Hàn Quốc đi tìm một hình mẫu sinh viên kiểu mới

“20 hoặc 30 năm trước đây, chúng tôi cần những sinh viên có thể học hỏi được một số thứ và bám theo được lối mòn mà các nước tiên tiến đã tạo ra. Nhưng bây giờ Hàn Quốc đã trưởng thành, và chúng tôi không nên chỉ đơn giản đi theo sau những gì người khác đã làm... Chúng ta cần những con người mới với óc sáng tạo mới.”  

Trong khi gần 700.000 sinh viên trường cao đẳng ở Hàn Quốc đang miệt mài gắng sức cho kỳ thi vào đại học vào tháng mười một, thì Yu Hwa Young lại dành cả ngày đi tàu lượn siêu tốc và chụp hình tại Everland, một khu vui chơi giải trí.

“Mọi người đều ghen tị,” một sinh viên sắp tốt nghiệp 19 tuổi của trường trung học Posung nói, Yu được miễn kỳ kiểm tra vì đã được nhận vào chương trình nghiên cứu quốc tế tại trường ĐH Sogang, dựa trên bảng điểm với điểm gần như tuyết đối trong bài thi tếng Anh, bài phỏng vấn, và các hoạt động ngoại khoá, ví dụ như tham gia làm báo ở trường và tham gia hội Mô hình Liên Hợp Quốc.

Các bài thi vượt rào then chốt được chuẩn hoá vốn từ lâu là cánh cửa dẫn đến đào tạo giáo dục cấp cao ở Hàn Quốc, nay đã không còn là con đường duy nhất để vào được các trường đại học. Hơn 10% sinh viên mới bắt đầu học vào tháng Ba sắp tới được chọn lựa bởi những cán bộ tuyển sinh kiểu mới, những người đã trải qua khóa đào tạo nhằm đánh giá những phẩm chất khó định lượng, như khả năng lãnh đạo và tư duy độc lập. Thay đổi trong các kỳ tuyển sinh là vấn đề trọng tâm của một loạt các cải cách về chính sách nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của các sinh viên trước đây được đào tạo để ghi nhớ, và triệt để xử lý vấn đề về khối trường tư thục đang làm cho con đường tới các trường đại học ngày càng đắt đỏ.


Cảnh sát Seoul giúp các thí sinh đại học lạc đường đến điểm thi đúng giờ.

Lee Ju Ho, Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học, và Công nghệ, nói rằng, tuyển sinh đại học phải cải cách trước khi cải cách mọi lĩnh vực khác. “Mọi bậc cha mẹ thường muốn con của mình được học ở trường tốt nhất có thể. Đó là nguyên nhân dẫn tới hệ quả là văn hóa thi cử của chúng ta,” ông nói. “Tất cả các nỗ lực bỏ ra chỉ để nâng cao điểm các bài thi, không phải nhằm phát triển óc sáng tạo hay bất kì khía cạnh tự nhiên nào khác của con người… Đó là thách thức lớn nhất của chúng tôi.”

Bộ đã đầu tư 31 triệu đô-la Mỹ, hay 35 – tỉ won, vào năm 2010, tăng gần 2 triệu đô-la Mỹ so với năm 2007, để chi trả tiền lương và chi phí đào tạo cho các nhà tuyển dụng kiểu mới. Hệ thống đã mở rộng đến hơn 100 trường đại học, bao gồm cả một số trường không nhận ngân quỹ của chính phủ.

Các trường đại học ở những quốc gia khác, vốn từ lâu sử dụng cơ chế tuyển dụng dựa nhiều vào thi cử, nay cũng đang nỗ lực cải cách nhằm cải thiện chỗ đứng trên toàn cầu và thu hút các sinh viên ngoại quốc. Các trường đại học đứng đầu của Hồng Kông và đại lục Trung Hoa đang mở rộng các tiêu chí tuyển sinh để khích lệ những phẩm chất như khả năng sáng tạo và tham gia hoạt động cộng đồng. Hiệp hội Quốc gia Tư vấn Tuyến sinh Đại học của Mỹ đã và đang chào đón các du khách đến từ Romania, Ukraina cũng như Hàn Quốc, những người thực sự quan tâm với hệ thống giáo dục linh động hơn này.

Nhưng thay đổi hoàn toàn một nền văn hóa thi cử có hàng thế kỷ ở Hàn Quốc cũng khó khăn không kém nơi nào khác. Các trường học và các gia đình cần thời gian để theo kịp với tư duy mới, trong bối cảnh xã hội vẫn quan niệm rằng chương trình giảng dạy ngoại khóa nghĩa là các lớp toán và tiếng Anh nâng cao, và sự cạnh tranh vào các trường đại học hàng đầu là vô cùng khốc liệt, khiến việc phụ đạo thêm là khó tránh khỏi và sinh viên không có thời gian để làm bất cứ việc gì khác ngoài việc học. Nhiều bậc cha mẹ hoài nghi rằng cải cách định hướng này sẽ chẳng tồn tại nổi sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2013.

Tuy thế, các nhà quan sát nói thay đổi mới hình thành đang thúc đẩy những cuộc đối thoại quan trọng ở Hàn Quốc trong một bối cảnh mang tính bản lề. Sinh viên trường trung học cơ sở đang bắt đầu nghĩ về những gì họ có thể làm ngoài việc học. Và các trường cao đẳng đang bắt đầu hỏi, “chúng ta đang cần những hình mẫu thanh niên tài năng gì, và chúng ta sẽ làm cách nào để tìm ra họ?” nhận định từ Chung Kwang Hee nhà nghiên cứu các chính sách tuyển sinh ở Viện Phát triển Kinh tế Hàn Quốc.

Gốc rễ của việc cải cách

Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc được sự ngưỡng mộ rộng rãi với nỗ lực thành công cứu quốc gia này ra khỏi cảnh nghèo đói sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và mang lại sức mạnh cho nền kinh tế lớn thứ 13 của Thế giới chỉ trong sáu thập niên ngắn ngủi. 78% dân số Hàn Quốc mù chữ vào năm 1948 và một phần nhỏ của 1% đạt trình độ giáo dục sau trung học. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong số những nước có tỷ lệ mù chữ thấp nhất trên thế giới (2 %) và tỉ lệ hoàn thành các chương trình học hệ cao đẳng khá cao: 58 % người trưởng thành trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng đào tạo 2 hoặc 4 năm.

“Mọi bậc cha mẹ thường muốn con của mình được học ở trường tốt nhất có thể. Đó là nguyên nhân dẫn tới hệ quả là văn hóa thi cử của chúng ta,” ông nói. “Tất cả các nỗ lực bỏ ra chỉ để nâng cao điểm các bài thi, không phải nhằm phát triển óc sáng tạo hay bất kì khía cạnh tự nhiên nào khác của con người… Đó là thách thức lớn nhất của chúng tôi.”
Lee Ju Ho, Bộ trưởng GD, KH&CN Hàn Quốc

Người Hàn Quốc ca tụng những cổ tích về “những con rồng” “nổi lên từ mương rãnh,” hoặc những người đạt được thành tựu vĩ đại từ những bước khởi đầu khiêm tốn, thường là nhờ giáo dục. Lee Myung Bak được sinh ra trong một gia đình nghèo và phải làm việc kiếm sống trong suốt thời kỳ học trung học và đại học, trước khi trở thành giám đốc điều hành tại Hyundai và cuối cùng trở thành Tổng thống.

Nhưng nhu cầu quá tải đối với giáo dục đại học cũng đã gây ra cuộc cạnh tranh dữ dội để dành những cơ hội được đào tạo giáo dục tốt nhất. Văn hoá cạnh tranh này đang hình thành nên nền công nghiệp giáo dục tư nhân với ước tính là 19 tỷ đô-la Mỹ, hoặc 21,6 nghìn tỷ won vào năm 2009. Ngày nay, hệ thống giáo dục nổi tiếng của quốc gia này bị đổ lỗi cho hiện tượng sụt giảm tỉ lệ sinh nở, những số liệu về tình trạng tự tử, và hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu hơn.

Nhiều sinh viên có đủ nguồn tài chính đã rời khỏi Hàn Quốc để theo đuổi nền giáo dục cao hơn. Số lượng sinh viên học ở nước ngoài tăng từ 24.000 trong 1985 lên 218.000 vào năm 2007, theo số liệu thống kê của chính phủ, với một phần ba số sinh viên trên đang học tại Bắc Mỹ. Ngày càng nhiều sinh viên còn lại đang rời các trường trung học hoặc trường trung học cơ sở để học tiếng Anh và để dành thời gian chuẩn bị cho việc vào các trường đại học Phương Tây. “Ngày nay nếu bạn muốn hóa rồng, bạn phải có tiền,” Kwon Heok Seung, Phó Trưởng phòng tuyển sinh tại Đại học Quốc gia Seoul nói.

Một nghề chuyên môn mới ra đời: làm công tác tuyển sinh

Đại học Quốc gia Seoul, trường đại học công lập trọng điểm của đất nước, là một trong những trường đầu tiên bắt đầu áp dụng cơ chế tuyển sinh mới. “Khi mới bắt đầu, chúng tôi thậm chí còn không có chức danh thích hợp. Chúng tôi được gọi là chuyên gia nghiên cứu,” theo lời Lee Seung Yeon, một viên chức của văn phòng tuyển sinh bắt đầu làm việc tại Đại học Quốc gia Seoul từ năm 2001. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhờ sự giúp đỡ của các nhà tư vấn từ ĐH California – Berkeley và ĐH Cornel, các nhà tuyển sinh cùng nhau xây dựng một phương pháp để xem xét tuyển sinh không chỉ dựa trên điểm số hoặc trình độ giáo dục mà còn dựa trên chất lượng chuẩn bị hồ sơ của các thí sinh.


Trong khi các thí sinh đại học làm bài,
mẹ của họ sẽ đến chùa cầu cho họ thi tốt.

Ngày nay đại học có 24 nhà tuyển sinh và một toà nhà độc lập. Phác thảo về các thiết bị hiện đại trong tương lai được treo tại văn phòng trưởng khoa. Văn phòng điều phối một hệ thống thông tin phức tạp theo ba định hướng tiêu chí trong việc tuyển chọn 3.000 sinh viên hàng năm.

Định hướng tiêu chí chủ đạo cho phép sinh viên thể hiện sức mạnh của mình hơn là yêu cầu họ đạt điểm cao nhất trong mọi môn học. Hầu hết các thí sinh vẫn tham gia làm bài thi vào cao đẳng, nhưng họ được đánh giá dựa vào trình độ, bài giới thiệu tiến cử, các bài luận, và các tài liệu để thể hiện tài năng hoặc mối quan tâm về các lĩnh vực của họ.

Định hướng thứ hai nhằm đa dạng vùng miền bằng việc xem xét các sinh viên với điểm cao nhất ở mỗi trường trung học của Hàn Quốc, và nhà nước khẳng định các sinh viên này sẽ sớm được áp dụng các tiêu chí tuyển sinh mới khác nữa. Và định hướng thứ ba cân nhắc về điểm trung bình theo truyền thống và qua cuộc thi đầu vào của trường đại học. Vậy nên, trong khi một số sinh viên đang tìm kiếm sự xem xét trên những tiêu chí đặc biệt thì những sinh viên khác vẫn đang cặm cụi học suốt ngày đêm để làm sao đạt điểm kiểm tra cao nhất có thể.

Thông qua quá trình mở rộng tiêu chí tuyển sinh, các nhà tuyển sinh nói, họ đã nhận tuyển vào các trường đại học hàng đầu của đất nước những sinh viên vốn không thể được chấp nhận nếu căn cứ theo cơ chế tuyển sinh trước đây. Một số sinh viên gặp khó khăn trong những năm đầu nhưng sau đó lại trở nên thành công, hay một số là những học sinh đầu tiên của một tỉnh trong vòng 30 năm nay vào được nhóm các trường đại học hàng đầu, họ đến từ các trường trung học các tỉnh vùng nông thôn nơi có ít cơ hội tiếp cận với hình thức học phụ đạo tư nhân phổ biến như ở Seoul.

Các trường đại học đã phải giới thiệu hệ thống giảng dạy và các lớp học ở trình độ vừa phải hơn và hệ thống phụ đạo cho những em không theo kịp. Nhưng các nhà tuyển sinh tin rằng họ đang nhận vào nhiều hơn những sinh viên thực sự quan tâm về lĩnh vực của mình thay vì chạy đua theo uy tín bằng cấp. Nuôi trồng phẩm chất tò mò trí tuệ cũng là một ưu tiên hàng đầu mới của các trường đại học, với mong muốn thu hút được các nhà lãnh đạo tiềm năng của tương lai.

Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết điều nghịch lý được thể hiện qua các kỳ thi tầm quốc tế: trong khi kỹ năng của các sinh viên Hàn Quốc được xếp vào hạng cao nhất trên thế giới, các kết quả khảo sát lại chỉ ra rằng, sự hứng thú hay lòng tự tin của họ trong toán học hoặc khoa học là thấp hơn hẳn so với mức trung bình.

 Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết điều nghịch lý được thể hiện qua các kỳ thi tầm quốc tế: trong khi kỹ năng của các sinh viên Hàn Quốc được xếp vào hạng cao nhất trên thế giới, các kết quả khảo sát lại chỉ ra rằng, sự hứng thú hay lòng tự tin của họ trong toán học hoặc khoa học là thấp hơn hẳn so với mức trung bình.

“20 hoặc 30 năm trước đây, chúng tôi cần những sinh viên có thể học được một số thứ và bám theo được lối mòn mà các nước tiên tiến tạo ra. Nhưng bây giờ Hàn Quốc đã trưởng thành, và chúng ta không nên chỉ đơn giản đi theo sau những gì người khác đã làm. Chúng ta cần những con người mới với óc sáng tạo mới,” nhận định từ Seon Moon Suk, một cán bộ tuyển sinh tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Hàn quốc, hay còn gọi là Kaist, tại trường đại học nghiên cứu khoa học công nghệ đầu ngành của quốc gia. Kaist đã sớm mở rộng cơ chế tuyển sinh. Bài kiểm tra đầu vào của trường đã trở thành không bắt buộc từ cách đây hơn một thập niên trước, và các sinh viên được đánh giá dựa trên các cuộc phỏng vấn, điểm số, và các nhận xét đề cử.

Nhiều sinh viên đến từ các trường trung học chuyên, nơi mà họ tập trung vào nghiên cứu và có thể tốt nghiệp sớm một năm và được nhận thẳng vào đại học mà không cần thi đại học.Vào năm 2008, Kaist bắt đầu thuê các chuyên gia tuyển sinh để xây dựng hệ thống mô hình để đánh giá hồ sơ cho các thí sinh từ các trường trung học đại chúng.

Mỗi trường đại học đang thực hiện theo một hệ thống riêng. Một số yêu cầu thi tuyển qua hệ thống thi của quốc gia hay các bài kiểm tra chuẩn hoá khác, như là Toefl; một số trường khác thì không.

Hầu hết các chuyên gia tuyển sinh cho biết họ đang tìm kiếm những sinh viên có thể suy nghĩ độc lập và không phụ thuộc nhiều vào gia sư riêng. Nhiều người tin rằng việc học thêm quá nhiều theo sự hướng dẫn của gia sư gây ra lối học thụ động và chỉ tập trung đối phó với thi cử.

“Chúng tôi muốn gửi một thông điệp mới rằng nếu bạn học hành chăm chỉ ở trường và biết tận dụng lợi thế tại trường của bạn, bạn có thể thành công,” khẳng định từ Jung Hee An, một nhà tuyển sinh tại trường Đại học Ewha Womans, nơi mà một phần tư lớp sinh viên năm thứ nhất được lựa chọn căn cứ theo một đợt kiểm tra bao quát toàn diện hơn.

Tư duy học thuật kiểu cũ vẫn giữ vai trò chủ đạo

Các trường đại học đang yêu cầu các trường trung học công lập cải cách để chuẩn bị cho học sinh một hành trang toàn diện hơn, tạo ra những con người tự lập hơn. Nhưng đây là một đòi hỏi thay đổi quá lớn cho một hệ thống tuyển sinh được xây dựng quanh một kỳ thi sinh tử, trong đó có vai trò tham gia ngày càng tăng của các trường tư. Tại nhiều trường học ở Seoul, các sân thể thao và lớp học vắng tanh sau tiếng chuông cuối cùng, vì tất cả sinh viên vội vã đến với các gia sư riêng hoặc các trường luyện thi, nơi họ chuẩn bị cho kỳ thi vào trường đại học.

Chính phủ đang đẩy mạnh viện trợ cho các trường để thu hút học sinh đến với các hoạt động ngoài giờ. Nhưng trong nỗ lực nhằm cạnh tranh với trường luyện thi và cạnh tranh lẫn nhau (điểm chuẩn các bài thi của từng trường được công bố công khai), nhiều trường công lập đang tập trung nguồn hỗ trợ này vào các môn học chủ đạo như tiếng Hàn Quốc, tiếng Anh, và toán học, và chấp nhận hi sinh các môn thể thao và mỹ thuật.

Yu Hwa Young, người sẽ bắt đầu học tại trường ĐH Sogang vào tháng ba, nói, cậu ta đã tham gia vào tờ báo ở trường trung học Posung, nhưng ở trường cũng có câu lạc bộ khác để tham gia. Cậu ta cũng tham dự nhiều hoạt động ở các nơi khác. Cậu đăng ký tham gia tại một học viện đặc biệt được thiết kế cho các sinh đăng ký theo các chương trình nghiên cứu về quốc tế. Trong suốt khoá học hai buổi mỗi tuần, cậu ta được nghe bài giảng về các vấn đề quốc tế và kinh tế, và được cho đọc sách giáo trình của Thomas L. Friedman và Noam Chomsky. Khoá đào tạo đã giúp cậu ta hình thành các quan điểm về các vấn đề quốc tế then chốt, và cung cấp cho cậu sự chuẩn bị quý báu cho cuộc phỏng vấn vào trường đại học.

Yu sống ở nước ngoài trong suốt ngững năm học trung học để học tiếng Anh, và cha mẹ của cậu ta cũng thuê gia sư để giúp cậu cải thiện điểm thi Toefl nhiều tháng trước kì thi. Yu cho biết: “Các trường cao đẳng thì nói họ không muốn điểm số cao, nhưng điểm cao vẫn luôn tốt hơn.”
Trong khi các trường trung học công lập đang từ từ thay đổi, các trường tư lại nhanh chóng thích nghi với tư duy “chính thống” mới. Một danh mục các dịch vụ tư vấn và các học viện chào mời học sinh các cơ hội tình nguyện miễn phí, các khóa đào tạo chuẩn bị cho các cuộc thi quốc gia được tổ chức nhằm cải thiện hồ sơ đăng ký đại học của học sinh, và cung cấp lời khuyên học sinh nên xây dựng một hồ sơ cá nhân gồm điểm trung bình học kỳ, điểm bài thi, và tham gia các hoạt động như thế nào thì sẽ mang đến thành công.

Sự bùng nổ mới nhất này ở khu vực giáo dục tư nhân đang thổi bùng lời chỉ trích rằng, sự can thiệp của các nhà tuyển sinh đang làm tăng sự bất bình đẳng giàu nghèo thay vì giảm đi, vì những học sinh giàu có sẽ có được sự chuẩn bị đặc biệt hơn.

Tuy nhiên, Yang Hee Neyong, sinh viên trong nhóm dẫn đầu của một trường trung học danh tiếng mức trung bình ở miền trung Hàn Quốc nghĩ rằng hệ thống mới là cơ hội tốt nhất cho một sinh viên như cô để trở nên nổi bật khi đăng lý tai trường đại học Ewha Womans vào năm tới.
Đến từ một gia đình trung lưu ở một thành phố công nghiệp, cách ba tiếng đi từ thủ đô, cô ấy không có cơ hội để học ở nước ngoài hoặc để tham dự một trong những “học viện nổi tiếng của Seoul,” như cô nói. Thay vào đó, cô ấy cố gắng đứng đầu lớp học tiếng Anh của mình bằng cách luyện tập ở nhà, với sự giúp đỡ thỉnh thoảng từ gia sư, và bằng cách lắng nghe các bài học trên băng và tự ghi lại giọng nói để thực hành phát âm.

Cô hy vọng sẽ gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh nhờ sự đam mê học tiếng Anh, ước mơ trở thành người phiên dịch, và khả năng rèn luyện độc lập của mình. “Tôi nghĩ việc tôi tự học lấy đã thể hiện được tiềm năng của tôi,” cô nói.

Để chuẩn bị cho việc vào trường đại học, cô ở lại ở trường cho đến 11h đêm mỗi ngày. Cô nghiên cứu bài thi nhưng cũng viết thơ và các đoạn văn bằng tiếng Anh để chuẩn bị cho các cuộc thi đấu. Ở nhà, cô duy trì một trang blog với các bài học ngữ pháp tiếng Anh hài hước, và cô cũng dịch sách của trẻ em bằng tiếng Anh sang tiếng Triều Tiên. Vào những buổi cuối tuần, khi nhiều bạn bè của cô đi học thêm tại các học viện tư nhân, thì cô làm tình nguyện ở viện dưỡng lão hoặc tự học lấy. Giáo viên của cô duy trì danh mục hồ sơ những thành tích đa dạng của cô và đưa ra những lời góp ý và động viên. Nhưng việc tránh các trường luyện thi trong một hệ thống nơi thứ hạng có vai trò quan trọng làm cho cô cảm thấy lo lắng, “lo lắng rất nhiều,” cô nói.

Một buổi tối tháng mười một, cô bé nhìn lướt qua cuốn sách giới thiệu về trường Ewha, về hồ sơ của những sinh viên được tuyển chọn bởi các cán bộ tuyển sinh mới.

Cô bé đọc to những mô tả về các cô gái đã là chủ tịch lớp của họ, có người đã đi những nơi xa xôi trên Thế giới để làm tình nguyện, hoặc có người sáng lập ra câu lạc bộ hoạt động xã hội của riêng họ, và ở lớp học điểm số của những cô gái đó vẫn được duy trì ở mức gần như đứng đầu vì họ đã chăm chỉ đến sớm về muộn học bài hơn mọi học sinh khác. Sau vài phút, vẻ tự tin tươi tắn của Yang biến mất:

“Ôi trời ơi, sao tôi có thể làm được như vậy?”

 

Tác giả