Hỗ trợ hạ tầng truy cập mở và khoa học mở sống còn

Liên minh Bền vững Toàn cầu các Dịch vụ Khoa học Mở - SCOSS (Global Sustainability Coalition for Open Science Services) đã giúp gọi vốn cho sáu nền tảng truy cập mở và khoa học mở, gọi được hơn 2, 8 triệu Euro chỉ trong vòng ba năm.

Các hạ tầng truy cập mở và khoa học mở đã phát triển về cả số lượng và sử dụng nhưng vấp phả một vấn đề là sự thiếu bền vững về tài chính. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều cơ sở hạ tầng gặp rủi ro hoặc phải giảm quy mô hoạt động. Do đó, ai cũng hiểu rằng các hạ tầng truy cập mở và khoa học mở công cộng phi thương mại đang đứng trước vấn đề sống còn, và cần thiết nỗ lực do cộng đồng hợp tác dẫn dắt để duy trì và đảm bảo tương lai.

SPARC Europe đã đáp lại nhu cầu này bằng việc mời các lãnh đạo khoa học mở đại diện cho các khu vực từ khắp trên thế giới như EIFL, Hiệp hội các trường đại học châu Phi (AAU), Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu (ARL), Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu Canada (CARL), Hội đồng các Thủ thư Đại học Úc (CAUL), Thư viện Quốc gia Qatar, LIBER, Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Pháp và REDALYC để tạo thành Liên minh Bền vững Toàn cầu cho các Dịch vụ Khoa học Mở (SCOSS). Liên minh đã được khởi xướng ba năm trước, vào năm 2017, và cung cấp khung chia sẻ chi phí phối hợp xúc tác cho cộng đồng để hỗ trợ hạ tầng mở phi thương mại mà nó dựa vào đó.

Mỗi năm, SCOSS mời các hạ tầng truy cập mở và khoa học mở phi thương mại đề xuất cấp vốn do SCOSS điều phối. Ban lãnh đạo SCOSS đánh giá các ứng viên dựa vào các tiêu chí bao gồm giá trị đối với các cộng đồng như các nhà cấp vốn, các trường đại học, các thư viện, các tác giả, các nhà quản lý nghiên cứu và các kho. Các cấu trúc điều hành, các chi phí, các biện pháp bền vững, và các kế hoạch tương lai của các ứng viên cũng được đánh giá. Sau đánh giá, SCOSS đề xuất các hạ tầng được lựa chọn tới cộng đồng truy cập mở và khoa học mở rộng lớn hơn với lời mời giúp cấp vốn cho họ qua một giai đoạn 3 năm, cho tới khi họ đáp ứng được các mục tiêu gây vốn của họ. Từng hạ tầng xử lý sự điều phối các nguồn vốn thực tế.

Thành công trong giai đoạn thí điểm

SCOSS đã khởi xướng chu kỳ cấp vốn thí điểm vào cuối năm 2017, đề xuất hỗ trợ cho Thư mục các Tạp chí Truy cập Mở – DOAJ (Directory of Open Access Journals), một thư mục trên trực tuyến do cộng đồng giám tuyển mà đánh chỉ mục và cung cấp truy cập tới các tạp chí chất lượng cao, truy cập mở, được rà soát lại ngang hàng, và Sherpa Romeo, một cơ sở dữ liệu các chính sách của các nhà xuất bản về bản quyền và tự lưu trữ. Thí điểm đã chứng minh là thành công: DOAJ đã đáp ứng được mục tiêu gọi vốn 1.370.000 Euro trước thời hạn vào quý IV năm 2020, với sự tài trợ từ 216 cơ sở ở 19 quốc gia. Việc gây vốn của Sherpa Romeo vẫn tiếp tục.

Vào tháng 12/2019 SCOSS đã khởi xướng chiến dịch gây vốn thứ hai cho thêm 4 hạ tầng truy cập mở và khoa học mở, chúng hiện vẫn đang tìm kiếm sự hỗ trợ:

• Thư mục Sách Truy cập Mở – DOAB (Directory of Open Access Books), một thư mục kỹ thuật số các cuốn sách truy cập mở được rà soát lại ngang hàng và các nhà xuất bản sách truy cập mở, và Xuất bản Truy cập Mở trong các Mạng châu Âu – OAPEN (Open Access Publishing in European Networks), một kho các cuốn sách học thuật truy cập được tự do không mất tiền đang tăng trưởng.

• Dự án Tri thức Công cộng – PKP (Public Knowledge Project), một sáng kiến nghiên cứu và phát triển của đại học chuyên thúc đẩy chất lượng và tầm với của xuất bản học thuật thông qua nghiên cứu, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, và phát triển các phần mềm tự do nguồn mở bao gồm cả các Hệ thống Tạp chí Mở – OJS (Open Journal Systems), Xuất bản sách Chuyên khảo Mở – OMP (Open Monograph Press), và các Hệ thống Chưa được rà soát lại ngang hàng Mở – OPS (Open Preprint Systems).

• OpenCitations, một tổ chức hạ tầng học thuật cung cấp các dữ liệu thư mục và trích dẫn mở cơ bản để thúc đẩy khám phá. 

Lê Trung Nghĩa dịch

Nguồnhttps://www.eifl.net/blogs/help-support-vital-oa-and-os-infrastructureshttps://scoss.org/

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)