Cuộc đua đo lường cảm xúc
Làm thế nào để nhận biết những sinh viên đang ngồi trong lớp nhưng hồn lại lạc mất đi đâu? Điều khó khăn này sắp được giải mã khi công ty Stoneware thuộc Lenov tung ra phần mềm quản lý lớp học vào tháng 9/2015.
Stoneware tích hợp công nghệ phân tích cảm xúc vào trong phần mềm của mình để theo dõi mức độ một sinh viên/học sinh chăm chú vào bài giảng đến mức nào. Theo Stoneware, đến cuối năm 2015, sẽ có khoảng 1.000 trường học ở Mỹ và Canada sử dụng công nghệ này.
Tờ BusinessWeek dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Cron Consulting cho hay, trên thị trường hiện có khoảng hơn chục công ty phát triển các phần mềm hay ứng dụng tương tự, trong đó dẫn đầu là hai công ty Mỹ – Emotient, một startup ở San Diego, California, và Affectiva ở Waltham, Massachusetts.
Còn Bloomberg cũng dẫn tin từ dự đoán của Crone Consulting rằng, thị trường cho các sản phẩm phần mềm và ứng dụng phân tích cảm xúc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Trước mắt, trong năm nay, giá trị sẽ chỉ xấp xỉ 20 triệu USD, nhưng đến năm sau, con số này sẽ lên đến 100 triệu USD, và năm năm sau thì đạt quy mô 10 tỉ USD.
Ứng dụng của các phần mềm nhận diện cảm xúc chỉ bằng quan sát mà không cần phải đặt câu hỏi rất đa dạng: đo lường, đánh giá phản ứng của người tiêu dùng khi xem các mẫu quảng cáo; dùng trên xe hơi để báo động khi nào tài xế có dấu hiệu mất tập trung… Các phần mềm này đều dựa trên việc xử lý các video được ghi trực tiếp, hay ghi lại về các biểu lộ khuôn mặt con người. Chẳng hạn, phần mềm của Affectiva tập trung ghi nhận các điểm trên một khuôn mặt như khóe mắt hay chân mày. Các nhà lập trình của Affectiva sử dụng các thuật toán dò tìm các kết cấu đa dạng trên khuôn mặt người khi cười lớn, cười duyên hay nhíu mày… Công ty này có một cơ sở dữ liệu lên đến 3,2 triệu video về khuôn mặt. Phần mềm của họ xử lý các video và cho ra các báo cáo về các trạng thái cảm xúc khác nhau của người dùng, từ vui vẻ đến buồn chán, từ ngạc nhiên đến dửng dưng, với độ chính xác từ 90% trở lên đối với một số cảm xúc.
Một tay chơi khác là Beyond Verbal, mới hình thành từ ba năm trước ở Tel Aviv, Israel, cũng có một kho dữ liệu lớn lên đến 1,5 triệu giọng nói. Công ty này chuyên phân tích ngữ điệu để xác định hơn 300 trạng thái khác nhau trong hơn 40 ngôn ngữ, với độ chính xác là 80%. Tuy nhiên các chuyên gia cũng nghi ngờ về những tuyên bố trên và cho rằng cần phải chứng minh hiệu quả sau một thời gian nữa, và phải nghiên cứu thêm.
Việc phân tích cảm xúc khuôn mặt đã xuất hiện từ thập niên 1970. Một nhà tâm lý học tên là Paul Ekman đã có hẳn một công trình nghiên cứu về vấn đề này. Hiện ông và các đồng sự cũng đang phát triển phương pháp đo lường các chuyển động trên khuôn mặt. Hệ thống của ông được Emotient sử dụng và bản thân Ekman được mời vào ban cố vấn. Ông cho hay việc sử dụng công nghệ nhận diện cảm xúc có thể sẽ vi phạm vào quyền riêng tư của con người và đã lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, ông còn dọa rút khỏi vị trí trong ban cố vấn khiến cho Emotient phải quan tâm hơn tới yêu cầu của ông.
Một ông lớn khác là Microsoft thì đã phát triển các ứng dụng theo dõi cảm xúc thông qua một cảm ứng qua da trên một dải băng và một thiết bị đo nhịp tim. Khi người dùng gặp stress, thiết bị sẽ báo động và đưa ra lời khuyên làm thế nào để đối phó với cơn stress đó. Một nhóm nghiên cứu khác của Microsoft lại phát triển các ứng dụng nhận biết sự thay đổi của cảm xúc thông qua sự thay đổi màu sắc. Khi đó, nếu một người gặp chuyện buồn, tâm trạng chán chường hay stress thì bạn bè có thể nhận biết để động viên và chia sẻ.
Tờ BusinessWeek dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Cron Consulting cho hay, trên thị trường hiện có khoảng hơn chục công ty phát triển các phần mềm hay ứng dụng tương tự, trong đó dẫn đầu là hai công ty Mỹ – Emotient, một startup ở San Diego, California, và Affectiva ở Waltham, Massachusetts.
Còn Bloomberg cũng dẫn tin từ dự đoán của Crone Consulting rằng, thị trường cho các sản phẩm phần mềm và ứng dụng phân tích cảm xúc sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Trước mắt, trong năm nay, giá trị sẽ chỉ xấp xỉ 20 triệu USD, nhưng đến năm sau, con số này sẽ lên đến 100 triệu USD, và năm năm sau thì đạt quy mô 10 tỉ USD.
Ứng dụng của các phần mềm nhận diện cảm xúc chỉ bằng quan sát mà không cần phải đặt câu hỏi rất đa dạng: đo lường, đánh giá phản ứng của người tiêu dùng khi xem các mẫu quảng cáo; dùng trên xe hơi để báo động khi nào tài xế có dấu hiệu mất tập trung… Các phần mềm này đều dựa trên việc xử lý các video được ghi trực tiếp, hay ghi lại về các biểu lộ khuôn mặt con người. Chẳng hạn, phần mềm của Affectiva tập trung ghi nhận các điểm trên một khuôn mặt như khóe mắt hay chân mày. Các nhà lập trình của Affectiva sử dụng các thuật toán dò tìm các kết cấu đa dạng trên khuôn mặt người khi cười lớn, cười duyên hay nhíu mày… Công ty này có một cơ sở dữ liệu lên đến 3,2 triệu video về khuôn mặt. Phần mềm của họ xử lý các video và cho ra các báo cáo về các trạng thái cảm xúc khác nhau của người dùng, từ vui vẻ đến buồn chán, từ ngạc nhiên đến dửng dưng, với độ chính xác từ 90% trở lên đối với một số cảm xúc.
Một tay chơi khác là Beyond Verbal, mới hình thành từ ba năm trước ở Tel Aviv, Israel, cũng có một kho dữ liệu lớn lên đến 1,5 triệu giọng nói. Công ty này chuyên phân tích ngữ điệu để xác định hơn 300 trạng thái khác nhau trong hơn 40 ngôn ngữ, với độ chính xác là 80%. Tuy nhiên các chuyên gia cũng nghi ngờ về những tuyên bố trên và cho rằng cần phải chứng minh hiệu quả sau một thời gian nữa, và phải nghiên cứu thêm.
Việc phân tích cảm xúc khuôn mặt đã xuất hiện từ thập niên 1970. Một nhà tâm lý học tên là Paul Ekman đã có hẳn một công trình nghiên cứu về vấn đề này. Hiện ông và các đồng sự cũng đang phát triển phương pháp đo lường các chuyển động trên khuôn mặt. Hệ thống của ông được Emotient sử dụng và bản thân Ekman được mời vào ban cố vấn. Ông cho hay việc sử dụng công nghệ nhận diện cảm xúc có thể sẽ vi phạm vào quyền riêng tư của con người và đã lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, ông còn dọa rút khỏi vị trí trong ban cố vấn khiến cho Emotient phải quan tâm hơn tới yêu cầu của ông.
Một ông lớn khác là Microsoft thì đã phát triển các ứng dụng theo dõi cảm xúc thông qua một cảm ứng qua da trên một dải băng và một thiết bị đo nhịp tim. Khi người dùng gặp stress, thiết bị sẽ báo động và đưa ra lời khuyên làm thế nào để đối phó với cơn stress đó. Một nhóm nghiên cứu khác của Microsoft lại phát triển các ứng dụng nhận biết sự thay đổi của cảm xúc thông qua sự thay đổi màu sắc. Khi đó, nếu một người gặp chuyện buồn, tâm trạng chán chường hay stress thì bạn bè có thể nhận biết để động viên và chia sẻ.
(Visited 1 times, 1 visits today)