Công nghệ dầu sinh học của Việt Nam tại Lào

Sau khi xuất khẩu sang Lào, công nghệ sản xuất dầu sinh học từ hạt trẩu của PGS.TS Hồ Sơn Lâm, thuộc Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng TP.HCM, được công ty Makkao Lào ứng dụng thành công, đạt hiệu quả cao.

Công ty nhiên liệu sinh học Makkao Lào, đã đưa dự án nhà máy dầu sinh học từ hạt trẩu lên công suất 10 tấn/ngày. Thông tin này được ông Bunchăn Xaykenyachôngtua, Phó tổng giám đốc của công ty, cho biết mới đây.

Công nghệ này được PGS.TS Hồ Sơn Lâm, thuộc Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng TP.HCM, chuyển giao cho Công ty gỗ Teak – Luang Prabang (công ty mẹ của Makkao Lào) vào tháng tháng 6/2012. Cùng với đó là quy trình pha chế thành dầu sinh học B5 (5% dầu từ hạt trẩu vào dầu diesel). Giá trị của hợp đồng chuyển giao vào thời điểm đó là 1 tỷ đồng.

Công ty nhiên liệu sinh học Makkao Lào đã mang dầu B5 được chuyển giao từ PGS.TS Lâm đến phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong, Đại học Quốc gia TP.HCM thử nghiệm. Việc thử nghiệm để lấy thông số về khói thải và tiêu hao nhiên liệu để trình Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào xin giấy phép bán thử nghiệm tại Luang Prabang để kiểm tra ảnh hưởng đến động cơ.

Kỹ sư Võ Lê Hoài Phương, cán bộ thử nghiệm cho biết: Ngoài các thông số Nox, HC, CO, độ mờ khói của xăng B5 giảm hơn so với dầu diesel thương phẩm. Điều lạ là dầu B5 của Lào có nhiệt trị cao với diesel.

PGS.TS Lâm đã dành 20 năm nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu sinh học từ nhiều loại cây có dầu khác nhau. Công nghệ của ông ngoài việc lấy dầu, quá trình sản xuất còn chiết xuất các hoạt chất sinh học làm thuốc bảo vệ thực vật, bao bì tự hủy, phân bón…

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)