Nhật Bản trên đường hồi phục kinh tế
Trong quý IV của năm 2005, Tổng nản lượng nội địa (GDP) Nhật Bản đã tăng vọt theo tỷ lệ 4,2%, giúp cho mức tăng trưởng cả năm 2005 lên 2,8%. Đây là một tin mừng. Vì tuy kinh tế Nhật vẫn đứng hàng thứ nhì trên thế giới, nhưng trong khoảng 10 năm qua không phát triển được như các nước tiền tiến về kinh tế khác, có khi sản lượng lại sụt giảm. Năm 2001, kinh tế Nhật đã giảm liên tiếp, đến quý tư xuống thấp nhất, GDP giảm 3%, đến giữa năm 2002 mới bắt đầu lên. Kể từ đó tới nay, trong 5 năm kinh tế Nhật chỉ tăng được gần 10%.
Cảnh trì trệ của kinh tế Nhật Bản bắt đầu với cơn khủng hoảng giá tài sản, trong cả thị trường chứng khoán lẫn thị trường địa ốc, vào năm 1990. Giá cả giảm sụt, nhất là về địa ốc, đã khiến nhiều người và nhiều công ty vỡ nợ. Khi họ không trả được nợ, các ngân hàng cũng gặp khó khăn; một mặt vì các món nợ không đòi được, mặt khác vì số người vay tiền cũng bớt đi; mà các ngân hàng thì cần phải cho vay mới có lời. Khi các ngân hàng bị bế tắc thì cả nền kinh tế trì trệ theo vì tiền bạc khó lưu thông. Để kích thích cho mọi xí nghiệp và người dân vay tiền trong thời gian qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã chủ trương giữ lãi suất rất thấp, với lãi suất căn bản ở mức gần sát số không. Lãi suất đó ảnh hưởng đến lãi suất trên các loại nợ khác, ngắn hạn cũng như dài hạn. Như vào đầu tháng 3 năm 2006 này, trái phiếu cho các món nợ 10 năm của chính phủ Nhật đã tăng lên mà vẫn chỉ trả 1,65% một năm; trong khi đó công trái tương tự của chính phủ Mỹ trả tới 4,75%.
Mãi tới những năm giữa thập niên 1990, sau khi một số ngân hàng lớn phải tuyên bố phá sản, chính phủ Nhật mới bắt đầu cải tổ hệ thống tài chính để bắt buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ đúng quy luật của thị trường hơn. Nhưng quá trình cải tổ ở Nhật Bản rất chậm chạp, vì các xí nghiệp cũng như ngân hàng vẫn quen cách làm việc cũ, trong khi các nhà chính trị thuộc đảng Tự Dân cũng ràng buộc với hệ thống cũ. Bước cải tổ lớn nhất mới diễn ra trong năm qua là quyết định tách Bưu điện Nhật Bản ra làm bốn bộ phận; trong đó Quỹ Tiết kiệm của Bưu điện là một thứ “ngân hàng” được gửi nhiều tiền nhất thế giới với lãi suất thấp nhất thế giới, sẽ đứng ra độc lập để tách khỏi các ảnh hưởng chính trị. Thủ tướng Junichiro Koizumi đã thất bại lần đầu khi đưa dự án cải tổ Bưu điện ra Quốc hội. Ông đã từ chức đồng thời giải tán quốc hội để tổ chức bầu lại. Ông Koizumi đánh cá và thắng lớn, đa số dân chúng Nhật đã ủng hộ ông và chương trình cải tổ Bưu điện của ông.
Kinh tế Nhật cải tổ chậm nhưng đà tiến bộ xây dựng từ sau chiến tranh Thứ hai vẫn có sức đẩy; tuy nhiên vì chưa cải tổ kịp cho nên sự gia tăng trong mấy năm qua vẫn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu. GDP tăng được một trăm đồng thì 30 đồng là do hàng xuất khẩu. Một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu sẽ tùy thuộc nhiều may rủi, vì có các yếu tố ngoại lai khó tiên đoán và không thể làm chủ được. Có hai yếu tố giúp hàng hóa Nhật Bản bán được nhiều hơn trong năm qua. Thứ nhất là đồng Yên của Nhật đã xuống giá đối với đô la Mỹ. Giá hàng hóa Nhật khi đổi sang Mỹ kim đã thấp hơn nhờ đồng Yên giá thấp hơn, mà phần lớn các giao dịch thương mại quốc tế đều tính bằng đô la. Yếu tố thứ hai là sự phát triển của kinh tế Trung Quốc khiến nước láng giềng này mua các sản phẩm kỹ thuật cao của Nhật Bản nhiều hơn trước. Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, cứ một đồng tăng thêm nhờ xuất khẩu thì có 30% là do bán hàng cho Trung Quốc. Chính các công ty Nhật sang đầu tư trực tiếp bên Trung Quốc cũng tạo nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng từ Nhật Bản sang Trung Quốc.
Một đặc điểm khác trong sự phát triển kinh tế Nhật là vai trò của người tiêu thụ rất thấp, so với các nước tiền tiến về kinh tế. Ở Mỹ, kinh tế phát triển chủ yếu là do người tiêu thụ chi tiêu, cứ 100 đô la trong GDP thì có gần 70 đô la là do người tiêu thụ mua; phần còn lại do các xí nghiệp đầu tư và các cấp chính phủ tiêu dùng chỉ chiếm 30%. Ở Nhật Bản thì khác, người tiêu thụ chỉ giúp tạo nên 57% vào Tổng sản lượng nội địa, trong khi phần đầu tư của các xí nghiệp là 18%. Một nước giầu thứ nhì trên thế giới mà người dân tiêu thụ với tỷ lệ thấp như vậy là một điều bất thường. Vì cơ cấu kinh tế Nhật thiên trọng về sản xuất hơn tiêu thụ, có thể nói là giới tiêu thụ đã bị hy sinh.
Để bù lại cho mức tiêu thụ thấp đó, Chính phủ Nhật phải chi tiêu nhiều hơn, do đó vay nợ cũng nhiều hơn. Số nợ của Chính phủ lớn bằng 80% Tổng sản lượng nội địa. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một chủ nợ chính, vì mỗi tháng Ngân hàng Trung ương mua tới 40% số công trái mà chính phủ phát hành, coi như mỗi tháng cho chính phủ vay 1.200 tỷ Yên. Nhưng chính phủ không thể tiếp tục vay nợ mãi như vậy, vì hiện giờ mặc dù lãi suất rất thấp, tới gần số không, số tiền lãi chính phủ phải trả cũng chiếm đến 22% ngân sách quốc gia. Sẽ đến lúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng phải tăng lãi suất, và chuyện này sắp xảy ra.
Khi kinh tế phát triển, người ta phải tăng lãi suất để giảm bớt việc vay nợ, giảm bớt số tiền trong túi người dân cũng như các xí nghiệp, nếu không thì lạm phát sẽ lên cao vì nhiều đồng tiền chạy đuổi theo cùng một số hàng hóa, hoặc số tiền tiêu tăng nhanh hơn số hàng hóa làm ra. Nhiều người tiên đoán trong năm nay, chậm lắm là năm tới, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất. Vì cùng lúc với con số tỷ lệ tăng trưởng trên 2.8% cho cả năm ngoái, còn một hiện tượng được chú ý nữa là giá sinh hoạt ở Nhật Bản đã tăng lên trong ba tháng liền, kể từ cuối năm ngoái tới tháng Giêng năm nay. Tuy số gia tăng rất khiêm tốn, từ một phần mười đến một nửa phần trăm mỗi tháng, nhưng đây cũng là một “tin mừng!” Vì trong mấy năm qua nhiều lần nước Nhật lo sợ cảnh giảm phát. Giảm phát, tức là giá sinh hoạt tụt xuống, còn nguy hiểm hơn lạm phát, vì nó sẽ khiến người ta ngưng tiêu thụ để chờ giá xuống thấp hơn, việc sản xuất sẽ đình đốn. Khi có số thống kê cho thấy giá sinh hoạt lên trong ba tháng liên tiếp, ngày 9 tháng 3 ông Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật đã tuyên bố rằng ông sẽ ngưng chính sách “bơm tiền” vào để kích thích nền kinh tế, trừ việc mua công trái của nhà nước thì vẫn chưa thể ngưng, dù đó cũng là một cách bơm tiền cho chính phủ tiêu dùng.
Một lý do khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể thay đổi chính sách quá nhanh, là vì kinh nghiệm trong quá khứ. Năm 2000, kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu hồi phục. Khi đó, Ngân hàng Trung ương đã vội vàng tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát. Sau đó, kinh tế Nhật lại tụt xuống, mà nhiều người cho là lỗi ở Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất sớm quá, khiến người dân và các xí nghiệp khó vay tiền. Cho nên phải chờ cảnh phục hồi của nền kinh tế Nhật kéo dài trên hai, ba quý nữa người ta mới biết chắc nước Nhật đã thoát ra khỏi cảnh trì trệ trong hơn mười năm qua một cách chắc chắn hay chưa.
Nhưng chỉ cần ông Toshhiko tuyên bố thay đổi chính sách tiền tệ là cả thị trường thế giới cũng bị ảnh hưởng. Trước đây, rất nhiều người đi vay bằng đồng Yên ở Nhật, đổi sang Mỹ kim để cho vay hoặc đầu tư ở nước khác. Khi vay ở Nhật chỉ phải trả 1% lãi, nếu đem cho vay ở Mỹ mà được trả 4% cũng lời nhiều lắm, bù lại với mối rủi ro nếu hối suất thay đổi. Nhưng nếu lãi suất ở Nhật tăng lên thì cái nghề gọi là “carry trade” này không lời nhiều như cũ, các nhà đầu cơ sẽ phải nghĩ lại!
Mãi tới những năm giữa thập niên 1990, sau khi một số ngân hàng lớn phải tuyên bố phá sản, chính phủ Nhật mới bắt đầu cải tổ hệ thống tài chính để bắt buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ đúng quy luật của thị trường hơn. Nhưng quá trình cải tổ ở Nhật Bản rất chậm chạp, vì các xí nghiệp cũng như ngân hàng vẫn quen cách làm việc cũ, trong khi các nhà chính trị thuộc đảng Tự Dân cũng ràng buộc với hệ thống cũ. Bước cải tổ lớn nhất mới diễn ra trong năm qua là quyết định tách Bưu điện Nhật Bản ra làm bốn bộ phận; trong đó Quỹ Tiết kiệm của Bưu điện là một thứ “ngân hàng” được gửi nhiều tiền nhất thế giới với lãi suất thấp nhất thế giới, sẽ đứng ra độc lập để tách khỏi các ảnh hưởng chính trị. Thủ tướng Junichiro Koizumi đã thất bại lần đầu khi đưa dự án cải tổ Bưu điện ra Quốc hội. Ông đã từ chức đồng thời giải tán quốc hội để tổ chức bầu lại. Ông Koizumi đánh cá và thắng lớn, đa số dân chúng Nhật đã ủng hộ ông và chương trình cải tổ Bưu điện của ông.
Kinh tế Nhật cải tổ chậm nhưng đà tiến bộ xây dựng từ sau chiến tranh Thứ hai vẫn có sức đẩy; tuy nhiên vì chưa cải tổ kịp cho nên sự gia tăng trong mấy năm qua vẫn phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu. GDP tăng được một trăm đồng thì 30 đồng là do hàng xuất khẩu. Một nền kinh tế dựa trên xuất khẩu sẽ tùy thuộc nhiều may rủi, vì có các yếu tố ngoại lai khó tiên đoán và không thể làm chủ được. Có hai yếu tố giúp hàng hóa Nhật Bản bán được nhiều hơn trong năm qua. Thứ nhất là đồng Yên của Nhật đã xuống giá đối với đô la Mỹ. Giá hàng hóa Nhật khi đổi sang Mỹ kim đã thấp hơn nhờ đồng Yên giá thấp hơn, mà phần lớn các giao dịch thương mại quốc tế đều tính bằng đô la. Yếu tố thứ hai là sự phát triển của kinh tế Trung Quốc khiến nước láng giềng này mua các sản phẩm kỹ thuật cao của Nhật Bản nhiều hơn trước. Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, cứ một đồng tăng thêm nhờ xuất khẩu thì có 30% là do bán hàng cho Trung Quốc. Chính các công ty Nhật sang đầu tư trực tiếp bên Trung Quốc cũng tạo nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng từ Nhật Bản sang Trung Quốc.
Một đặc điểm khác trong sự phát triển kinh tế Nhật là vai trò của người tiêu thụ rất thấp, so với các nước tiền tiến về kinh tế. Ở Mỹ, kinh tế phát triển chủ yếu là do người tiêu thụ chi tiêu, cứ 100 đô la trong GDP thì có gần 70 đô la là do người tiêu thụ mua; phần còn lại do các xí nghiệp đầu tư và các cấp chính phủ tiêu dùng chỉ chiếm 30%. Ở Nhật Bản thì khác, người tiêu thụ chỉ giúp tạo nên 57% vào Tổng sản lượng nội địa, trong khi phần đầu tư của các xí nghiệp là 18%. Một nước giầu thứ nhì trên thế giới mà người dân tiêu thụ với tỷ lệ thấp như vậy là một điều bất thường. Vì cơ cấu kinh tế Nhật thiên trọng về sản xuất hơn tiêu thụ, có thể nói là giới tiêu thụ đã bị hy sinh.
Để bù lại cho mức tiêu thụ thấp đó, Chính phủ Nhật phải chi tiêu nhiều hơn, do đó vay nợ cũng nhiều hơn. Số nợ của Chính phủ lớn bằng 80% Tổng sản lượng nội địa. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một chủ nợ chính, vì mỗi tháng Ngân hàng Trung ương mua tới 40% số công trái mà chính phủ phát hành, coi như mỗi tháng cho chính phủ vay 1.200 tỷ Yên. Nhưng chính phủ không thể tiếp tục vay nợ mãi như vậy, vì hiện giờ mặc dù lãi suất rất thấp, tới gần số không, số tiền lãi chính phủ phải trả cũng chiếm đến 22% ngân sách quốc gia. Sẽ đến lúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng phải tăng lãi suất, và chuyện này sắp xảy ra.
Khi kinh tế phát triển, người ta phải tăng lãi suất để giảm bớt việc vay nợ, giảm bớt số tiền trong túi người dân cũng như các xí nghiệp, nếu không thì lạm phát sẽ lên cao vì nhiều đồng tiền chạy đuổi theo cùng một số hàng hóa, hoặc số tiền tiêu tăng nhanh hơn số hàng hóa làm ra. Nhiều người tiên đoán trong năm nay, chậm lắm là năm tới, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất. Vì cùng lúc với con số tỷ lệ tăng trưởng trên 2.8% cho cả năm ngoái, còn một hiện tượng được chú ý nữa là giá sinh hoạt ở Nhật Bản đã tăng lên trong ba tháng liền, kể từ cuối năm ngoái tới tháng Giêng năm nay. Tuy số gia tăng rất khiêm tốn, từ một phần mười đến một nửa phần trăm mỗi tháng, nhưng đây cũng là một “tin mừng!” Vì trong mấy năm qua nhiều lần nước Nhật lo sợ cảnh giảm phát. Giảm phát, tức là giá sinh hoạt tụt xuống, còn nguy hiểm hơn lạm phát, vì nó sẽ khiến người ta ngưng tiêu thụ để chờ giá xuống thấp hơn, việc sản xuất sẽ đình đốn. Khi có số thống kê cho thấy giá sinh hoạt lên trong ba tháng liên tiếp, ngày 9 tháng 3 ông Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật đã tuyên bố rằng ông sẽ ngưng chính sách “bơm tiền” vào để kích thích nền kinh tế, trừ việc mua công trái của nhà nước thì vẫn chưa thể ngưng, dù đó cũng là một cách bơm tiền cho chính phủ tiêu dùng.
Một lý do khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể thay đổi chính sách quá nhanh, là vì kinh nghiệm trong quá khứ. Năm 2000, kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu hồi phục. Khi đó, Ngân hàng Trung ương đã vội vàng tăng lãi suất để ngăn ngừa lạm phát. Sau đó, kinh tế Nhật lại tụt xuống, mà nhiều người cho là lỗi ở Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất sớm quá, khiến người dân và các xí nghiệp khó vay tiền. Cho nên phải chờ cảnh phục hồi của nền kinh tế Nhật kéo dài trên hai, ba quý nữa người ta mới biết chắc nước Nhật đã thoát ra khỏi cảnh trì trệ trong hơn mười năm qua một cách chắc chắn hay chưa.
Nhưng chỉ cần ông Toshhiko tuyên bố thay đổi chính sách tiền tệ là cả thị trường thế giới cũng bị ảnh hưởng. Trước đây, rất nhiều người đi vay bằng đồng Yên ở Nhật, đổi sang Mỹ kim để cho vay hoặc đầu tư ở nước khác. Khi vay ở Nhật chỉ phải trả 1% lãi, nếu đem cho vay ở Mỹ mà được trả 4% cũng lời nhiều lắm, bù lại với mối rủi ro nếu hối suất thay đổi. Nhưng nếu lãi suất ở Nhật tăng lên thì cái nghề gọi là “carry trade” này không lời nhiều như cũ, các nhà đầu cơ sẽ phải nghĩ lại!
Quý Đỗ
(Visited 1 times, 1 visits today)