Đài Loan và cách tiếp cận “từ dưới lên” trong thảm họa

Đài Loan là nơi thường xuyên chịu những hiểm họa tự nhiên như bão, động đất, sạt lở…Mỗi năm, đất nước này hứng chịu trung bình 3-4 cơn bão và dưới ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, tình trạng này sẽ nặng nề hơn nữa.


Đội tình nguyên do người dân lập ra tên là Tzu Chi chuyên cung cấp sơ cứu hậu thảm họa

Cơn bão Nali năm 2001 đã gây thiệt hại do lũ lụt và tổn thất tài chính nghiêm trọng. Ngoài ra, dòng chảy các mảnh vụn trở thành một mối nguy hiểm thực sự vì sự rung chuyển rất lớn của trận động đất Jiji (còn có tên khác là 921, 7,3 độ richter) kèm theo lượng mưa lớn. Tuy nhiên, sự cứu trợ của chính phủ có thể bị trì hoãn hoặc bị ảnh hưởng do loại thảm họa, sức ảnh hưởng và các đặc điểm địa lý của khu vực. Cộng đồng, do đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý ở giai đoạn đầu của một thảm họa thảm khốc.

Từ nửa thế kỉ trước, sau Thế chiến thứ hai, Cơ quan phòng cháy chữa cháy quốc gia Đài Loan (NFA) đã có xu hướng tuyển tình nguyện viên từ người dân để ứng phó với những tình huống khẩn cấp do thiếu nhân lực. Vào năm 1998, những “tình nguyện viên cứu hỏa” này đã có chức danh chính thức trong đội. Tiếp nối thành công đó, NFA còn thành lập Đội Phượng Hoàng có nhiệm vụ hỗ trợ y tế khẩn cấp và Đội Phụ nữ Tuyên truyền An toàn Cháy nổ nhằm mục đích phòng ngừa các đám cháy vào năm 1999. Theo đó, bất kì người dân nào cũng có thể tham gia hoạt động này miễn là họ hoàn thành một khóa huấn luyện bắt buộc. Sau trận động đất Jiji, NFA càng tập trung vào cải thiện khả năng chuẩn bị và ứng phó của cộng đồng trước thảm họa bằng cách thành lập Đội Cứu hộ Khu phố (NRT). Khác với những nhóm tình nguyện trước đó của NFA, những thành viên tham ra NRT thực sự cảm thấy nhu cầu thiết yếu của việc phải được trang bị kiến thức để đối diện với hiểm họa xảy đến cộng đồng của họ. Mục đích của NRT là làm sao để cộng đồng có thể tự lo liệu khi chưa có đội cứu hộ nào đến kịp sau một thảm họa lớn.

Ngoài các đội tình nguyện được thành lập từ chính phủ, bản thân nhiều khu vực Đài Loan cũng có những nhóm tự phát hỗ trợ người dân trước thảm họa. Ví dụ, các cư dân của làng Feng-Qiu, Nam Đầu đã cảnh báo những người sống ở khu vực hạ lưu ngay trước khi hiện tượng lở đất tràn vào và sau đó hỗ trợ người bị nạn di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Cộng đồng Chang-Cing, Đài Bắc cũng đã tích cực tổ chức các cư dân của mình để tuần tra khu vực, phòng chống thiên tai và chuẩn bị cho các nỗ lực ứng phó khẩn cấp từ năm 1998. Tại làng Long-An và cộng đồng Wu-Gong của huyện Nam Đầu, sự tham gia của người dân vào công cuộc ứng phó đầu tiên sau trận động đất Jiji không chỉ làm giảm thiệt hại về tài sản và cuộc sống mà còn giúp cộng đồng phục hồi nhanh chóng. hiệu ứng thảm họa.

Có những điểm tương đồng trong các cộng đồng trên. Một là các cư dân tích cực hình thành các nhóm để hỗ trợ các khu phố của họ ngay lập tức sau những thảm họa lớn. Thứ hai, những cộng đồng này chưa bao giờ có sự tài trợ của chính phủ cho việc huấn luyện ứng phó khẩn cấp trước đây. Thứ ba, cư dân của các cộng đồng này thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng để tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa họ.

Sau những thảm họa liên tiếp xảy ra với thiệt hại nặng nề, Đài Loan đã đưa những hoạt động trên thành một chương trình có quy mô trên cả nước và được thực hiện bài bản gọi là Quản lý Thiên tai Tích hợp dựa vào cộng đồng (ICBDM), năm 2001. Làng Shang-An, Nam Đầu là một trong những nơi thí điểm. Theo đó, những người tham gia không giới hạn ở đội cứu hỏa, tình nguyện viên, những người đứng đầu các cộng đồng dân cư mà còn có cả các chuyên gia và nhà khoa học nghiên cứu về thảm họa (tuy nhiên, người dân địa phương vẫn là những người trực tiếp lãnh đạo và triển khai dự án). Những người dân hứng thú với chương trình này sẽ được tham gia thảo luận về lịch sử thảm họa diễn ra ở địa phương; xác định khả năng tổn thương của cư dân và các khu vực, cụ thể là khoanh vùng nguy hiểm, đánh dấu những tòa nhà, công trình dễ bị ảnh hưởng; đánh giá những vấn đề sẽ gặp phải và đưa ra các giải pháp rồi từ đó tự phát triển khung và chiến lược hành động để có thể chuyển giao và hướng dẫn những nhóm cứu trợ cộng đồng sau này. Họ cũng được đào tạo và thực hành những kĩ năng ứng cứu khẩn cấp trên thực tế.

Hạnh Duyên tổng hợp

Nguồn:  https://link.springer.com/article/10.1007/s11069-005-4669-5

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)