Tiết lộ khía cạnh vật lý trong kỹ thuật vẽ của Jackson Pollock

Họa sỹ được nhiều người biết đến Jackson Pollock đã tạo ra những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của mình không phải với cọ mà là bằng việc đổ sơn lên toan từ trên xuống, để những giọt màu hình sóng chảy thành các kiệt tác trừu tượng. Một nhóm nghiên cứu đã phân tích khía cạnh vật lý trong kỹ thuật của Pollock và kết quả cho thấy, thực ra họa sỹ đã có một hiểu biết khá sâu sắc về hiện tượng động lực học chất lỏng cổ điển – dù ông có nhận thức được điều đó hay không.

“Mural”, một trong những tranh được đánh giá là đột phá của Jackson Pollock. Nguồn: New Yorker 

Trong công trình “Pollock tránh sự thiếu ổn định của thủy động lực học để vẽ với kỹ thuật nhỏ giọt” (Pollock avoided hydrodynamic instabilities to paint with his dripping technique) xuất bản trên PLOS ONE, các nhà nghiên cứu đã cho thấy kỹ thuật của Pollock dường như đã tránh những gì chúng ta biết là sự thiếu ổn định của các cuộn xoắn – xu hướng của một chất lỏng có độ nhớt hình thành các cuộn xoắn và vòng khi bị đổ xuống một bề mặt.

“Giống như phần lớn các họa sỹ, Jackson Pollock đã có một quá trình dài trải nghiệm để đưa kỹ thuật của mình đến độ hoàn hảo”, Roberto Zenit, giáo sư trường Kỹ thuật Brown và tác giả chính của công bố, nói. “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm với nghiên cứu này là xác định xem những gì Pollock đã đạt tới để tạo ra những bức vẽ theo cách mà ông muốn. Chúng tôi muốn tìm hiểu là ông đã tránh được sự thiếu ổn định dạng cuộn của chất lỏng sơn dầu như thế nào với các hành động của mình”.

Kỹ thuật của Pollock về đặc trưng bao gồm việc đổ thẳng sơn dầu từ một cái can hoặc dọc theo một cái gậy lên mặt toan nằm theo chiều ngang với nền nhà. Nó thường được gọi là kỹ thuật nhỏ giọt (drip technique) 1, “nhưng có một chút sai lầm theo cách nói của cơ học chất lỏng, Zenit nói. Trong cơ học chất lỏng, “nhỏ giọt” có thể là định lượng dòng chảy theo một cách khiến tạo ra những giọt rời rạc trên mặt toan. Pollock tránh để các giọt lan trên quy mô lớn, dẫn đến xu hướng phá vỡ các sợi màu trải rộng khắp mặt toan.

Để hiểu một cách chính xác về kỹ thuật này được thực hiện như thế nào, Zenit và cộng sự ở trường đại học Tự trị quốc gia Mexico phân tích video quay cảnh Pollock đang vẽ tranh, thực hiện các phép đo một cách cẩn thận về cách ông di động nhanh và xa khỏi mặt toan khi đang đổ sơn vẽ. Với dữ liệu tập hợp về cách Pollock sáng tác, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phần mềm cài đặt lại thực nghiệm để tái tạo kỹ thuật của ông. Bằng cách đó, họ đã có thể tập hợp màu theo cách dùng một ống phun màu ở các độ cao khác nhau và các chuyển động với vận tốc khác nhau, đổ xuống mặt toan. Các thí nghiệm giúp cho họ từ chỗ không hiểu được những gì Pollock thực hiện đến chỗ nắm được những khía cạnh quan trọng nhất trong kỹ thuật của ông.

“Chúng tôi có thể biến đổi một thứ tại một thời gian vì vậy chúng tôi có thể thay đổi một chi tiết tại một thời điểm, vì vậy chúng tôi có thể giải mã được các yếu tố chính của kỹ thuật này”, Zenit nói. “Ví dụ, chúng tôi có thể thay đổi độ cao mà màu vẽ được đổ xuống và giữ tốc độ không đổi để thấy mọi điều thay đổi như thế nào”.

Quá trình sáng tác của Pollock thật thú vị với các nhà nghiên cứu. Nguồn: NYT

Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự kết hợp trong tốc độ tay của Pollock, khoảng cách với mặt toan mà ông giữ và độ nhớt của màu vẽ của ông dường như được duy trì nhằm tránh sự thiếu ổn định dạng cuộn. Bất cứ ai  từng đổ một dòng chảy có độ nhớt – có lẽ là đổ mật ong lên bánh mì nướng – cũng từng nhìn thấy sự thiếu ổn định dạng cuộn. Khi một lượng nhỏ dòng chảy nhớt được đổ xuống một bề mặt, nó có xu hướng được so sánh với một cuộn xoắn của dải lụa trước khi thấm khắp bề mặt đó.

Trong bối cảnh kỹ thuật của Pollock, sự thiếu ổn định có thể dẫn đến các dòng dạng sợi màu vẽ được làm rối như những cuộn như những bím tóc được tết khi màu vẽ được đổ từ bình. Một số nghiên cứu được thực hiện trước đó đã kết luận những đường cong trong tranh của Pollock là kết quả của sự thiếu ổn định nhưng nghiên cứu này lại cho thấy sự đối lập với những kết luận đó.

“Những gì chúng tôi tìm ra là ông đã cử động đôi tay với tốc độ cao vừa khéo và một độ cao vừa khéo khiến sự cuộn rối có thể không xảy ra”, Zenit nói.

Zenit còn cho biết thêm, nghiên cứu của ông có thể hữu dụng trong việc xác nhận tác phẩm nào của Pollock. Có nhiều cuộn rối nhỏ có thể cho thấy một bức vẽ theo phong cách nhỏ giọt không phải của ông mà có thể được hình thành từ những sắp đặt khác, trong đó các dòng chảy nhớt được căng ra trên khắp các sợi màu, như việc chế tạo sợi quang học. Nhưng Zenit nói, mối quan tâm chung của ông trong công trình này đơn giản là sự hấp dẫn trong khám phá những vấn đề thú vị về cơ học dòng chảy.

“Tôi coi mình là một sứ giả về cơ học dòng chảy. Vì vậy đây cũng là trách nhiệm của tôi khi nói chuyện về khoa học với công chúng. Thật hấp dẫn để thấy các họa sỹ cũng thực sự là những nhà cơ học dòng chảy thực thụ, ngay cả khi họ không biết rõ điều này”.

Tô Vân dịch

Nguồn: https://phys.org/news/2019-10-scientists-reveal-physics-jackson-pollock.html

—-

1. Một số tài liệu dịch thuật của Việt Nam dịch kỹ thuật drip là vẩy sơn. 

 

Tác giả