Ô nhiễm không khí có thể tác động tới não thai nhi

Một nghiên cứu mới thực hiện tại Hà Lan đã cho thấy mối quan hệ giữa quá trình tiếp xúc không khí ô nhiễm trong giai đoạn mang thai với những bất thường trong não mà có thể gây ra chứng suy giảm nhận thức ở trẻ trong độ tuổi đi học. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry này thậm chí đã chỉ ra, mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra những thay đổi trong não thậm chí còn thấp hơn cả ngưỡng an toàn cho phép.

Tranh minh họa. Nguồn: Internet.

Bác sĩ Mònica Guxens tại Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona ISGlobal (Tây Ban Nha), tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã quan sát mối quan hệ giữa sự phát triển của não bộ với mật độ của các hạt bụi siêu mịn trong ngưỡng an toàn của  EU”. Khi thực hiện nghiên cứu này, ISGlobal còn nhân được sự hỗ trợ từ Quỹ “la Caixa” và Trung tâm Y tế Đại học Eramus (Hà Lan). Phát hiện này đã bổ sung  cho những nghiên cứu trước đó về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí ở trong ngưỡng an toànvới các biến chứng như suy giảm nhận thức và sự tăng trưởng bất thường ở thai nhi. “Vì vậy, ngưỡng ô nhiễm không khí được coi làan toàn tại thành phố như hiện nay làchưa đảm bảo an toàn”.

Nghiên cứu chỉ ra: Sự phơi nhiễm các hạt bụi siêu mịn trong suốt quá trình mang thai sẽ gây ra ảnh hưởng lênmột số vùng ở lớp vỏ mỏng bên ngoài của não bộ (cortex),. Những bất thường đó của não bộ có thể làm giảm khả năng kiểm soát bản thân trước những cám dỗ và hành vi bốc đồng – liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như nghiện ngập và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (attention-deficit/hyperactivity disorder – ADHD).

Nghiên cứu trên đã sử dụng dữ liệu từ những người đăng ký khám và theo dõi sức khỏe của trẻ từ giai đoạn bào thai tại Hà Lan. Bác sĩ Guxens cùng các đồng nghiệp đã khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm tại nhà của 783 trẻ trong suốt quá trình mang thai. Dữ liệu trên được thu thập từ một chiến dịch theo dõi mức độ ô nhiễm trong không khí, bao gồm nồng độ Ni-tơ Điôxít (chất gây ô nhiễm không khí có trong khói thuốc lá và các phương tiện giao thông), các loại bụi thô và bụi siêu mịn.

Hình ảnh não được chụp khi trẻ đang trong độ tuổi từ 6 – 10 cho thấy những bất thường về độ dày vỏ não ở vùng tiểu thùy tứ giác (precuneus) và vùng trung gian giữa mũi với trán. Mặc dù có mối liên hệ giữa những thay đổi trong cấu trúc não với sự phơi nhiễm bụi siêu mịn, mật độ trung bình của các hạt bụi trong nghiên cứu thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của EU – chỉ 0,5% phụ nữ mang thai trong nghiên cứu là bị phơi nhiễm ở mức không an toàn. Ngoài ra, nồng độ Nitơ Điôxít không vượt quá mức cho phép.

Bác sĩ John Krystal, biên tập viên của tạp chí Biological Psychiatry cho biết: “Hiển nhiên, ô nhiễm không khí gây hại cho phổi, tim cùng các cơ quan khác, nhưng hầu hết chúng ta đều không bao giờ nghĩ đến những ảnh hưởng của nó đối với não bộ đang phát triển. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cần phải học hỏi từ những nghiên cứu về tác động lâu dài lên sự phát triển nhận thức ở trẻ do người mẹ hít phải độc tố từ khói thuốc lá khi đang mang thai.” 

Trong thời kỳ mang thai, não trẻ nhỏ đặc biệt rất dễ tổn thương vì cơ chế bảo vệ giúp chống lại hay loại bỏ các độc tố từ môi trườngchưa được phát triển hết. Những phát hiện trong nghiên cứu trên cho thấy: ngay cả việc tiếp xúc với ô nhiễm ở trong ngưỡng được coi là an toàn hiện nay cũng có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn đối với não.

“Mặc dù những kết quả lâm sàng từ các trường hợp riêng lẻ trong nghiên cứu này chưa có ý nghĩa định lượng, tuy nhiên sự phát triển nhận thức chậmtrong giai đoạn đầu đờiở trẻ đã được ghi nhận – có thể gây nên những hậu quả lâu dài, như làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần và ảnh hưởng tới kết quả học tập có liên quan tới tình trạng phơi nhiễm [không khí ô nhiễm] ở khắp mọi nơi”, bác sĩ Guxens cho biết.

Công Nhất dịch

Nguồn: https://www.elsevier.com/about/press-releases/research-and-journals/air-pollution-linked-to-brain-alterations-and-cognitive-impairment-in-children

Tác giả

(Visited 6 times, 1 visits today)