Giải pháp phát triển giáo dục: Công nghệ học
Giải pháp phát triển giáo dục nhằm thực thi một nhiệm vụ xã hội – chính trị, đặc trưng cho trình độ phát triển của lịch sử hiện đại, với những gì chưa có trong toàn bộ lịch sử hiện thực trước đây. Theo nghĩa đó, thế hệ trẻ hiện đại là nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Một cách tự nhiên đương nhiên, thế hệ ấy cần có một nền giáo dục của riêng mình, vì mình, cho mình – một nền giáo dục chưa hề có trong quá khứ.
Ở trình độ văn minh hiện đại, muốn hình thành nên một nền giáo dục mới, chưa hề có trong quá khứ thì phải làm một việc làm tự giác, mà trước hết được định hướng bằng lý thuyết. Lý thuyết càng triệt để càng có cơ may đúng. Một lý thuyết triệt để có thể hình dung như một đường thẳng. Thế mà đời sống hiện thực của hàng triệu triệu người (tức là lịch sử hiện thực) lại không bao giờ đi thẳng một mạch theo “đường thẳng lý thuyết”. Nó như một dòng sông từ thượng nguồn chảy “thẳng” ra biển. Mà dòng sông có thực trong đời thì uốn lượn vòng vèo qua từng khúc quanh co, vì buộc phải nhân nhượng và hòa giải với đặc điểm từng vùng thổ địa đi qua. Dẫu sao, một giải pháp phát triển giáo dục cũng phải triệt để về lý thuyết, và chỉ nhờ vào tính triệt để về lý thuyết đó mà có bản lĩnh dám để ngỏ một khả năng mềm dẻo trong hành động. Nếu giải pháp phát triển giáo dục triệt để về lý thuyết, mềm dẻo trong hành động, thì hy vọng là khả thi.
Một ví dụ mẫu mực:
* Phát hiện ra hành động tha hóa dưới hình thức lao động làm thuê là một phát hiện đúng về lý thuyết.
* Phát hiện ra sức lao động sống là cái duy nhất làm ra giá trị thặng dư, do đó phát hiện ra sự bóc lột sức lao động của người lao động làm thuê là một phát hiện có tính triệt để về lý thuyết.
Tuy nhiên, từ một lý thuyết triệt để như vậy mà đòi ngay lập tức xóa bỏ lao động làm thuê thì lại không mềm dẻo trong hành động.
Lịch sử là lịch sử tự nhiên (Mác). Mỗi bước phát triển lịch sử là một bước đi tự nhiên, theo tiến trình logich nội tại của nó.
Tuân theo tính tất yếu lịch sử ấy, đã đến lúc cần tự giác thực hiện dứt khoát bước phát triển tự nhiên: từ nền giáo dục cho 5% dân cư chuyển sang nền giáo dục cho 100% dân cư, thực hiện một bước nhảy về nguyên lý.
Một khi nền giáo dục cho 100% dân cư đã sang bên này, nền giáo dục cho 5% dân cư ở lại bên kia, thì sẽ lộ rõ toàn bộ sự khác biệt về bản chất lý thuyết, từ đó tất yếu phải thay đổi cách làm thực tiễn.
Sự khác biệt cơ bản về lý thuyết và cách làm thực tiễn của một nền giáo dục hiện nay và của nền giáo dục ở trình độ phát triển mới dành cho 100% dân cư là hình ảnh trực quan cho thấy sự khác biệt giữa kinh nghiệm nhà giáo và khoa học giáo dục hiện đại.
Mấy ngàn năm tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa thống trị độc tôn trong giáo dục, nhờ sự “bảo lãnh bằng vàng” từ cung cách làm ăn nông nghiệp lạc hậu hàng ngàn năm của số đông 80 – 90% dân cư.
Tư duy khoa học trong vòng vài năm nay vì sức ép của nền sản xuất đại công nghiệp mà từng bước giành lấy vai trò chủ đạo và ngày nay đã có tác động chi phối đời sống hiện đại. Riêng chỉ có giáo dục bao giờ cũng là kẻ lẽo đẽo đi theo sau. Lạc hậu nhất lại chính là khoa học giáo dục.
Đầu óc tư duy của số đông tác giả ấy bị khóa chặt trong vòng kim cô của kinh nghiệm, nên giỏi lắm cũng chỉ biết làm vài thao tác cơ học như “nới ra”, “nống lên”, “kéo dài” hoặc “trẻ hóa” các cách xử lý nghiệp vụ có được bằng tổng kết kinh nghiệm từ thời “nước lã – nền giáo dục cho 5% dân cư”.
Nền giáo dục cho 100% dân cư sẽ căn cứ vào bản chất lý thuyết của mình mà xác lập cách làm thực tiễn đặc trưng cho mình, khác hẳn với nền giáo dục hiện nay, cũng như đại công nghiệp khác hẳn với nông nghiệp lạc hậu.
Một khi nền giáo dục đã dành cho cả 100% dân cư, thì nó sẽ trở thành tự nhiên như một nhân tố hữu cơ làm nên sự sống tự nhiên của mỗi cá nhân. Lúc ấy, được hưởng giáo dục để phát triển cũng tự nhiên như ăn uống, hít thở không khí để sống (tồn tại) và trưởng thành.
Nếu trước đây, Hegel cho rằng lao động, loài người tự sinh ra mình, thì ngày nay, bằng việc học, mỗi cá nhân tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình. Nếu lao động làm ra sản phẩm vật chất, tạo ra giá trị, thì việc học cũng làm ra sản phẩm, tạo ra giá trị.
Nguyên tắc vàng của nền giáo dục mới là: Mỗi cá nhân tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, tự trở thành chính mình.
Sự khác biệt giữa thực lực và bằng cấp cũng ví như sự khác biệt giữa giá trị và giá cả, thường có chuyện hàng giả, lừa lọc giữa chợ (thị trường).
Theo nguyên tắc vàng ấy, Thầy giáo hiện đại không giảng giải những cái làm sẵn, không dùng lời nói thuyết phục học sinh chấp nhận của có sẵn, mà là người tổ chức quá trình học, để cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình.
Giải pháp phát triển giáo dục nhằm thực thi một nhiệm vụ xã hội – chính trị có tính lịch sử. Then chốt thành bại của giải pháp lại là cách xử lý nghiệp vụ như một giải pháp nghiệp vụ.
Cốt lõi của giải pháp nghiệp vụ cho phát triển giáo dục ở Việt Nam đã được xác lập gần 30 năm nay là công nghệ giáo dục nói cặn kẽ hơn là cách tổ chức quá trình giáo dục, sao cho có thể kiểm soát được vật chất, cá tính, bên ngoài đầu óc các cá nhân Thầy, Trò.
Sau này, nhờ quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển thực tiễn công nghệ giáo dục ngày càng kỹ hơn, càng đi sâu hơn vào bản chất, càng coi trọng hơn giá trị thực tiễn… thì đã dám nói dứt khoát thế này.
Tất cả những gì đã nói và còn nói về nghiệp vụ của giải pháp phát triển giáo dục có thể thâu tóm vào một chữ này: công nghệ học.
Cách học hiện đại ở trường không phải là nghe giảng và ghi nhớ lời Thầy giảng như nhớ những gì giáo điều có sẵn, mà phải tự mình làm ra những sản phẩm ấy, hơn nữa làm ra theo công nghệ học, được thiết kế sao cho có thể kiểm soát được quá trình học. Điều này cho thấy giải pháp phát triển giáo dục có thành công hay không tùy thuộc vào bước nhảy sinh mệnh từ:Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ sang Thầy thiết kế – Trò thi công.
May sao, bước nhảy ấy đã được khoa học hiện đại thực hiện từ nửa thế kỷ XX, dưới hình thức thực nghiệm giáo dục và ở Việt Nam, từ năm 1978 đến năm 2001, đã có hàng triệu trẻ em khắp ba miền đất nước tiếp nhận Công nghệ giáo dục, học theo công nghệ học.
Một ví dụ mẫu mực:
* Phát hiện ra hành động tha hóa dưới hình thức lao động làm thuê là một phát hiện đúng về lý thuyết.
* Phát hiện ra sức lao động sống là cái duy nhất làm ra giá trị thặng dư, do đó phát hiện ra sự bóc lột sức lao động của người lao động làm thuê là một phát hiện có tính triệt để về lý thuyết.
Tuy nhiên, từ một lý thuyết triệt để như vậy mà đòi ngay lập tức xóa bỏ lao động làm thuê thì lại không mềm dẻo trong hành động.
Lịch sử là lịch sử tự nhiên (Mác). Mỗi bước phát triển lịch sử là một bước đi tự nhiên, theo tiến trình logich nội tại của nó.
Tuân theo tính tất yếu lịch sử ấy, đã đến lúc cần tự giác thực hiện dứt khoát bước phát triển tự nhiên: từ nền giáo dục cho 5% dân cư chuyển sang nền giáo dục cho 100% dân cư, thực hiện một bước nhảy về nguyên lý.
Một khi nền giáo dục cho 100% dân cư đã sang bên này, nền giáo dục cho 5% dân cư ở lại bên kia, thì sẽ lộ rõ toàn bộ sự khác biệt về bản chất lý thuyết, từ đó tất yếu phải thay đổi cách làm thực tiễn.
Sự khác biệt cơ bản về lý thuyết và cách làm thực tiễn của một nền giáo dục hiện nay và của nền giáo dục ở trình độ phát triển mới dành cho 100% dân cư là hình ảnh trực quan cho thấy sự khác biệt giữa kinh nghiệm nhà giáo và khoa học giáo dục hiện đại.
Mấy ngàn năm tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa thống trị độc tôn trong giáo dục, nhờ sự “bảo lãnh bằng vàng” từ cung cách làm ăn nông nghiệp lạc hậu hàng ngàn năm của số đông 80 – 90% dân cư.
Tư duy khoa học trong vòng vài năm nay vì sức ép của nền sản xuất đại công nghiệp mà từng bước giành lấy vai trò chủ đạo và ngày nay đã có tác động chi phối đời sống hiện đại. Riêng chỉ có giáo dục bao giờ cũng là kẻ lẽo đẽo đi theo sau. Lạc hậu nhất lại chính là khoa học giáo dục.
Đầu óc tư duy của số đông tác giả ấy bị khóa chặt trong vòng kim cô của kinh nghiệm, nên giỏi lắm cũng chỉ biết làm vài thao tác cơ học như “nới ra”, “nống lên”, “kéo dài” hoặc “trẻ hóa” các cách xử lý nghiệp vụ có được bằng tổng kết kinh nghiệm từ thời “nước lã – nền giáo dục cho 5% dân cư”.
Nền giáo dục cho 100% dân cư sẽ căn cứ vào bản chất lý thuyết của mình mà xác lập cách làm thực tiễn đặc trưng cho mình, khác hẳn với nền giáo dục hiện nay, cũng như đại công nghiệp khác hẳn với nông nghiệp lạc hậu.
Một khi nền giáo dục đã dành cho cả 100% dân cư, thì nó sẽ trở thành tự nhiên như một nhân tố hữu cơ làm nên sự sống tự nhiên của mỗi cá nhân. Lúc ấy, được hưởng giáo dục để phát triển cũng tự nhiên như ăn uống, hít thở không khí để sống (tồn tại) và trưởng thành.
Nếu trước đây, Hegel cho rằng lao động, loài người tự sinh ra mình, thì ngày nay, bằng việc học, mỗi cá nhân tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình. Nếu lao động làm ra sản phẩm vật chất, tạo ra giá trị, thì việc học cũng làm ra sản phẩm, tạo ra giá trị.
Nguyên tắc vàng của nền giáo dục mới là: Mỗi cá nhân tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, tự trở thành chính mình.
Sự khác biệt giữa thực lực và bằng cấp cũng ví như sự khác biệt giữa giá trị và giá cả, thường có chuyện hàng giả, lừa lọc giữa chợ (thị trường).
Theo nguyên tắc vàng ấy, Thầy giáo hiện đại không giảng giải những cái làm sẵn, không dùng lời nói thuyết phục học sinh chấp nhận của có sẵn, mà là người tổ chức quá trình học, để cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình.
Giải pháp phát triển giáo dục nhằm thực thi một nhiệm vụ xã hội – chính trị có tính lịch sử. Then chốt thành bại của giải pháp lại là cách xử lý nghiệp vụ như một giải pháp nghiệp vụ.
Cốt lõi của giải pháp nghiệp vụ cho phát triển giáo dục ở Việt Nam đã được xác lập gần 30 năm nay là công nghệ giáo dục nói cặn kẽ hơn là cách tổ chức quá trình giáo dục, sao cho có thể kiểm soát được vật chất, cá tính, bên ngoài đầu óc các cá nhân Thầy, Trò.
Sau này, nhờ quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển thực tiễn công nghệ giáo dục ngày càng kỹ hơn, càng đi sâu hơn vào bản chất, càng coi trọng hơn giá trị thực tiễn… thì đã dám nói dứt khoát thế này.
Tất cả những gì đã nói và còn nói về nghiệp vụ của giải pháp phát triển giáo dục có thể thâu tóm vào một chữ này: công nghệ học.
Cách học hiện đại ở trường không phải là nghe giảng và ghi nhớ lời Thầy giảng như nhớ những gì giáo điều có sẵn, mà phải tự mình làm ra những sản phẩm ấy, hơn nữa làm ra theo công nghệ học, được thiết kế sao cho có thể kiểm soát được quá trình học. Điều này cho thấy giải pháp phát triển giáo dục có thành công hay không tùy thuộc vào bước nhảy sinh mệnh từ:Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ sang Thầy thiết kế – Trò thi công.
May sao, bước nhảy ấy đã được khoa học hiện đại thực hiện từ nửa thế kỷ XX, dưới hình thức thực nghiệm giáo dục và ở Việt Nam, từ năm 1978 đến năm 2001, đã có hàng triệu trẻ em khắp ba miền đất nước tiếp nhận Công nghệ giáo dục, học theo công nghệ học.
Hồ Ngọc Đại
(Visited 1 times, 1 visits today)