Công nghệ vũ trụ thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân

Trước kia, vũ trụ là một không gian vô cùng xa vời và không thể vươn tới. Tuy nhiên giờ đây, nhờ các thiết bị bay giá rẻ và các vệ tinh mini, giấc mơ khám phá vũ trụ có thể không còn xa nữa. Ở Mỹ và châu Âu đã xuất hiện hàng loạt Start-up đầu tư vào lĩnh vực này.

Bùng nổ đầu tư

Trong những năm 1960, các chính phủ tốn rất nhiều tiền cho việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo: vào thời kỳ diễn ra chương trình Apollo, chi phí khởi động tên lửa đã lên đến 23.000USD/kg tải trọng (theo thời giá hiện nay, đã trừ yếu tố lạm phát). Những thập niên sau đó, nhờ tiến bộ kỹ thuật, mức giá này có giảm, đến cuối thế kỷ 20 còn khoảng  16.000 USD/kg. Tuy vậy, với đa số các doanh nghiệp, mức giá này vẫn quá cao và họ không thể tham gia vào cuộc đua lên vũ trụ.

Tuy nhiên tình hình này giờ đây thay đổi rất nhanh. Thí dụ, hãng hàng không vũ trụ SpaceX của nhà sáng lâp Elon Musk đang tìm cách sử dụng tên lửa dùng nhiều lần để giảm chi phí chuyên chở đến mức chỉ còn khoảng 200 – 300 USD/1kg. Hiện tại, ở SpaceX, chi phí vận chuyển hàng hoá cho lên quỹ đạo thấp chỉ còn ở mức 2600 USD/kg.

Sự giảm giá này dẫn đến phản ứng dây chuyền: giá vận chuyển giảm, các hãng có thể dễ dàng phóng tiếp vệ tinh nếu có trường hợp bị hỏng. Ngay cả các vệ tinh cũng thay đổi, chúng nhỏ và nhẹ hơn. Và những thay đổi to lớn này làm xuất hiện hàng loạt Start-ups về không gian vũ trụ. Hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp trẻ, phần lớn thuộc các lĩnh vực truyền thông và giám sát trái đất, tham gia vào quá trình thương mại hoá không gian,.

Theo NewSpace Global, đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này đã nêu lên đến 10 tỷ đôla. Một số ví dụ như, hãng Made in Space có ý định sản xuất vệ tinh bằng in 3D trên quỹ đạo. Hay Trung tâm sáng tạo Skolkovo của Nga đã có tới 150 doanh nghiệp trẻ về không gian.

Sự bùng nổ này thu hút cả Google, những người khổng lồ Internet. Cách đây hai năm, tập đoàn này đã mua Skybox Imaging, Start-up chuyên cung cấp ảnh chụp từ không gian có độ phân giải cao, ví dụ, với những tấm hình này người ta có thể theo giõi việc vận chuyển, bốc dỡ container ở các cảng biển. Hiện Google còn liên doanh với SpaceX và O3B, từ đó thực hiện dịch vụ truyền internet thông qua vệ tinh.

Rẻ hơn nhờ các giải pháp công nghệ

Ulrich Walter, nhà cựu du hành vũ trụ đồng thời là giáo sư về công nghệ vũ trụ ở Munchen, Đức, tuy đã có bốn chuyến hạ cánh thành công với tên lửa SpaceX nhưng vẫn tỏ ra nghi ngờ về việc có nên kiểm tra lại và phục hồi tất cả các bộ phận của tên lửa để tái sử dụng hay không. Mặc dù vậy, ông vẫn nhận định rằng lĩnh vực nghiên cứu không gian hiện đang ở trong giai đoạn chuyển đổi vô cùng sôi động. Đặc biệt việc chế tạo vệ tinh có những thay đổi một cách triệt để. Công nghệ mới đã giúp sáng tạo ra những vệ tinh tí hon, có vệ tinh có trọng lượng không tới 10 kg.  Do đó có thể phóng cùng lúc hàng trăm vệ tinh lên vũ trụ. Chúng có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm và quan sát kỹ lưỡng đến từng mảnh ruộng trên hành tinh này.

Cụ thể, các giải pháp mới về động lực thúc đẩy quá trình thu nhỏ vệ tinh. Chỉ nhờ một động cơ đẩy duy nhất đã có thể giữ các vệ tinh trên đường bay của chúng. Tháng ba vừa qua vệ tinh truyền thông Eutelsat 115 West B được phóng đi từ một tên lửa SpaceX. Đặc biệt, đây là vệ tinh đầu tiên trên thế giới có hệ thống động lực hoàn toàn bằng năng lượng điện. Xenon-Ionen, hạt tích điện, được gia tốc trong điện trường và tạo lực đẩy. Năng lượng điện được tạo nên từ những tấm pin năng lượng mặt trời. Công nghệ mới này giúp giảm tỷ trọng của thiết bị đẩy và nhiên liệu so với tổng trọng lượng từ 57% xuống còn 13% “, theo tính toán của ông Walter . Điều này làm giảm đáng kể chi phí phóng tên lửa.

Bản thân các vệ tinh cũng rẻ hơn trước. Các nhà sản xuất có thể thay các thiết bị chuyên dụng đắt tiền bằng những chi tiết máy có chất lượng tương xứng nhưng được sản xuất hàng loạt và có giá rẻ hơn nhiều. Doanh nghiệp Spott dự định phóng lên quỹ đạo hàng trăm vệ tinh để phát xuống trái đất internet băng thông rộng. Từ đó, Spot hi vọng có thể liên lạc với ô tô tự hành, máy kéo, máy gặt đập liên hoàn hoạt động ở những vùng xa xôi, hẻo lánh…

Ngoài Space X, ông chủ của Amazon là Jeff Bezos cũng có ý định tái sử dụng tên lửa Blue-Origin nhiều lần. Ba Start-ups Vector Space, Firefly Space và Rocket Lab đang tìm cách khuấy động thị trường bằng các vệ tinh mini. Đối tác phục vụ của họ là các hãng chỉ có ý định đưa lên vũ trụ dăm ba vệ tinh nhỏ.

 

 

Trung bình, để phóng một vệ tinh lên vũ trụ bằng tên lửa, SpaceX tiêu tốn khoảng 60 triệu USD. Nếu phóng vệ tinh lớn như Arian 5 của châu Âu, mức chi vào khoảng 137 triệu USD.
Trước đây tên lửa chỉ sử dụng một lần có cấu trúc gồm hai phần, tầng dưới và tầng trên. Tầng dưới lao xuống biển, tầng trên sẽ bốc cháy khi rơi vào tầng khí quyển. Nhưng đến nay, SpaceX có thể cho tầng dưới tiếp đất. Trong tương lai doanh nghiệp sẽ xử dụng lại bộ phận này khi đó thì chi phí phóng vệ tinh sẽ giảm đáng kể.

 

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)