm như thế nào đối với thương mại thế giới?
Các biện pháp áp thuế và những biện pháp chống lại sẽ dẫn đến quá nhiều sự bất ổn. Nếu tình hình này tiếp diễn thì xu hướng đầu tư sẽ giảm và bầu không khí tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đã được Quỹ tiền tệ quốc tế nhiều lần đề cập.

Vậy cơ hội giành “thắng lợi” của ông Trump đến đâu?
Hoa Kỳ thực ra có nhiều lợi thế so với các quốc gia khác: Hoa Kỳ tiếp tục có đồng tiền mạnh và được đồng tiền đó bảo vệ, che chở, hơn nữa Hoa Kỳ có một thị trường nội địa khổng lồ. Nhưng thời kỳ tốt đẹp nhất trong chu kỳ phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã qua rồi  – sự phát triển lãi suất ở mức thấp đang tăng vọt. Theo kinh nghiệm, những biểu  hiện này cho thấy dấu hiệu của sự suy giảm. Hơn nữa Hoa Kỳ cũng bị phụ thuộc vào những diễn biến trên thị trường thế giới. Hiện tại giá đôla tăng và còn có xu hướng tiếp tục tăng, vì đồng đôla còn được coi là đồng tiền để dự trữ, có nghĩa là trong thời buổi thiếu ổn định tỷ giá sẽ còn tăng lên. Điều này làm cho nhập khẩu tăng vì nguyên nhân giá cả và cơ hội xuất khẩu sẽ sụt giảm. Cuối cùng thì chẳng có ai được trong một cuộc chiến tranh thương mại. Tất cả các bên tham gia đều bị thua thiệt.  

Nếu không thể có lợi lộc vậy cái gì thôi thúc người Mỹ ?
Trump hiểu hoàn toàn sai mọi dấu hiệu của thời đại. Nước Mỹ đang đi tiên phong trong nền công nghiệp kỹ thuật số và là nhà xuất khẩu mạnh các loại dịch vụ. Tuy nhiên Trump hoàn toàn không ý thức được điều này, thay vào đó ông ta lại dựa vào cuộc cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp mà Mỹ không có nhiều thế mạnh. Chừng nào mà các cử tri từng bỏ phiếu cho ông ta không bị thua thiệt vì các biện pháp trừng phạt này, mà bị loá mắt vì các biện pháp giảm thuế ngắn hạn, thì Trump sẽ còn cứng đầu bướng bỉnh. 
Từ khi bắt đầu xuất hiện các tranh chấp thương mại, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về hậu quả của các biện pháp bảo hộ – kết thúc có thể diễn ra như trong những năm 1930
Điều đó cũng có phần cường điệu. Mối tương quan về công nghệ trong những năm ba mười hoàn toàn khác. Một phần lớn về giao dịch thương mại sẽ diễn ra trong điều kiện số hoá, trong lĩnh vực này chưa có các cam kết WTO và chưa có thuế quan. Các tranh chấp hiện nay có thể làm xấu đi đáng kể tình hình tăng trưởng kinh tế, nhưng trên cơ sở những thay đổi ban đầu tôi không tin chúng ta sẽ chứng kiến một kịch bản kinh hoàng như hồi những năm ba mươi.

Khi EU tuyên bố các biện pháp trả đũa, Trump đe dọa dùng biện pháp trừng phạt bằng thuế quan đối với ô tô. Điều này có thể làm nền kinh tế Đức mất đi khoảng 5 tỷ Euro, điều này có tác động thế nào đối với nước Đức?
Điều này sẽ là một vấn đề rất khác so với trừng phạt thuế đối với thép. Thuế quan đối với ô tô liên quan đến toàn bộ chuỗi giá trị ở Châu Âu thậm chí còn ảnh hưởng xa hơn nữa. Một chiếc xe ô tô được lắp ráp ở Đức có tới 40 – 50% hình thành từ những công đoạn trước đó mà người ta phải nhập khẩu. Xuất khẩu ô tô giảm thì dẫn đến giảm nhập khẩu của Đức đối với các sản phẩm của công đoạn sản xuất trước đó thí dụ nhập từ các nước Trung và Đông Âu. Điều đó ảnh hưởng nặng nề với các nước này hơn so với Đức – có trình độ phát triển cao hơn và điều đó biết đâu có thể dẫn đến việc các nước này phải suy nghĩ lại về thái độ tương đối thân thiện của họ với Hoa Kỳ cho tới lúc này. Tuy nhiên trong lĩnh vực ngành công nghiệp ô tô ông Trump có một lý lẽ.

Lý lẽ gì?
Châu Âu thu thuế với ô tô nhập khẩu là 10%. Điều này được ban hành từ đầu những năm 1990 và được quyết định trên cơ sở vòng đàm phán Uruguay, vòng đàm phán về thương mại thế giới lần thứ tám. Một số đối tác châu Âu như Pháp, Italia, Tây ban nha hay Bồ đào nha  còn đề ra hạn ngạch nhập khẩu, nhằm tự bảo vệ mình trước việc nhập khẩu ô tô từ Nhật bản. Loại hạn ngạch này sẽ phải loại bỏ từ từ vì nó không phù hợp với thị trường nội địa châu Âu. Có nghĩa là trong thời kỳ quá độ trong khuôn khổ vòng Uruguay, châu Âu đòi thực hiện thuế nhập khẩu ô tô là 10% thực tế chỉ nhằm chống lại Nhật bản. 
EU được lợi, có thể đơn phương hạ mức thuế. Điều đó thực ra vì lợi ích của bản thân chúng ta, vì sản xuất của chúng ta thực chất là lắp ráp, có nghĩa là các công đoạn sản xuất trước đó chỉ chịu mức thuế thấp, sản phẩm cuối cùng thì có mức thuế tương đối cao. Điều này bảo vệ nấc cuối cùng của quá trình chế biến. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô đang diễn ra trên thế giới là chuyển sang ô tô điện đối với  EU thì đây là chuyện thế chấp, vì đối với ô tô điện thì công lắp ráp không nhiều như đối với ô tô thông thường.
Chính phủ Mỹ tỏ ra nghiêm túc về sự răn đe của mình và áp thuế mới đối với các sản phẩm thép xuất xứ từ EU. Ngay từ khi bắt đầu nổ ra tranh cãi từ tháng ba Ủy ban EU đã có sự chuẩn bị, Ủy ban thay mặt cho tất cả 28 quốc gia EU về chính sách thương mại. Các kế hoạch nay đã trở thành sự thật:
Trong các cuộc tranh chấp thương mại WTO sẽ ra quyết định đối với các quốc gia thành viên của mình. Tuy nhiên để đi đến phán quyết có khi mất ba năm trời. Khả năng thành công cũng không rõ ràng vì tổng thống Mỹ Donald Trump lấy cớ thuế quan phục vụ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Do đó WTO hầu như không có quyền hạn nữa. Uỷ ban phản bác lập luận đó. Hơn nữa WTO đứng trước nguy cơ nay mai không còn có khả năng ra quyết định. Hoa Kỳ ngăn trở việc đề cử thẩm phán mới cho cơ quan kháng cáo.
EU đồng thời cũng đã chuẩn bị một loạt biện pháp để giáng trả. Trong đó có thuế quan đối với những sản phẩm đặc trưng của Mỹ như rượu, xe motor hay quần áo. Giá trị hàng hoá bị đánh thuế là 2,8 tỷ Euro và đã đăng ký với WTO. Ở giai đoạn hai kể từ năm 2021, số lượng hàng hoá Mỹ trị giá 3,6 tỷ Euro sẽ tiếp tục bị đánh thuế. 
Cạnh đó phải tính đến các biện pháp chống nhập khẩu thép giá rẻ. Lý do là do Hoa Kỳ tăng thuế nên giá thép tăng, từ đó có thể bị ế ẩm và đến một lúc ùn ứ ở châu Âu. Kể từ cuối tháng ba, Uỷ ban nghiên cứu thị trường và có thể từ nay đến cuối năm đưa ra các biện pháp bảo hộ.

Để đáp trả các cuộc tấn công của  Trump, phần còn lại của thế giới thúc đẩy thương mại tự do  – tuy nhiên ngày càng có nhiều hiệp định song phương.  Trong đó các nền kinh tế mạnh hưởng lợi nhiều nhất. Theo ông có vấn đề gì ở đây không?
Ý tưởng về đa phương ra đời từ những năm 1940- 50 nhưng từ lâu không còn được quan tâm. Chúng ta giờ đây có trên 500 hiệp định song phương được đăng ký tại WTO. Tất cả các hiệp định này nếu xét kỹ đều vi phạm điều 24 của GATT, tuy nhiên các hiệp định này đều được chấp nhận và được coi là ngoại lệ. Nhiều nước mới nổi và đang phát triển đã bị gạt ra khỏi các hiệp định này. Nhưng ngay cả một số hiệp định lớn có ý nghĩa chiến lược – như  TTIP cũng có thể trở thành như vậy – các hiệp định này tác động ngày càng nhiều đến thương mại thế giới. Việc thành lập EWG thực chất cũng là vi phạm các quy định của GATT. Có điều không có ai kiểm tra điều này – và cũng từ đó chủ nghĩa đa phương bị tan vỡ. Cuối cùng thì chủ nghĩa song phương hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Trump.  

Vì chủ nghĩa đa phương bảo vệ các nền kinh tế yếu kém hơn?
Đúng thế, Trump luôn muốn thương lượng trực tiếp với các đối tác yếu kém hơn, vì khi đó ông ta có thể áp đặt được các giao dịch của mình. Các cơ chế, thí dụ cơ chế giải quyết các tranh chấp của WTO bảo vệ các nền kinh tế nhỏ bé hơn trước những ưu ái quá lớn này. Điều mà tôi lo lắng là các quy định về kỷ luật ngày càng lỏng  lẻo hơn. Càng có nhiều hiệp định song phương với các đối tác chồng chéo nhau được ký kết thì các quy định càng rối rắm và phức tạp hơn. Nhà kinh tế nổi tiếng Jagdish Bhagwati đã lấy hình ảnh  “bát mỳ -Spaghetti” làm ví dụ. Điều này với các doanh nghiệp và các quốc gia có nghĩa là phải chi phí quá lớn cho bộ máy quan liêu cồng kềnh, đồ sộ và hết sức tốn kém. Hiện tại chưa có dấu hiệu về sự cải thiện của tình hình này, thậm chí có chiều hướng ngược lại.

Rolf J. Langhammer
Langhammer nguyên là phó chủ tịch Viện Kinh tế thế giới ở Kiel (Instituts für Weltwirtschaft in Kiel). Chuyên gia kinh tế này từ lâu đã nghiên cứu sâu về các vấn đề phát triền và thương mại và ông từng là cố vấn cho nhiều tổ chức quốc tế cũng như Bộ Kinh tế liên bang và Bộ Hợp tác kinh tế liên bang Đức.

Xuân Hoài dịch
Nguồn: 
https://www.wiwo.de/politik/europa/handelskonflikt-niemand-gewinnt-einen-handelskrieg-alle-verlieren/22634372.html

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)