In 3D – tương lai của sản xuất bền vững
Tuy công nghệ in 3D chưa phát triển để có thể thay thế cả một quy trình sản xuất hoàn chỉnh nhưng trong hình thái non trẻ hiện nay, nó cũng đã giúp cắt giảm chi phí và công sức làm nguyên mẫu sản phẩm, cắt giảm lượng phế phẩm và khí thải do vận chuyển mang lại, từ đó hướng các doanh nghiệp đến những cách thức sản xuất bền vững hơn.
Tương tự như vậy, hãng Ford cũng đang tận dụng những lợi ích của công nghệ in 3D trong việc làm mô hình mẫu. Công ty cho biết họ rất coi trọng tính bền vững trong thiết kế. Sử dụng công nghệ này, họ đã giảm thời gian và chi phí sản xuất các thiết kế động cơ, chi tiết, phụ kiện xuống rất nhiều.
Cho đến nay, quy trình sản xuất và thiết kế thường rất rườm rà, gây ra lượng khí thải và phế liệu lớn. Để giảm chi phí, nhà sản xuất thường sử dụng nguồn nhân lực tại các nước nghèo để lắp ráp linh kiện tạo ra mô hình mẫu, sau đó mới chuyển về nước mình để tiếp tục thiết kế. Cách này rất không bền vững bởi không chỉ tốn thời gian mà còn gây tác hại lớn tới môi trường do lượng khí thải ra trong quá trình vận chuyển. Công nghệ thiết kế kỹ thuật số và in 3D giúp các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm tại chỗ, giảm thiểu những tổn thất này.
Hiện nay khoảng 20% sản phẩm in 3D đã thành sản phẩm cuối cùng chứ không chỉ là mô hình mẫu. Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển trên thế giới. Không chỉ được áp dụng trong sản xuất mô hình mẫu, hiện nay một số công ty như Organova của Mỹ đã bắt đầu sử dụng công nghệ in sinh học (bioprinting) để tạo ra mô người. Người ta hi vọng rằng trong tương lai gần, các nội tạng, mô và xương người được tạo ra nhờ công nghệ in 3D sẽ đem lại một bước đột phá cho y học.
Khánh Minh lược dịch
Nguồn: http://www.theguardian.com/sustainable-business/3d-printing-blueprint-future-sustainable-design-production