Phối hợp và liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Dường như đã xuất hiện một sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính sách ở trung ương, các nhà lãnh đạo địa phương, và các nhà nghiên cứu và phân tích chính sách rằng vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) miền Trung và toàn miền Trung phải tìm cách phối hợp và liên kết, để từ đó tạo ra được một sức mạnh tổng thể cho cả vùng. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít thảo luận về cách thức hợp tác và liên kết vùng sao cho khả thi và hiệu quả.
Trở ngại đầu tiên xuất phát từ tâm lý và động cơ của các tỉnh trong VKTTĐ miền Trung. Rõ ràng là tỉnh nào cũng muốn vượt lên trước, trở thành đầu tầu tăng trưởng của miền Trung, và để đạt được điều này trong bối cảnh kinh tế và thể chế hiện nay, các tỉnh nhiều khi phải cạnh tranh trực diện một cách gay gắt với nhau, và một khi đã có sự xung đột về lợi ích thì khó có thể nói tới sự hợp tác chân thành.
Để có thể giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, cần phải giải ít nhất ba bài toán con: (i) Cơ sở để hợp tác vùng là gì? (ii) Cơ chế nào đảm bảo sự phối hợp và liên kết vùng bền vững? (iii) Cần những chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng?
Đối với câu hỏi thứ nhất, cơ sở đầu tiên để các tỉnh hợp tác với nhau là mức độ thiệt hại khi các tỉnh thay vì hợp tác lại cạnh tranh với nhau. Chúng ta đã từng chứng kiến các cuộc chạy đua xuống đáy trong việc tăng ưu đãi để thu hút đầu tư hay các nhà máy mía đường mọc lên khắp miền Trung… và tất nhiên trong cuộc chạy đua này sẽ không có người thắng cuộc mà tất cả đều là người thua cuộc. Để khuyến khích hợp tác và giảm bớt cạnh tranh trực diện đòi hỏi các tỉnh phải xác định được các ưu thế và năng lực cơ bản (core competency) của mình. Chẳng hạn như, từ những quan sát đã trình bày ở đầu bài viết, có thể hình dung một viễn cảnh trong đó hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tập trung nhiều hơn vào sản xuất công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng), trong khi Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam với lợi thế nổi trội về du lịch và di sản văn hóa sẽ phát triển thiên về du lịch. Đà Nẵng muốn thực sự trở thành tâm điểm phát triển của cả vùng thì không nên (và cũng không cần) cạnh tranh trực diện với các tỉnh xung quanh. Ngược lại, với lợi thế sẵn có về vị trí, thế vị, và nguồn nhân lực, Đà Nẵng có thể biến mình trở thành một trung tâm dịch vụ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của cả vùng. Nói một cách hình tượng, viễn cảnh này cho rằng đầu mối nối kết, hỗ trợ, và phối hợp cho sự phát triển toàn vùng nằm ở trung độ, và càng đi về phía Nam sản phẩm của VKTTĐ miền Trung càng nặng dần lên. Tất nhiên đây chỉ là một khả năng. Để có thể quy hoạch phát triển cho toàn VKTTĐ miền Trung một cách thích hợp, đòi hỏi nhiều nghiên cứu công phu và nghiêm túc khác.
Một cơ sở nữa để các tỉnh trong VKTTĐ miền Trung liên kết với nhau là lợi ích có thể chia sẻ từ sự hợp tác. Chẳng hạn như các tỉnh trong vùng có thể cùng hợp tác để cùng phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) (với sự trợ giúp của chính phủ); quy hoạch công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, và dân cư; cùng nhau thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, và du lịch; cùng nhau xây dựng thương hiệu cho VKTTĐ miền Trung v.v.
Về câu hỏi thứ hai, nên cùng một lúc áp dụng nhiều cơ chế đa dạng để hợp tác vùng. Cơ chế này có thể xuất phát từ chính quyền trung ương với Ban điều phối VKTTĐ với sự tham gia của các bộ ngành có liên quan. Đáng tiếc là với cách tổ chức như hiện nay, cơ chế hợp tác này vẫn chưa phát huy được tác dụng. Một cơ chế hợp tác khác có thể được xây dựng từ thiện chí và mong muốn của chính quyền của 5 tỉnh và thành phố thành viên. Trước khi có thể bàn tới chuyện hợp tác và liên kết, việc đầu tiên các tỉnh cần làm là tạo ra các kênh đối thoại. Hình thức của các kênh đối thoại này có thể thông qua các diễn đàn phát triển kinh tế, hay các tổ công tác, hay các cuộc gặp định kỳ giữa những nhà lãnh đạo địa phương và các cơ quan ban ngành chức năng… Một cơ chế hợp tác nữa cũng rất quan trọng, đó là thông qua hiệp hội doanh nghiệp. Xây dựng các hiệp hội có tổ chức tốt và đại diện được cho quyền lợi của các thành viên có thể sẽ là bước đột phá để các tỉnh tiến tới hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn. Và cuối cùng, không thể quên được cơ chế điều phối (vô hình hay hữu hình) của thị trường. Nên nhớ rằng bất kỳ chính sách nào của các cơ quan công quyền đưa ra đều phải tính tới “đối sách” của khu vực doanh nghiệp, các hiệp hội, và người dân.
Câu hỏi thứ ba về các chính sách cụ thể để phối hợp và liên kết vùng đã vượt quá khuôn khổ của bài viết này, vì vậy xin được quay trở lại chủ đề này trong một bài viết khác. Ở đây chỉ xin đơn cử một ví dụ. Như trên đã phân tích, đường giao thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế vùng. Miền Trung đã có con đường di sản văn hóa như một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại thì nay cũng cần những con đường cao tốc và đường du lịch ven biển để nối kết các tỉnh thành với nhau và với cả nước. Hai dự án này nên được coi là những dự án có thứ bậc ưu tiên cao trong chiến lược phát triển của VKTTĐ miền Trung nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung.
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung là một vùng đất rất giàu tiềm lực. Làm thế nào để đánh thức tiềm lực của vùng đất này? Câu trả lời có thể tìm thấy trong sự phối hợp và liên kết giữa các tỉnh trong vùng.
Để có thể giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, cần phải giải ít nhất ba bài toán con: (i) Cơ sở để hợp tác vùng là gì? (ii) Cơ chế nào đảm bảo sự phối hợp và liên kết vùng bền vững? (iii) Cần những chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng?
Đối với câu hỏi thứ nhất, cơ sở đầu tiên để các tỉnh hợp tác với nhau là mức độ thiệt hại khi các tỉnh thay vì hợp tác lại cạnh tranh với nhau. Chúng ta đã từng chứng kiến các cuộc chạy đua xuống đáy trong việc tăng ưu đãi để thu hút đầu tư hay các nhà máy mía đường mọc lên khắp miền Trung… và tất nhiên trong cuộc chạy đua này sẽ không có người thắng cuộc mà tất cả đều là người thua cuộc. Để khuyến khích hợp tác và giảm bớt cạnh tranh trực diện đòi hỏi các tỉnh phải xác định được các ưu thế và năng lực cơ bản (core competency) của mình. Chẳng hạn như, từ những quan sát đã trình bày ở đầu bài viết, có thể hình dung một viễn cảnh trong đó hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tập trung nhiều hơn vào sản xuất công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng), trong khi Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam với lợi thế nổi trội về du lịch và di sản văn hóa sẽ phát triển thiên về du lịch. Đà Nẵng muốn thực sự trở thành tâm điểm phát triển của cả vùng thì không nên (và cũng không cần) cạnh tranh trực diện với các tỉnh xung quanh. Ngược lại, với lợi thế sẵn có về vị trí, thế vị, và nguồn nhân lực, Đà Nẵng có thể biến mình trở thành một trung tâm dịch vụ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của cả vùng. Nói một cách hình tượng, viễn cảnh này cho rằng đầu mối nối kết, hỗ trợ, và phối hợp cho sự phát triển toàn vùng nằm ở trung độ, và càng đi về phía Nam sản phẩm của VKTTĐ miền Trung càng nặng dần lên. Tất nhiên đây chỉ là một khả năng. Để có thể quy hoạch phát triển cho toàn VKTTĐ miền Trung một cách thích hợp, đòi hỏi nhiều nghiên cứu công phu và nghiêm túc khác.
Một cơ sở nữa để các tỉnh trong VKTTĐ miền Trung liên kết với nhau là lợi ích có thể chia sẻ từ sự hợp tác. Chẳng hạn như các tỉnh trong vùng có thể cùng hợp tác để cùng phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) (với sự trợ giúp của chính phủ); quy hoạch công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, và dân cư; cùng nhau thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, và du lịch; cùng nhau xây dựng thương hiệu cho VKTTĐ miền Trung v.v.
Về câu hỏi thứ hai, nên cùng một lúc áp dụng nhiều cơ chế đa dạng để hợp tác vùng. Cơ chế này có thể xuất phát từ chính quyền trung ương với Ban điều phối VKTTĐ với sự tham gia của các bộ ngành có liên quan. Đáng tiếc là với cách tổ chức như hiện nay, cơ chế hợp tác này vẫn chưa phát huy được tác dụng. Một cơ chế hợp tác khác có thể được xây dựng từ thiện chí và mong muốn của chính quyền của 5 tỉnh và thành phố thành viên. Trước khi có thể bàn tới chuyện hợp tác và liên kết, việc đầu tiên các tỉnh cần làm là tạo ra các kênh đối thoại. Hình thức của các kênh đối thoại này có thể thông qua các diễn đàn phát triển kinh tế, hay các tổ công tác, hay các cuộc gặp định kỳ giữa những nhà lãnh đạo địa phương và các cơ quan ban ngành chức năng… Một cơ chế hợp tác nữa cũng rất quan trọng, đó là thông qua hiệp hội doanh nghiệp. Xây dựng các hiệp hội có tổ chức tốt và đại diện được cho quyền lợi của các thành viên có thể sẽ là bước đột phá để các tỉnh tiến tới hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn. Và cuối cùng, không thể quên được cơ chế điều phối (vô hình hay hữu hình) của thị trường. Nên nhớ rằng bất kỳ chính sách nào của các cơ quan công quyền đưa ra đều phải tính tới “đối sách” của khu vực doanh nghiệp, các hiệp hội, và người dân.
Câu hỏi thứ ba về các chính sách cụ thể để phối hợp và liên kết vùng đã vượt quá khuôn khổ của bài viết này, vì vậy xin được quay trở lại chủ đề này trong một bài viết khác. Ở đây chỉ xin đơn cử một ví dụ. Như trên đã phân tích, đường giao thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế vùng. Miền Trung đã có con đường di sản văn hóa như một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại thì nay cũng cần những con đường cao tốc và đường du lịch ven biển để nối kết các tỉnh thành với nhau và với cả nước. Hai dự án này nên được coi là những dự án có thứ bậc ưu tiên cao trong chiến lược phát triển của VKTTĐ miền Trung nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung.
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung là một vùng đất rất giàu tiềm lực. Làm thế nào để đánh thức tiềm lực của vùng đất này? Câu trả lời có thể tìm thấy trong sự phối hợp và liên kết giữa các tỉnh trong vùng.
Vũ Thành Tự Anh
(Visited 1 times, 1 visits today)