Hạt “lạ” chưa từng được quan sát trước đây tại CERN

Lần đầu tiên, dự án Large Hadron Collider Beauty (LHCb) đã quan sát được một hạt “lạ” được tạo thành từ bốn hạt quark duyên (charm quark).

Nhóm hợp tác LHCb đã quan sát được một dạng hạt mới gồm bốn hạt quark chưa từng được quan sát trước đây. Khám phá này, được trình bày tại một seminar tại CERN và được miêu tả trong một bài báo mang tên “Observation of structure in the J/ψ-pair mass spectrum” mới được đưa lên arXiv, có lẽ là một dạng hạt đầu tiên của các hạt chưa từng được các nhà vật lý phát hiện trước đây.

Phát hiện này sẽ giúp các nhà vật lý hiểu sâu hơn về các hạt quark, một dạng hạt cơ bản vốn là khối cấu thành mang tính nền tảng của mọi loại vật chất. Các hạt quark hợp lại cùng nhau để hình thành các hạt phức hợp mà chúng ta biết như các hadron, vốn bao gồm các proton và neutron. Phát hiện mới mang tính đột phá này có thể giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về các cách kết hợp, trong đó các hạt quark liên kết với chính mình để hình thành các hạt.

Các hạt quark kết hợp lại trong các nhóm gồm nhóm hai hoặc ba quark để hình thành các hadron. Trong nhiều thập kỷ, các nhà lý thuyết đã dự đoán sự tồn tại của các hardon gồm bốn hạt quark và năm hạt quark và thi thoảng đề cập đến nó dưới cái tên như các tetraquark và pentaquark. Trong những năm gần đây, các thực nghiệm bao gồm LHCb đã xác nhận sự tồn tại của nhiều hadron “lạ”.

Các hạt được tạo thành từ những kết hợp bất thường của các hạt quark này là một “phòng thí nghiệm” lý tưởng để nghiên cứu sâu hơn về một trong số bốn lực cơ bản của tự nhiên, lực tương tác mạnh liên kết các proton, neutron và hạt nhân nguyê tử tạo nên vật chất. Những hiểu biết một cách chi  tiết về lực tương tác mạnh cũng là điều thiết yếu để xác định xem liệu các quá trình mới chưa được biết đến có là một dấu hiệu của một dạng vật lý mới hay chỉ là vật lý Mô hình chuẩn.

“Các hạt được tạo thành từ bốn hạt quark là hạt ‘lạ’ và là thứ hạt mà chúng tôi mới khám phá ra là hạt đầu tiên có thành phần từ bốn hạt quark nặng và cùng một dạng, cụ thể là hai hạt quark duyên và hai hạt phản quark duyên”, người phát ngôn của Nhóm hợp tác LHCb Giovanni Passaleva, cho biết. “Cho đến bây giờ, LHCb và các thực nghiệm khác mới chỉ quan sát được các tetraquark với hai quark nặng tại phần lớn các trường hợp và không có trường hợp nào có hơn hai hạt quark cùng loại”.

Cũng là người phát ngôn của LHCb, Chris Parkes từ trường đại học Manchester nói: “Nhóm hợp tác bao gồm hơn 1400 thành viên từ 19 quốc gia, một cộng đồng làm việc cùng nhau để đat được các mục tiêu khoa học lớn, trong đó, trường đại học Manchester và 10 viện nghiên cứu khác của anh đóng vai trò dẫn dắt.

Khám phá này đã mở ra một chương mới đầy thú vị trong cuốn sách khoa học về vật lý hạt, nó cho phép chúng ta nghiên cứu lý thuyết về các hạt vật chất trong một trường hợp khác biệt. Hạt này là một trường hợp khác biệt – đó là một hardon ‘lạ’, bao gồm bốn hạt quark chứ không phải hai hoặc ba hạt vật chất thông thường, và là dạng đầu tiên chứa quark nặng.

Nghiên cứu về một hệ khác biệt cho phép các nhà vật lý kiểm tra một cách cẩn thận các lý thuyết. Thông qua nghiên cứu về các hạt này, chúng ta sẽ khám phá ra những hạt mới nữa trong lớp này ở tương lai, chúng ta sẽ kiểm tra lý thuyết về việc các hạt quark kết hợp có thể chi phối các hạt proton và neutron như thế nào”.

Nhóm nghiên cứu LHCb đã tìm thấy hạt tetraquark mới bằng việc dùng kỹ thuật ‘săn’ hạt trong tìm kiếm  phần dư trong các sự kiện va chạm  trên cái nền của các sự kiện được tạo ra. Việc sàng lọc thông tin thông qua đầy đủ các bộ dữ liệu của LHCb từ những lần vận hành đợt thứ nhất và thứ hai của LHC, vốn từ những năm 2009 – 2013 và 2015 – 2018, các nhà nghiên cứu đã dò được một va chạm trong sự phân bố khối lượng của các hạt, vốn thường gồm một quark duyên và một phản quark duyên.

Va chạm này có một ý nghĩa quan trọng về thống kê trong số hơn năm tiêu chuẩn về sai lệch, điểm ngưỡng thông thường cho việc tuyên bố phát hiện ra hạt mới và tương ứng với khối lượng các hạt được tạo thành từ bốn quark duyên đã được dự đoán trước đó về lý thuyết.

Như những khám phá tetraquark trước đây, vẫn còn chưa rõ là liệu hạt mới có là “một tetraquark thực sự” hay không, vốn được miêu tả là một hệ gồm quark liên kết chặt chẽ với nhau, hay chỉ là hai cặp gồm hai hạt liên kết yếu trong một cấu trúc giống phân tử. Trong mỗi trường hợp, hạt mới cũng sẽ giúp các nhà lý thuyết kiểm tra được các mô hình điện động lực học lượng tử, lý thuyết về tương tác mạnh.

Thanh Phương dịch

Nguồnhttps://phys.org/news/2020-07-exotic-particle-cern.html

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)