World Bank: Việt Nam đang kẹt trong tăng trưởng chậm

“Trong khi kinh tế thế giới dường như ấm lên, thì Việt Nam lại đang kẹt trong tăng trưởng chậm so với chính mình trước đây và so với các nước khác trong khu vực”, ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank (Ngân hàng thế giới) cho hay trong buổi cập nhật tình hình Kinh tế Việt Nam sáng 12/7 tại Hà Nội.

Cụ thể, đầu tư giảm toàn diện, tổng đầu tư giảm còn 29.6 % GDP trong quý I.2013, so với từ 38.5 % năm 2010. Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ (tính giá trị danh nghĩa) đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.

Đáng chú ý, chuyên gia của WB cảnh báo, mức tăng trưởng chậm hiện nay của Việt Nam kéo dài nhất kể từ khi cải cách kinh tế cuối những năm 80. Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines, đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua. “Đó là dấu hiệu đáng lo ngại, Việt Nam phải rất lâu mới theo kịp Indonesia, Philippines và Thái Lan”.

WB đánh giá, cải cách cơ cấu chậm, quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt. Việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc sử nợ nợ xấu. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và dài hạn.

Đặc biệt, tiến độ cải cách và cơ cấu lại DNNN vẫn hết sức chậm chạp sau 2 năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ tình cải cải. Cần phân loại các DNNN thành các nhóm khác nhau, công khai tài chính. “Việc đang còn thiếu ở Việt Nam là những hành động trên thực tế”. Bên cạnh đó còn thiếu điều phối liên ngành, không có cơ quan nào tổng hợp, chịu trách nhiệm chung. Cần có cơ chế báo cáo tổng hợp. “Có thể Chính phủ đang có ý định thành lập cơ quan như thế”.

WB đánh giá, thách thức lớn nhất của Việt Nam là cải thiện tăng trưởng và đưa về mức 6%, cải thiện năng suất, hiệu quả thu ngân sách Nhà nước. Cần tăng tốc trong cải cách ngân hàng và DNNN.

Tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5.3% trong năm 2013 và khoảng 5.4% vào năm 2014. Lạm phát dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra của Chính phủ do tăng lương tối thiểu ảnh hưởng tới nền kinh tế, giá cả điều tiết bằng hành chính về giáo dục, y tế, điện.

Rủi ro với kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.

Bình luận về gói kích cầu Chính phủ có thể đưa ra như năm 2009, ông Mistra nói, cần bổ sung cho cải cách cơ cấu, nền kinh tế phải dựa vào chính nó mới vận động được, chứ không phải dựa vào chính sách tiền tệ và tài khóa. Bà Victoria, giám đốc WB tại Việt Nam nói thêm, nhìn vào gói kích cầu 30.000 tỷ đồng cho bất động sản, cần xem lại thị trường bất động sản vài năm qua có những méo mó tạo nên bong bóng. Rủi ro là gói kích cầu vẫn tạo ra những méo mó, những động cơ bị bóp méo. Cần có đầu tư mang lại ý nghĩa kinh tế dài hạn.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)