Máy bắt sâu róm thông phục vụ lâm nghiệp

Nhằm tìm giải pháp công nghệ mới giúp phòng, trừ sâu bệnh cho cây rừng và cây trồng, TS Lê Xuân Phúc và các cộng sự ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu máy bắt sâu róm thông.

Trên cơ sở bướm sâu róm thông có tính xu quang, bị dẫn dụ bởi ánh sáng phát ra từ bóng đèn có bước sóng và cường độ sáng xác định, TS Lê Xuân Phúc đã sáng chế ra một loại đèn cải tiến, khi bướm sâu róm thông chạm phải hai bản cực cao áp của đèn, bướm sẽ bị chết vì bởi một dòng điện có cường độ nhỏ nhưng điện áp lại rất cao. So với các loại bẫy đèn nhập ngoại đang sử dụng thì máy của TS Phúc có nhiều cải tiến như dùng ắc quy thay cho việc dùng máy phát điện để mở rộng phạm vi sử dụng, chọn vật liệu có sẵn trong nước, dùng inox thay thế các chi tiết chế tạo bằng kim loại đen ở bản cực cao áp, lưới kim loại để tăng độ bền, thay đổi khoảng cách giữa hai thanh liên tiếp ở lưới chắn nhằm tạo khe hở dụ bướm sâu róm thông dễ bay vào nguồn sáng… Khi tiến hành nghiên cứu, TS Phúc đã tiến hành áp dụng máy bắt sâu róm thông ở cả phòng thí nghiệm lẫn khảo nghiệm tại hiện trường nhằm so sánh và tìm ra những cải tiến phù hợp nhất.

Khi khảo nghiệm máy bắt sâu róm thông ở hiện trường, TS Phúc đã đưa hai loại đèn chạy bằng ắc quy và điện lưới tới lâm trường Nam Đàn và Nghi Lộc. Sau đó, bảy lâm trường tham gia khảo nghiệm là các lâm trường Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc (Nghệ An), Hà Trung (Thanh Hóa), Lương Sơn (Hòa Bình), Hoành Bồ (Quảng Ninh)… Kết quả cho thấy, trị số bước sóng ánh sáng 438mmM và công suất 20watt của bóng đèn trong máy tương đương với bước sóng ánh sáng của những mẫu đèn nhập ngoại.

Theo đánh giá của BTC chương trình Sáng tạo Việt, hai mẫu máy sử dụng ắc quy và điện lưới đều an toàn và dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu của các hộ gia đình và lâm trường lâm nghiệp. Thiết bị sản xuất trong nước đem lại lợi thế về kinh tế khi giá thành bằng 2/3 máy nhập ngoại

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)