Thành phố hạng hai có thể cạnh tranh với thành phố lớn bằng đổi mới sáng tạo

Các trường đại học địa phương, sự kết nối toàn cầu và tinh thần doanh nghiệp có thể giúp các thành phố hạng nhì cạnh tranh với sự phân cực địa lý của đổi mới sáng tạo ở các thành phố trình độ phát triển bậc nhất, theo một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu ở Trinity College Dublin và trường đại học Ca' Foscari Venice thực hiện.

Thành phố Galway (Ireland) phát triển ngành công nghiệp công nghệ sinh học.

Các thành phố phát triển bậc nhất thế giới như London, Dublin, Milan, New York và Bangalore đã phát triển trong suốt 15 năm qua với mô hình “người chiến thắng chiếm lĩnh được tất” (winner-take-all-model”, theo nhận xét của tiến sĩ Giulio Buciuni, trường kinh doanh Trinity. Trong những quốc gia nhất định, sự tăng trưởng của các thành phố ngôi sao này đã kéo theo sự mở rộng của các thành phố khác, những đô thị quy mô trung bình đặc biệt. Điều này, ông nói, đã tiếp nhiên liệu cho sự phân cực địa vật lý về đổi mới sáng tạo trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Buciuni và đồng nghiệp ở Italy đang nghiên cứu một mô hình thay thế cho các thành phố hạng nhì và chỉ ra các thành phố như Galway (Ireland), Raleigh-Durham (Mỹ), Thung lũng Ruhr (Đức), Bologna (Italy) là những ví dụ của các thành phố đã gấp rút bắt lấy xu hướng toàn cầu này và đang là nơi có những hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính cạnh tranh, bất chấp sự nổi trội một thành phố lớn về kinh doanh và đổi mới sáng tạo.

Nghiên cứu này, xuất bản trong một cuốn sách bằng tiếng Ý với tựa đề “Periferie competitive: Lo sviluppo dei territori nell’economia della conoscenza” (Những vùng ngoại vi cạnh tranh: Sự phát triển mang tính địa phương trong kinh tế tri thức), miêu tả một mô hình bình đẳng và dân chủ hơn nhiều cho sự cạnh tranh của các thành phố hạng hai.

Giulio Buciuni, phó giáo sư trường kinh doanh Trinity, nói, “Sự tăng trưởng tập trung của các hoạt động kinh doanh và đổi mới sáng tạo trong một vài thành phố “siêu sao” đang tiếp nhiên liệu cho sự phân cực địa lý về đổi mới sáng tạo, với dòng chảy vốn, tài năng và các ý tưởng tới một số thành phố có chọn lọc trong khi những thành phố khác ‘bị bỏ lại phía sau’. Dẫu sự bất bình đẳng trong khắp các quốc gia đang đà suy giảm nhưng sự bất bình đẳng trong lòng các quốc gia vẫn được mở rộng, cho thấy những mối nguy trầm trọng với tính bền vững của nền kinh tế và chính trị ở nhiều quốc gia.

“Với việc tập trung vào các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sống động ở các thành phố hạng nhì như Galway, Raleigh-Durham, Thung lũng vùng Ruhr và Bologna, nghiên cứu của chúng tôi đã nhận diện được một mô hình bình đẳng và dân chủ hơn cho cạnh tranh của các thành phố hạng nhì. Sự kết nối toàn cầu; tác động qua lại của các trường đại học địa phương’ nguồn tài chính địa phương và doanh nghiệp là ba nhân tố khiến các thành phố hạng nhì trở nên cạnh tranh. Với mô hình này, để thành công thì cả ba nhân tố phải được đặt song song đồng thời với nhau”.

Sự phát triển kinh tế hiện nay của Bologna được tiếp nhiên liệu bằng việc tích hợp các ngành công nghiệp truyền thống (cụ thể là các lĩnh vực tự động hóa và thiết bị máy móc)

Nghiên cứu do tiến sĩ Buciuni và tiến sĩ Corò cùng thực hiện vào năm 2017 đến năm 2022 và đòi hỏi việc phân tích dữ liệu thứ cấp cũng như sơ cấp, bao gồm những chuyến đi thực địa và phỏng vấn các bên tại địa phương ở bốn thành phố hạng nhì.

Tiến sĩ Buciuni nói, “Ví dụ Galway là một trong những vùng nghèo nhất châu Âu trong những năm 1980 và ngày nay là nhà của một trong những hệ sinh thái kinh doanh năng động bậc nhất thế giới trong ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Thành phố này là một ví dụ bậc nhất về cách đổi mới sáng tạo có thể chiếm lĩnh như thế nào trong những vùng địa lý xa xôi và các địa phương còn kém phát triển khi ba nhân tố mà chúng tôi nhận diện cùng xuất hiện.

“Yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế trong hệ sinh thái công nghệ sinh học ở Galway là dòng chảy đầu tư nước ngoài trực tiếp từ các công ty đa quốc gia của Mỹ trong những năm 1980 và 1990; sau đó là hầy hết các mối quan hệ hợp tác công tư, bao gồm hợp tác với trường đại học Galway, và dẫn đến những kỹ thuật công nghệ sinh học từ giới học thuật. Điều đó, tiến theo từng bước dẫn đến sự xuất hiện của các công ty mới ở địa phương, phần lớn đều được thiết lập bởi các nhà công nghệ làm thuê cho các tập đoàn đa quốc gia. Tinh thần doanh nghiệp đã được các nguồn tài chính ủng hộ, vốn đến từ các lĩnh vực công và cả các nhà đầu tư tư nhân”.

Đồng tác giả cuốn sách, Giancarlo Corò, trường dại học Ca’ Foscari Venice, cho biết thêm, “Trong bối cảnh của Ý, Bologna xuất hiện muộn hơn như thành phố cơ trung duy nhất có khả năng giữ được dòng chảy phát triển của thành phố “siêu sao” duy nhất của Ý là Milan. Sự phát triển kinh tế hiện nay của Bologna được tiếp nhiên liệu bằng việc tích hợp các ngành công nghiệp truyền thống (cụ thể là các lĩnh vực tự động hóa và thiết bị máy móc) với hiểu biết mới từ các trường đại học địa phương và sự tham gia của các công ty địa phương trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Không giống như Galway, nơi ngành công nghệ sinh học đã phát triển từ con số không, các công ty ở Bologna đã có thể làm việc với nhau để tận dụng được kinh nghiệm về phát triển công nghiệp đã tồn tại trong vùng và giữ được các năng lực cạnh tranh cũng như đổi mới sáng tại của vùng. Tương tự như kinh nghiệm của Galway, bên cạnh vai trò của các công ty đa quốc gia trong kết nối ngành công nghiệp địa phương với các đường dẫn hiểu biết toàn cầu của các trường đại học cho phép “tái tổ hợp” các khía cạnh của nền công nghiệp cũ với những đầu vào đổi mới sáng tạo mới mẻ và nguồn lao động có kỹ năng cao. Thêm vào đó, Bologna, không giống như những vùng công nghiệp khác của Ý như Veneto, có thể được hỗ trợ từ các ngân hàng của vùng”.

Anh Hiền tổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2023-08-secondary-cities-superstar-competitiveness.html

https://phys.org/news/2021-05-secrets-great-entrepreneurial-cities.html

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)