Lập bản đồ mối quan hệ của các nhà khoa học trong dự án Manhattan

Dự án Manhattan là một chương trình tối mật để phát triển những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai. Nghiên cứu được che dấu và gây tranh cãi này đã thu hút nhiều nhà khoa học tài năng và danh tiếng, bao gồm giáo hoàng Enrico Fermi, J. Robert Oppenheimer.

Milán Janosov, người sáng lập Geospatial Data Consulting và là nhà khoa học dữ liệu chính tại Baoba, gần đây có lập bản đồ các mối quan hệ giữa các nhà khoa học tham gia dự án Manhattan bằng việc sử dụng các phương pháp được bắt rễ từ khoa học mạng lưới. Mạng lưới hay khoa học dữ liệu là một lĩnh vực nghiên cứu khám phá các kết nối đầy phức tạp giữa con người trong một nhóm hoặc giữa các bên cá nhân của các hệ được nối mạng. Công trình đang được xuất bản ở dạng tiền ấn phẩm trên arXiv.

“Tôi đã nghiên cứu các mạng lưới xã hội và lập bản đồ những bộ dữ liệu dị thường để khám phá những kết nối ẩn dấu”, Janosov nói. “Trong cuộc hành trình này, tôi cũng lập bản đồ mạng lưới ẩn dấu của các nhà khoa học, bao gồm mạng lưới các nhà khoa học đoạt giải Nobel trong một dự án khác được công bố vào đầu năm nay. Vì vậy, tôi đã có một lịch sử bản đồ mạng lưới các nhà khoa học. Sau khi xem bộ phim về Oppenheimer, tôi quyết định gỡ rối mối quan hệ này và các kết nối xã hội bên trong dự án Manhattan, vốn là những hợp tác khoa học lớn nhất, có tác động nhiều nhất trong lịch sử loài người”.

Việc trình chiếu bộ phim Oppenheimer trong tháng bảy vừa qua đã khơi dậy mối quan tâm đáng kể của xã hội về dự án Manhattan và những nỗ lực nghiên cứu bền vững dẫn đến sự phát triển của bom nguyên tử. Điều này đã truyền cảm hứng cho Janosov, một nhà khoa học mạng lưới được đào tạo với một nền tảng kiến thức vật lý để khám phá chủ đề này trong nghiên cứu của mình.

“Một cách làm dễ thực hành và dễ chấp nhận về mặt truyền thống để xây dựng những mạng lưới của các nhà khoa học là dựa vào các công bố được chia sẻ”, Janosov giải thích. “Tuy nhiên, ngay cả ngày nay thì một số thứ khoa học trong dự án Manhattan vẫn còn trong bí mật, vì vậy hướng đi này có thể làm biến dạng bức tranh tổng thể. Vì vậy tôi quyết định loại cách phân lọi này và dựa vào dữ liệu riêng từ nền tảng thông tin công khai cho bậc nhất hiện nay – Wikipedia”.

Để lập bản đồ các mối quan hệ giữa các nhà khoa học khác nhau tham gia dự án Manhattan, Janosov đầu tiên thu thập từng trang Wikipedia về các giải Nobel và đưa nó vào một bộ dữ liệu. Thông thường, anh sẽ sử dụng các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích văn bản trong những trang đó.

“Cách tiếp cận này cho phép tôi định lượng cách mỗi trang về các nhà khoa học đoạt giải Nobel với những người khác”, Janosov nói. “Điều này nghĩa là tất cả những gì tôi cần để xây dựng mạng lưới của họ, trong đó mỗi nhà khoa học là một giao điểm được liên kết dựa trên những tham chiếu và bình luận của Wikipedia. Ví dụ, trang Wiki của Oppenheimer đề cập đến Enrico Fermi nhiều hơn 10 lần, dẫn đến một mối quan hệ rất bền chặt giữa hai nhà vật lý”.

Bản đồ do Janosov tạo ra cho thấy những nhà khoa học nổi tiếng nhất tham gia dự án Manhattan như những giao điểm và các kết nối giữa các nhà khoa học đó như những đường nối các giao điểm. Các giao điểm và đường nối tạo ra một mạng phức hợp của các mối quan hệ, nhấn mạnh vào các chu trình nghiên cứu được hợp tác chặt chẽ tại thời điểm đó.

“Thật kích thích khi nhìn thấy cách cấu trúc cộng đồng của mạng lưới phác họa ra những bộ phận khác nhau và những nhóm nổi tiếng trong lịch sử làm việc như thế nào trong dự án, như bộ phận lý thuyết với Feynman hoặc những người tị nạn chiến tranh thế giới thứ hai vây quanh Borh”, Janosov nói. “Tuy nhiên, phần thú vị nhất của tôi là những người tị nạn Hungary mang tên Những người Sao Hỏa: Teller, Wigner, Szilard, và Neuman, người đóng vai trò nền tảng trong buổi bình minh của nguyên tử. Và như đã thấy cũng trong mạng lưới này, việc sử dụng màu sắc đúng, những kết nối chặt chẽ của họ cũng thể hiện rõ ràng hơn”.

Bản đồ màu sắc của dự án Manhattan do Janosov lập nên là một trong những ví dụ gần nhất về việc khoa học mạng lưới giá trị như thế nào trong việc tạo ra những hiện diện của các kết nối của con người và các bản đồ hiển thị các hệ phức hợp với nhiều hợp phần tương tác. Những nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực đang tiến hóa này có thể rọi thêm ánh sáng vào một phạm vi rộng những chủ đề ăn sâu trong lịch sử khoa học và lịch sử nhân loại.

“Giờ đây, tôi lại tập trung vào những câu hỏi liên quan về quy hoạch đô thị, khoa học dữ liệu địa không gian và sự bền vững”, Janosov cho biết thêm. “Tôi hiện đang khám phá một câu hỏi cốt lõi trong miền tri thức này, nơi khoa học mạng lưới có thể được ứng dụng một cách phù hợp”.

Thanh Nhàn tổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2023-12-manhattan-scientists-network-science.html

https://communities.springernature.com/posts/decoding-the-manhattan-project-s-network-unveiling-science-collaboration-and-human-legacy

——————————————————

1. https://arxiv.org/abs/2310.01043

Tác giả

(Visited 6 times, 1 visits today)