Cuộc cạnh tranh ứng dụng thông minh giúp tìm chỗ đỗ xe

Tìm chỗ đỗ xe luôn là một nỗi ám ảnh, không những gây bực dọc, phiền toái mà còn gây ô nhiễm môi trường và tốn tiền và thời gian. Tuy nhiên tới đây điều này sẽ được giải quyết nhờ vào một ứng dụng cảm biến thông minh.

Bình quân mỗi người Đức mỗi năm mất 41 giờ đồng hồ cho việc tìm chỗ đỗ xe. Khi tìm chỗ đỗ xe phải đi lòng vòng vừa tốn thời gian vừa tốn nhiên liệu và làm tăng khối lượng khí thải độc hại ra môi trường điều này làm người Đức mỗi năm mất một khoản tiền lên tới 40 tỷ Euro. Số liệu lấy từ một công trình nghiên cứu công ty Inrix chuyên cung cấp số liệu về giao thông.

Cảm biến đỗ xe của Start up ParkHere ở Munchen.

Có cần những cách tiếp cận mới để có thể tìm chỗ đỗ xe hiệu quả hơn hay không? Trong thực tế từ lâu các thành phố lớn ở Đức đã có hệ thống chỉ dẫn bãi đỗ xe, chỉ đường cho lái xe đến bãi đỗ thậm chí còn cho lái xe biết còn bao nhiêu chỗ trống. Các thành phố như Hamburg và Köln ở Đức còn đưa cả hệ thống này lên cổng thông tin điện tử của thành phố. Nhờ đó ngay từ khi xuất phát người lái xe đã có thể ước đoán về tình hình bãi đậu xe để trù liệu.

Những người có chỗ trống ở ngõ vào nhà mình cũng có thể thông qua ứng dụng như Ampido để cho người tìm chỗ đậu xe thuê trong khoảng thời gian ngắn nhất định. Ampido – với tư cách nhà môi giới được 30% khoản tiền cho thuê mà người cho thuê đã định giá. Khách sạn, tiệm ăn có bãi đỗ xe riêng có thể thông qua ứng dụng ParkU cho thuê chỗ đỗ xe khi vắng khách. Trên thị trường, Shared Parking cũng đang tham gia giành giật thị phần giữa các start up đối với các bãi đỗ xe không phải là bãi đỗ xe công cộng. Cũng như đối với Carsharing hay Bikesharing (dùng chung xe ô tô hay xe đạp), ý tưởng ở đây là: một vật gì đó không nhất thiết chỉ thuộc về một người. Việc sử dụng Ampido và ParkU có nghĩa, nhiều người cùng chia sẻ một chỗ đỗ xe.

Các nhà cung cấp bãi đỗ xe thông minh sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để tìm những chỗ đỗ xe còn trống. Hãng Bosch dùng các cảm biến siêu âm của nhiều ô tô để những xe này khi chạy trên đường có thể phát hiện các chỗ đỗ xe còn trống ở ven đường và Bosch còn muốn cung cấp giải pháp Smart-Parking cho các nhà chế tạo ô tô. Siemens đang thử một ra-đa giám sát các giải đỗ xe từ trên cao, Siemens coi đây là một phần của chương trình di chuyển mà tập đoàn này muốn giới thiệu với các đô thị. Một số hãng sản xuất ô tô lớn nhất của Đức cũng đang nghiên cứu các công nghệ để có thể giới thiệu các vị trí đỗ xe có hiệu quả cao hơn. Start-up ParkHere hoàn thiện các cảm ứng mặt đất, những cảm ứng này sẽ được để dưới mặt lớp nhựa đường và các cảm ứng sẽ biết có hay không có xe đậu bên trên. Trong tương lai Smart Parking ở các thành phố sẽ ngày càng có vai trò quan trọng hơn, các doanh nghiệp công nghiệp, các nhà chế tạo ô tô, và các Start-ups như ParkHere đều nhất trí về nhận định này.

Từ tháng 4.2011 sân bay Düsseldorf, Đức sử dụng robot để sắp xếp hiệu quả xe của hành khách đi máy bay gửi trong nhà để xe. Xe ô tô được đưa vào chỗ để xe tựa như một gara. Hành khách sau khi nạp dữ liệu bay cần thiết vào một màn hình cảm ứng có thể yên tâm vào nhà ga, mọi công việc khác sẽ do robot đảm nhiệm – do đó tránh cho hành khách không phải mất công tìm chỗ để xe nhất là khi sắp đến giờ bay.

Một số doanh nghiệp công nghiệp lớn cũng như các nhà chế tạo ô tô có xu hướng áp dụng công nghệ để tìm các giải pháp cho Shared-Parking, đây cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh dành thị phần về Smart-Parking khá quyết liệt. Bosch dùng Cloud để tìm vị trí đỗ xe ở trong các thành phố được hiệu quả và dễ dàng hơn: ô tô khi tham gia lưu thông nhờ có các cảm biến siêu âm sẽ nhận biết được những chỗ đỗ xe còn trống bên vệ đường. Hiện các cảm biến này đã được lắp sẵn trong các xe đời mới: dữ liệu của các cảm biến đỗ xe  không những giúp đỗ xe chính xác tới từng xăngtimét, mà còn phát hiện các chỗ đỗ xe còn trống ở lề đường. Các thông tin này được tải về Cloud, các dữ liệu này sẽ được xử lý và dành cho tất cả các xe tham gia giao thông. Lái xe có thể thống qua hệ thống định vị đánh xe đến đúng vị trí còn trống đó. Ngay trong năm nay dịch vụ này của hang Bosch có thể được áp dụng đối với một số xe được chọn lọc.

Hãng Siemens cũng dùng Cloud để đưa các dữ liệu về các chỗ đỗ xe còn trống cho người có nhu cầu. Siemens không dựa vào thông tin của các xe chạy trên đường để thu thập dữ liệu về các vị trí đỗ xe còn trống mà dùng rada. Có thể lắp thiết bị này vào các cây cột điện đã có sẵn và từ đó giám sát tình hình về chỗ đỗ xe ven đường. Thông qua thuật toán ra đa sẽ xác định được vị trí nào đã có ô tô đỗ, vị trí nào còn trống.

Cả hai phương án của Bosch và Siemens đều có ưu điểm và nhược điểm và sẽ được tiếp tục hoàn thiện trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi.

Một Start-up Đức dám đọ sức với các ông lớn trong ngành công nghiệp và công nghiệp ô tô  như Siemens, Audi, BMW và Bosch, thậm chí sản phẩm mới của Start-Up này lại có phần nổi trội hơn, ít ra thì đây cũng là tự đánh giá của giám đốc điều hành Felix Harteneck. Ông ta năm 2015 đồng sáng lập  Start-up ParkHere. ParkHere vốn là một bộ phận thuộc TU München và phát triển cảm biến để trong những tuyến đường giao thông với nhiệm vụ xác định chỗ có cảm biến hiện có xe đỗ hay không. Các tín hiệu này sẽ được truyền qua vô tuyến đến trạm cơ sở gần đó. Và từ đây cũng như tại Siemens hay Bosch tín hiệu sẽ chuyển vào Cloud. Người lái xe thông qua app để biết chỗ đỗ xe nào còn trống.

Loại cảm biến của doanh nghiệp München theo Harteneck là loại có một không hai ở châu Âu. Vì nó giải quyết được một vấn đề mà các loại cảm biến khác đang bị bế tắc: Các loại cảm biến này phải nạp điện và phải bảo dưỡng điều này vừa tốn kém vừa tạo ra rác thải. Trong khi đó  ParkHere tự tích năng lượng. Khi một xe ô tô chạy trên cảm biến này hình thành các tinh thể trong cảm biến do áp lực và độ rung của ô tô từ đó tạo ra năng lượng  – điều này goi là hiệu ứng Piezo.

Hiện tai  Smart Parking chưa phải là một biện pháp để thực hiện ngay: “Hiện tại người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các công nghệ khác nhau và nhìn chung các công nghệ này còn quá đắt đỏ khó có thành phố nào có thể kham nổi về tài chính để có thể cải thiện tình hình đỗ xe dù chỉ trong trung tâm thành phố. Cho đến nay chỉ mới có thành phố San Francisco đã lắp đặt  8200 cảm ứng dưới mặt đường để quản lý các bãi đỗ xe  hiệu quả hơn. Bãi đỗ xe thông minh có thể đi vào hoạt động khi hệ thống giá được bố trí năng động: khi các bãi đỗ xe có gắn cảm biến kín chỗ thì  nâng giá – khi còn nhiều chỗ trống thì tự động hạ giá hoặc hoàn toàn miễn phí. Thông qua Internet người điều khiển xe ô tô có thể biết mức giá hiện hành trên cơ sở đó người lái có thể xem xét vào đỗ hay xử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Cho đến nay mới có thành phố  San Francisco và vài thành phố nữa áp dụng hình thức này tuy nhiên điều này có thể sớm thay đổi: Năm 2014 doanh thu bằng giải pháp Smart-Parking ở Bắc Mỹ và châu Âu đạt trên 7 tỷ US đôla. Năm 2025 hãng tư vấn Frost & Sullivan dự báo doanh thu có thể tăng trên 43 tỷ US-đôla. Thị trường tăng nhanh tác động tới đối thủ cạnh tranh  Harteneck và Start-up của ông. Rất có thể sự tăng trưởng nhanh chóng cũng như tác động tích cực tới môi trường, điều đang diễn ra ở San Francisco sẽ lan tỏa sang các thành phố lớn của Đức cũng như các nơi khác.

Hoài Trang dịch

Nguồn: https://www.wiwo.de/technologie/mobilitaet/smart-parking-wie-apps-und-sensoren-bei-der-parkplatzsuche-helfen/22604550.html

Tác giả

(Visited 18 times, 1 visits today)