Giáo dục đại học Việt Nam liệu có cất cánh nếu thêm nhiều “giáo sư”?
TS Lưu Tiến Hiệp chia sẻ những suy nghĩ của ông về việc có nên trao quyền bổ nhiệm chức danh giáo sư cho các trường đại học hay không, xuất phát từ thông lệ quốc tế và bối cảnh Việt Nam.
Bổ nhiệm giáo sư và năng lực tài chính của trường. Ở các nước phương Tây (như Mỹ, Anh, Úc, Canada), chẳng phải đương nhiên những ai đủ tiêu chuẩn đều được phong giáo sư/phó giáo sư, mà phải “làm đơn”, nghĩa là có xét duyệt. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm giáo sư liên quan nhiều đến khả năng tài chính của trường, vì giáo sư/phó giáo sư là những người hưởng mức lương cao, trường giàu sẽ hào phóng hơn, còn không “hãy đợi đấy”. Điều này dẫn đến tình trạng có thầy/cô đợi lâu quá không đến lượt mình được phong, đành phải chuyển sang trường khác hoặc ngầm gây sức ép bằng cách dọa khéo sắp chuyển sang trường khác để trường phải tìm cách giữ lại, nếu các vị này thật sự sáng giá.
Một số trường có thể lập ra những chức danh giáo sư đặc biệt, được gọi là Endowed Professor, theo yêu cầu của người hiến tặng. Chức danh này cũng thường mang tên người hiến tặng, thí dụ như “Rockefeller Professor of Microbiology David Smith”. Khoản hiến tặng phải khá lớn, đủ để trả lương lâu dài cho các vị giáo sư giữ chức danh.
Giáo sư chủ nhiệm. Thông thường, một vị giáo sư phụ trách một lĩnh vực học thuật (chair) được gọi là chủ nhiệm lĩnh vực học thuật đó, mục đích là để vị này cùng các đồng nghiệp cấp dưới phát huy lĩnh vực học thuật do mình phụ trách. Trường giàu có hai-ba vị giáo sư cho một lĩnh vực học thuật cũng là điều bình thường. Nếu chỉ có một vị giáo sư đứng đầu không khéo sẽ phát triển thành mô hình kim tự tháp, bởi vị giáo sư đứng đầu có khả năng sẽ chi phối toàn bộ kinh phí, định hướng lĩnh vực nghiên cứu – một hình thức gia trưởng làm thui chột những ý tưởng nghiên cứu khác, nhất là của giảng viên trẻ.
Uy tín giáo sư. Chúng ta thường lầm tưởng rằng giáo sư/phó giáo sư của một trường khi chuyển sang trường khác sẽ không được công nhận. Điều này không đúng đối với các trường trong cùng một nước ở những nước phát triển. Trường A uy tín hơn trường B không có nghĩa uy tín giáo sư của trường A cao hơn đáng kể uy tín giáo sư trường B, bởi những trường “yếu” cũng có thể sàng lọc, xét chọn GS/PGS một cách nghiêm khắc, có khi chẳng phong giáo sư/phó giáo sư nào cả mà dùng những cách gọi chung thông thường như instructor.
Giáo sư khi được bổ nhiệm có cần có bằng tiến sĩ không? Tuyệt đại đa số là như vậy. Nhưng có những trường bổ nhiệm giáo sư mà không đòi hỏi bằng tiến sĩ nào hết. Những vị này thường được nể phục bởi các công trình nghiên cứu của họ. Chúng ta có thể tìm thấy những thí dụ như vậy ngay ở một số trường đại học danh tiếng như Oxford hay Cambridge.
Bây giờ xin nói chuyện Việt Nam. Mới đây, việc Đại học Tôn Đức Thắng dự định tự tổ chức xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm giáo sư đã làm dấy lên những trao đổi không dứt. Tôi xin không đưa ra ý kiến phản bác hay ủng hộ mà chỉ nêu một vài suy nghĩ ban đầu.
“Thuật ngữ” giáo sư/phó giáo sư khi được sử dụng vừa để chỉ học hàm vừa để chỉ chức vụ chuyên môn chắc chắn sẽ dẫn đến những nhầm lẫn và nhập nhằng khủng khiếp. Giá mà hai nhóm có tên gọi khác nhau thì sự việc đã không gây tranh cãi như vậy, nhưng tiếng Việt không đủ phong phú để làm việc đó. Chẳng lẽ để phân biệt giáo sư do trường A bổ nhiệm, chúng ta sẽ ghi: GS (chức vụ) Nguyễn Văn A, và GS (học hàm) Trần Thị B nếu được Bộ phong. Tôi chưa thấy nước nào dùng hai hệ thống song song như vậy.
Trao quyền bổ nhiệm các chức vụ giảng dạy cho các trường là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng việc này lại rất mới mẻ ở Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên được thử thách bởi thời gian. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều người hẳn đã không quá lo xa khi e ngại việc trao quyền tự chủ bổ nhiệm sẽ dẫn đến những hệ quả vượt ra ngoài tầm kiểm soát, điều mà Bộ đã có không ít kinh nghiệm đau thương. Chẳng hạn, khi Bộ quy định số sinh viên cho một giảng viên, không ít trường đã dùng giải pháp “giảng viên ma”, tuyển vượt chỉ tiêu cho phép, hoặc gửi thư báo trúng tuyển khi chưa có ý kiến của Bộ…
Nên chăng cần có phương án thí điểm để hai trường ĐH Quốc gia làm thử vì nguồn nhân lực của họ lớn. Sau đó, Bộ hay cơ quan kiểm định sẽ phân tầng trường. Trường nào thứ hạng cao sẽ được phép trao quyền bổ nhiệm, tránh tình trạng trình độ giáo sư trường này thấp hơn đáng kể trường kia trong cùng một nước. Biết đâu cái chúng ta nghĩ là đúng lại làm cho nhiều giáo sư thấy mặc cảm khi được bổ nhiệm.
Tuy nhiên, trước mắt, nếu chưa trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho các trường, Bộ cũng có thể làm được không ít việc nhằm cải thiện các tiêu chuẩn và quy trình xét phong giáo sư/phó giáo sư của mình, vốn lâu nay bị phê phán là “chẳng giống ai”, “thiếu tính công khai”, “phong cả cho những người không làm công tác giảng dạy”… Hãy làm cho hệ thống tiêu chuẩn xét phong giáo sư/phó giáo sư của chúng ta hội nhập quốc tế sâu hơn, tăng số giáo sư/phó giáo sư thực sự đứng trên bục giảng lên và giảm số giáo sư quan chức xuống. Đối với những nhà giáo có công với sự nghiệp giáo dục, chúng ta đã có danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” để xưng tụng trọn đời, thì cũng không cần thiết phải duy trì chức danh giáo sư/phó giáo sư một khi người được bổ nhiệm chức danh đó không còn làm công tác giảng dạy, giống như thông lệ quốc tế.
Số lượng giáo sư/phó giáo sư đã được phong của Việt Nam không hề thấp, ít nhất là so với các nước trong khu vực, nhưng nền đại học và nghiên cứu khoa học của chúng ta vẫn trì trệ. Chẳng nên vội vã cho rằng nếu các trường đại học được trao quyền bổ nhiệm giáo sư, nền giáo dục đại học của chúng ta sẽ cất cánh. Còn nhớ, khoảng 10 năm trước, nhiều nhà giáo dục, khoa bảng tuyên bố nếu áp dụng hệ thống tín chỉ thì chất lượng giáo dục đại học sẽ đi lên. Bây giờ, sau 10 năm thực hiện đào tạo theo tín chỉ, có ai dám khẳng định lại điều đó hay không? Cũng như vậy, việc trao quyền tự chủ phong giáo sư, thiết nghĩ, chẳng phải là cây đũa thần giúp cải thiện chất lượng nền giáo dục đại học hiện nay. Theo tôi, đổi mới về cách điều hành, chương trình, giảng viên, phương pháp giảng dạy, cải thiện việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp… đó mới là những vấn đề cốt lõi. Hãy cố gắng chờ đến khi nền giáo dục đại học Việt Nam được tạo mọi điều kiện tốt nhất để trưởng thành, biết đâu vấn đề trường tự bổ nhiệm giáo sư sẽ được giải quyết mà không cần những tranh cãi nảy lửa của ngày hôm nay.
Một số trường có thể lập ra những chức danh giáo sư đặc biệt, được gọi là Endowed Professor, theo yêu cầu của người hiến tặng. Chức danh này cũng thường mang tên người hiến tặng, thí dụ như “Rockefeller Professor of Microbiology David Smith”. Khoản hiến tặng phải khá lớn, đủ để trả lương lâu dài cho các vị giáo sư giữ chức danh.
Giáo sư chủ nhiệm. Thông thường, một vị giáo sư phụ trách một lĩnh vực học thuật (chair) được gọi là chủ nhiệm lĩnh vực học thuật đó, mục đích là để vị này cùng các đồng nghiệp cấp dưới phát huy lĩnh vực học thuật do mình phụ trách. Trường giàu có hai-ba vị giáo sư cho một lĩnh vực học thuật cũng là điều bình thường. Nếu chỉ có một vị giáo sư đứng đầu không khéo sẽ phát triển thành mô hình kim tự tháp, bởi vị giáo sư đứng đầu có khả năng sẽ chi phối toàn bộ kinh phí, định hướng lĩnh vực nghiên cứu – một hình thức gia trưởng làm thui chột những ý tưởng nghiên cứu khác, nhất là của giảng viên trẻ.
Uy tín giáo sư. Chúng ta thường lầm tưởng rằng giáo sư/phó giáo sư của một trường khi chuyển sang trường khác sẽ không được công nhận. Điều này không đúng đối với các trường trong cùng một nước ở những nước phát triển. Trường A uy tín hơn trường B không có nghĩa uy tín giáo sư của trường A cao hơn đáng kể uy tín giáo sư trường B, bởi những trường “yếu” cũng có thể sàng lọc, xét chọn GS/PGS một cách nghiêm khắc, có khi chẳng phong giáo sư/phó giáo sư nào cả mà dùng những cách gọi chung thông thường như instructor.
Giáo sư khi được bổ nhiệm có cần có bằng tiến sĩ không? Tuyệt đại đa số là như vậy. Nhưng có những trường bổ nhiệm giáo sư mà không đòi hỏi bằng tiến sĩ nào hết. Những vị này thường được nể phục bởi các công trình nghiên cứu của họ. Chúng ta có thể tìm thấy những thí dụ như vậy ngay ở một số trường đại học danh tiếng như Oxford hay Cambridge.
Bây giờ xin nói chuyện Việt Nam. Mới đây, việc Đại học Tôn Đức Thắng dự định tự tổ chức xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm giáo sư đã làm dấy lên những trao đổi không dứt. Tôi xin không đưa ra ý kiến phản bác hay ủng hộ mà chỉ nêu một vài suy nghĩ ban đầu.
“Thuật ngữ” giáo sư/phó giáo sư khi được sử dụng vừa để chỉ học hàm vừa để chỉ chức vụ chuyên môn chắc chắn sẽ dẫn đến những nhầm lẫn và nhập nhằng khủng khiếp. Giá mà hai nhóm có tên gọi khác nhau thì sự việc đã không gây tranh cãi như vậy, nhưng tiếng Việt không đủ phong phú để làm việc đó. Chẳng lẽ để phân biệt giáo sư do trường A bổ nhiệm, chúng ta sẽ ghi: GS (chức vụ) Nguyễn Văn A, và GS (học hàm) Trần Thị B nếu được Bộ phong. Tôi chưa thấy nước nào dùng hai hệ thống song song như vậy.
Trao quyền bổ nhiệm các chức vụ giảng dạy cho các trường là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng việc này lại rất mới mẻ ở Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên được thử thách bởi thời gian. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều người hẳn đã không quá lo xa khi e ngại việc trao quyền tự chủ bổ nhiệm sẽ dẫn đến những hệ quả vượt ra ngoài tầm kiểm soát, điều mà Bộ đã có không ít kinh nghiệm đau thương. Chẳng hạn, khi Bộ quy định số sinh viên cho một giảng viên, không ít trường đã dùng giải pháp “giảng viên ma”, tuyển vượt chỉ tiêu cho phép, hoặc gửi thư báo trúng tuyển khi chưa có ý kiến của Bộ…
Nên chăng cần có phương án thí điểm để hai trường ĐH Quốc gia làm thử vì nguồn nhân lực của họ lớn. Sau đó, Bộ hay cơ quan kiểm định sẽ phân tầng trường. Trường nào thứ hạng cao sẽ được phép trao quyền bổ nhiệm, tránh tình trạng trình độ giáo sư trường này thấp hơn đáng kể trường kia trong cùng một nước. Biết đâu cái chúng ta nghĩ là đúng lại làm cho nhiều giáo sư thấy mặc cảm khi được bổ nhiệm.
Tuy nhiên, trước mắt, nếu chưa trao quyền bổ nhiệm giáo sư cho các trường, Bộ cũng có thể làm được không ít việc nhằm cải thiện các tiêu chuẩn và quy trình xét phong giáo sư/phó giáo sư của mình, vốn lâu nay bị phê phán là “chẳng giống ai”, “thiếu tính công khai”, “phong cả cho những người không làm công tác giảng dạy”… Hãy làm cho hệ thống tiêu chuẩn xét phong giáo sư/phó giáo sư của chúng ta hội nhập quốc tế sâu hơn, tăng số giáo sư/phó giáo sư thực sự đứng trên bục giảng lên và giảm số giáo sư quan chức xuống. Đối với những nhà giáo có công với sự nghiệp giáo dục, chúng ta đã có danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” để xưng tụng trọn đời, thì cũng không cần thiết phải duy trì chức danh giáo sư/phó giáo sư một khi người được bổ nhiệm chức danh đó không còn làm công tác giảng dạy, giống như thông lệ quốc tế.
Số lượng giáo sư/phó giáo sư đã được phong của Việt Nam không hề thấp, ít nhất là so với các nước trong khu vực, nhưng nền đại học và nghiên cứu khoa học của chúng ta vẫn trì trệ. Chẳng nên vội vã cho rằng nếu các trường đại học được trao quyền bổ nhiệm giáo sư, nền giáo dục đại học của chúng ta sẽ cất cánh. Còn nhớ, khoảng 10 năm trước, nhiều nhà giáo dục, khoa bảng tuyên bố nếu áp dụng hệ thống tín chỉ thì chất lượng giáo dục đại học sẽ đi lên. Bây giờ, sau 10 năm thực hiện đào tạo theo tín chỉ, có ai dám khẳng định lại điều đó hay không? Cũng như vậy, việc trao quyền tự chủ phong giáo sư, thiết nghĩ, chẳng phải là cây đũa thần giúp cải thiện chất lượng nền giáo dục đại học hiện nay. Theo tôi, đổi mới về cách điều hành, chương trình, giảng viên, phương pháp giảng dạy, cải thiện việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp… đó mới là những vấn đề cốt lõi. Hãy cố gắng chờ đến khi nền giáo dục đại học Việt Nam được tạo mọi điều kiện tốt nhất để trưởng thành, biết đâu vấn đề trường tự bổ nhiệm giáo sư sẽ được giải quyết mà không cần những tranh cãi nảy lửa của ngày hôm nay.
(Visited 1 times, 1 visits today)