Công ty Bùi Văn Ngọ và hành trình đổi mới công nghệ
Sau gần sáu mươi năm hoạt động, từ một xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất máy chế biến nông sản và thiết bị công nghiệp nhẹ, đến nay Bùi văn Ngọ đã trở thành một công ty mà ít có nông dân nào làm ăn lớn ở đồng bằng sông Cửu Long lại không biết đến.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội doanh nhân trẻ TPHCM đã tổ chức một cuộc tọa đàm chủ đề: “Indonesia-thị trường tiềm ẩn”, với diễn giả là Tổng lãnh sự Indonesia tại TPHCM, lãnh đạo Công ty Bùi văn Ngọ và đại diện Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ông Tổng lãnh Sự Dalton Sembiri đã ca ngợi Công ty Bùi Văn Ngọ đã có nhiều thiết bị rất đắc dụng giúp nông dân Indonesia. Ít người biết Công ty Bùi văn Ngọ đã có văn phòng đại diện ở Jakarta và làm ăn khá tốt ở đất nước vạn đảo này. Cũng ít người biết công ty đã đồng hành cùng chương trình “hỗ trợ nông gia” do báo Sài gòn Tiếp Thị và Hội doanh nghiệp HVNCLC tiến hành ở ĐBSCL từ 2007 đến giờ. Nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long thì lại ít có nông dân nào làm ăn lớn mà không biết đến máy móc của Bùi văn Ngọ. Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã đến thăm công ty. Giám đốc công ty Bùi Phong Lưu đã kể với chúng tôi về phát biểu của ông nhân chuyến thăm làm việc này.
Công ty Bùi văn Ngọ (BVN) thành lập đã 58 năm, lúc đầu là một xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất máy chế biến nông sản và thiết bị công nghiệp nhẹ.
Năm 1988, với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng, BVN tập trung sản xuất thiết bị xay xát lúa gạo. Đến nay, có thể nói đã trải qua ba thế hệ về công nghệ. Mới đầu, tiếp nhận các máy công cụ của Liên Xô từ các nhà máy cơ khí phía Bắc chuyển vào, BVN đã đổi mới các thiết bị cắt gọt kim loại và với các thiết bị tự chế tạo, đã tăng năng lực sản xuất cho các thiết bị xay xát phục vụ nhu cầu chế biến lúa gạo trong nước, thay thế dần thiết bị cũ như Yanmar,Satake, Shuller …Từ 1996, BVN bắt đầu xuất khẩu thiết bị sang Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brazil, Argentina. Từ 1998, những nghiên cứu về cải tiến công nghệ của BVN đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáng chế,bằng các giải pháp hữu ích và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được ứng dụng.
Từ năm 2004, chuyển nhà xưởng cơ khí mới về Long An, BVN lại đầu tư các thiết bị CNC thế hệ mới . Quá trình phát triển của Công ty Bùi Văn Ngọ là quá trình liên tục đổi mới công nghệ. Năm 2006, máy Đột Lỗ CNC thế hệ cũ được đầu tư. Năm 2007, máy Cắt Kim Loại Dùng Tia Plasma được đầu tư. Năm 2009, máy Cắt Kim Loại Dùng Tia Laser được đầu tư. Các dòng máy CNC đa dụng và thế hệ mới được đầu tư thay thế các máy CNC cũ. Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sắt thép tăng từ 80% lên 95 – 97%. Tỷ lệ các chi tiết máy không đạt chuẩn từ 5% xuống còn 1‰ (năm phần trăm giảm xuống còn một phần ngàn). Năng suất lao động tăng nhanh, chất lượng chi tiết máy và thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
Có thể nói, đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo/năm thì thiết bị BVN đóng góp việc chế biến trên 70% và hiện cũng xuất khẩu tốt qua thị trường Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh.
Khó khăn của BVN cũng là khó khăn của ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam: thiếu công nghiệp hỗ trợ, thiếu nhân lực và thiếu vốn . Sắp tới chúng tôi sẽ đầu tư cho các khâu đúc, nhiệt luyện, động cơ nổ, máy thủy lực, vật liệu mới; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học & công nghệ, nhất là lĩnh vực cơ khí & kỹ thuật, tự động hóa, chế tạo máy Từ nay đến năm 2020, công ty Bùi Văn Ngọ tập trung nguồn lực cho dự án tại xã Hướng Thọ Phú, Thành Phố Tân An, Long An có quy mô 33ha với mức vốn đầu tư 300 tỷ đồng trong giai đoạn 1. Các mục tiêu được thực hiện sẽ là:(1) chế tạo thiết bị sấy, tồn trữ và xay xát theo công nghệ tiên tiến;(2) sản xuất các chi tiết máy nông nghiệp theo chuẩn quốc tế để phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp; (3) sản xuất thiết bị chế biến nông sản chất lượng cao; (4) đào tạo nghề cho lao động nông thôn và (5) xây dựng mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp.
Cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của công ty (thế hệ quản trị đã là thế hệ thứ hai) chúng tôi mong nhà nước tập trung hơn lực lượng khoa học công nghệ cho hai lãnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Con đường hiện đại hóa VN chính là hiện đại hóa nông nghiệp, tăng hàm lượng khoa học toàn bộ khâu sản xuất , đó cũng là xây dựng thắng lợi nông thôn mới.
Công ty Bùi văn Ngọ (BVN) thành lập đã 58 năm, lúc đầu là một xưởng cơ khí nhỏ, sản xuất máy chế biến nông sản và thiết bị công nghiệp nhẹ.
Năm 1988, với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng, BVN tập trung sản xuất thiết bị xay xát lúa gạo. Đến nay, có thể nói đã trải qua ba thế hệ về công nghệ. Mới đầu, tiếp nhận các máy công cụ của Liên Xô từ các nhà máy cơ khí phía Bắc chuyển vào, BVN đã đổi mới các thiết bị cắt gọt kim loại và với các thiết bị tự chế tạo, đã tăng năng lực sản xuất cho các thiết bị xay xát phục vụ nhu cầu chế biến lúa gạo trong nước, thay thế dần thiết bị cũ như Yanmar,Satake, Shuller …Từ 1996, BVN bắt đầu xuất khẩu thiết bị sang Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brazil, Argentina. Từ 1998, những nghiên cứu về cải tiến công nghệ của BVN đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáng chế,bằng các giải pháp hữu ích và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được ứng dụng.
Từ năm 2004, chuyển nhà xưởng cơ khí mới về Long An, BVN lại đầu tư các thiết bị CNC thế hệ mới . Quá trình phát triển của Công ty Bùi Văn Ngọ là quá trình liên tục đổi mới công nghệ. Năm 2006, máy Đột Lỗ CNC thế hệ cũ được đầu tư. Năm 2007, máy Cắt Kim Loại Dùng Tia Plasma được đầu tư. Năm 2009, máy Cắt Kim Loại Dùng Tia Laser được đầu tư. Các dòng máy CNC đa dụng và thế hệ mới được đầu tư thay thế các máy CNC cũ. Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sắt thép tăng từ 80% lên 95 – 97%. Tỷ lệ các chi tiết máy không đạt chuẩn từ 5% xuống còn 1‰ (năm phần trăm giảm xuống còn một phần ngàn). Năng suất lao động tăng nhanh, chất lượng chi tiết máy và thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
Có thể nói, đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo/năm thì thiết bị BVN đóng góp việc chế biến trên 70% và hiện cũng xuất khẩu tốt qua thị trường Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh.
Khó khăn của BVN cũng là khó khăn của ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam: thiếu công nghiệp hỗ trợ, thiếu nhân lực và thiếu vốn . Sắp tới chúng tôi sẽ đầu tư cho các khâu đúc, nhiệt luyện, động cơ nổ, máy thủy lực, vật liệu mới; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học & công nghệ, nhất là lĩnh vực cơ khí & kỹ thuật, tự động hóa, chế tạo máy Từ nay đến năm 2020, công ty Bùi Văn Ngọ tập trung nguồn lực cho dự án tại xã Hướng Thọ Phú, Thành Phố Tân An, Long An có quy mô 33ha với mức vốn đầu tư 300 tỷ đồng trong giai đoạn 1. Các mục tiêu được thực hiện sẽ là:(1) chế tạo thiết bị sấy, tồn trữ và xay xát theo công nghệ tiên tiến;(2) sản xuất các chi tiết máy nông nghiệp theo chuẩn quốc tế để phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp; (3) sản xuất thiết bị chế biến nông sản chất lượng cao; (4) đào tạo nghề cho lao động nông thôn và (5) xây dựng mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp.
Cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của công ty (thế hệ quản trị đã là thế hệ thứ hai) chúng tôi mong nhà nước tập trung hơn lực lượng khoa học công nghệ cho hai lãnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Con đường hiện đại hóa VN chính là hiện đại hóa nông nghiệp, tăng hàm lượng khoa học toàn bộ khâu sản xuất , đó cũng là xây dựng thắng lợi nông thôn mới.
(Visited 4 times, 1 visits today)