Khởi đầu chấn hưng đại học bằng “tinh hoa”
1/ Gần đây, một số báo chí, hay một số người Việt Nam phát biểu thường nhắc đến bảng xếp thứ tự các trường “đại học”, thí dụ như bảng xếp của Jiao Tong University (nếu tôi không lầm chữ Hán, thì nghĩa là Đại học Giao thông) ở Thượng Hải. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nước ngoài cho rằng không thể coi đó như là một thứ “khuôn vàng thước ngọc”. Xin nêu vài nhận xét sau đây của họ, mà phần nào tôi chia sẻ:
Người đánh giá xếp hạng (Đại học giao thông, một đại học “một ngành”), xếp lẫn lộn các “trường” mà hình như họ cũng không phân biệt được định nghĩa. Thí dụ như với Pháp họ xếp lẫn các Universités (bao gồm nhiều ngành, nhiều khoa) với các “Grandes Ecoles” (thường chỉ có một ngành, và tầm cỡ khối lượng có khi chỉ tương đương với một khoa). Nói chi tiết một chút cho rõ. Bằng tú tài Pháp (baccalauréat) ra đời năm 1808, có đặc điểm sau đây: theo luật, nó vừa là bằng kết thúc Trung học (định nghĩa thứ nhất), đồng thời là “bằng cấp đầu tiên của đại học”, (“premier grade universitaire”, định nghĩa thứ nhì). Vì cái định nghĩa thứ nhì là như thế nên từ thuở được khai sinh đến nay đã 200 năm, người có bằng tú tài Pháp được đương nhiên ghi tên vào học Université (“đại học” Pháp, tôi dùng tiếng Pháp cho khỏi lẫn lộn dưới đây) mà không phải thi tuyển gì hết: bằng tú tài Pháp là kết quả của một sự “gộp thi”, một thứ bằng “hai trong một”, một tai họa mà từ mấy chục năm nay, các chính quyền tả hay hữu cố sửa mà không sửa được. Và vì thế mà “kẹt”: các Universités không được phép tuyển sinh, nghĩa là không lọc được “đầu vào”; bất cứ ai có bằng tú tài cũng được phép ghi tên vào học dù không học được. Với một số lượng sinh viên rất lớn, với trình độ linh tinh, không ngân sách nào có thể chịu đựng nổi; số sinh viên phải rời trường sau 3 năm, không được phép học tiếp, không có một mảnh bằng nào trong tay, là một con số khổng lồ. Do đó sự lãng phí thật khủng khiếp về thời gian, về nhân lực, về ngân quĩ, khuynh gia bại sản các Universités. Trong khi đó, cũng do lý do lịch sử để lại, có sự hiện diện song song của một số cơ sở giáo dục mà Pháp gọi là những “Grandes Ecoles” – (“Trường lớn”, tôi dùng tiếng Pháp cho khỏi lẫn lộn dưới đây, tóm tắt là những trường kỹ sư, những trường thương mại quản lý, chủ yếu là những trường cao cấp dạy nghề) – đã được mở bên ngoài các Universités. May cho các cơ sở này, và may cho nền giáo dục của Pháp: nhờ được mở bên ngoài các Universités mà các cơ sở này không bị “kẹt” vào cái định nghĩa thứ hai của cái bằng tú tài kể trên. Do đó, các “Grandes Ecoles” tuyển sinh theo kiểu thi tuyển ở mức tú tài +2. “Đầu vào” nghiêm chỉnh, nên không lãng phí, và có phương tiện học hành đầy đủ hơn. Nhưng đây chỉ là một thiểu số. Các Universités thực sự chỉ “bảnh bao” ở cấp đào tạo tiến sĩ vì trừ một số trường hợp đặc biệt, đa số “Grandes Ecoles” không đảm nhiệm cấp này. Nói rất tóm tắt, có ý nghĩa gì khi đem so sánh– (cùng có trên bảng danh sách xếp hạng) – Université Paris XI (27000 sinh viên “đầu vào” không thi tuyển trong nhiều ngành như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Luật, Kinh tế… trong đó có 7000 sinh viên Y-Dược, 4500 sinh viên cấp thạc sĩ, 2600 sinh viên cấp tiến sĩ) với Ecole Nationale Supérieure des Mines (Trường kỹ sư Hầm Mỏ, nghĩa là một ngành, với non 1300 sinh viên, mà “đầu vào” đã thi tuyển ở mức tú tài + 2, con số sinh viên vừa kể gồm cả 200 sinh viên cấp thạc sĩ, 470 sinh viên cấp tiến sĩ)?
Nghe nói một trong những tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng cao thấp các trường của Đại học Giao thông Thượng hải là đếm số ấn phẩm. Nhưng “người” đánh giá xếp hạng lại không kể những ấn phẩm viết bằng tiếng Pháp!
Một số lớn nghiên cứu khoa học ở Pháp được thực hiện ở trong các phòng thí nghiệm của Universités, nơi chứa nhiều ê-kíp nghiên cứu hoặc nghiên cứu viên của nơi khác, kể cả của CNRS (Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia) và của Grandes Ecoles. Nhưng vì lý do nghề nghiệp, khi đăng công trình, nhiều nghiên cứu viên lại không ghi là nghiên cứu đã thực hiện trong Universités! Do vậy con số ấn phẩm bị đếm sai. Nhưng chính một số người quản lý Universités Pháp vẫn dùng con số sai lệch đó để than vãn, để đòi thêm ngân quĩ, cũng như để đòi quyền tự chủ để tiến hành cải cách. Do đó, theo tôi, ta không nên bị ám ảnh bởi sự xếp hạng.
2/ Về việc thành lập một đại học có trình độ nghiêm chỉnh, đàng hoàng – tôi chủ ý tránh dùng những cụm từ như đẳng cấp cao, đẳng cấp quốc tế… – tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị (kể cả qua các bài báo) việc thành lập mới một đại học “hoa tiêu” công lập, bước đầu cỡ nhỏ dần dần khuếch trương ra, theo khả năng, nhưng luôn luôn giữ được chất lượng để làm gương. Ý này cũng đã được nhiều đồng nghiệp trong nước chia sẻ và kiến nghị nhiều lần từ một số năm nay (thí dụ như Bản Kiến nghị chung của 22 nhà khoa học, trí thức, tham dự xê-mi-na “Chấn hưng giáo dục” trình bày với chính quyền vào tháng 5-2004). Nhà cầm quyền đã ưu tiên giải pháp gộp nhiều trường lại với nhau cho đồ sộ mà không có thanh lọc, và chủ trương nâng cấp những cơ sở sẵn có, với những kết quả mà cả nước đều biết. Nếu cần nói một cách cụ thể cho ngày hôm nay, thì theo tôi giải pháp nhanh nhất, rẻ rất, hợp lý nhất, tốt nhất, là việc thành lập một đại học từ các cơ sở sẵn có của Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia: tuyển nghiêm chỉnh giáo sư từ đội ngũ sẵn có của viện hoặc từ các đại học khác, sử dụng các phòng ốc của viện, sử dụng các phòng thí nghiệm sẵn có của viện, chỉ mở một số ngành “mạnh” theo nghĩa đủ nhân sự và phương tiện trang bị, tuyển sinh “đầu vào” chặt chẽ trong đám các học sinh giỏi, chuyển các nghiên cứu sinh nghiêm chỉnh sẵn có sang trường này… Đại học này có thể đặt dưới sự đồng chủ quản của Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ. Bước đầu như vậy, rồi dần dần sẽ khuếch trương. Như vậy, chẳng cần phải đợi đến 2020 để mơ lọt vào cái bảng xếp top 200 trường đại học nào đó, bởi vì đại học “hoa tiêu” này ngay từ bước đầu có thể đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng, trừ tiêu chuẩn khối lượng. Về tiêu chuẩn khối lượng này, tôi muốn nhắc lại câu của Trần Hưng Đạo trả lời khi các quan nhà Trần xin tuyển thêm binh để chống giặc Nguyên thời thế kỉ 13: “Binh cốt giỏi, chứ không cốt nhiều, nếu nhiều mà không giỏi thì như Bồ Kiên có trăm vạn quân cũng không ích gì!”. Bồ Kiên đây là vua Tiền Tần thời cổ bên Tàu, có đến 100 vạn quân mà bị thua nhà Tấn.
Ngày nay, nước ta cần chấn hưng giáo dục, nghĩa là cần đánh giặc dốt; nếu cứ nhắm tuyển tướng không giỏi, quân không giỏi, thì thắng sao được? Tôi đọc những bản tin, thấy ở ta nhắc nhiều đến sự so sánh rằng nước này cứ 1 vạn dân thì có bao nhiêu sinh viên, rằng nước kia cứ 1 trăm sinh viên có bao nhiêu thầy, nhưng đồng thời không thấy nhấn mạnh đến việc nước họ không có chuyện “ngồi nhầm lớp”, “đứng nhầm lớp” tràn lan. Dự báo, thì cứ dự báo, nhưng tôi nghĩ rằng phải khởi đầu sự chấn hưng bằng “tinh hoa” đã, còn “đại trà” là bước sau.
—–
*Nguyên giáo sư đại học Paris, Pháp
Nghe nói một trong những tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng cao thấp các trường của Đại học Giao thông Thượng hải là đếm số ấn phẩm. Nhưng “người” đánh giá xếp hạng lại không kể những ấn phẩm viết bằng tiếng Pháp!
Một số lớn nghiên cứu khoa học ở Pháp được thực hiện ở trong các phòng thí nghiệm của Universités, nơi chứa nhiều ê-kíp nghiên cứu hoặc nghiên cứu viên của nơi khác, kể cả của CNRS (Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia) và của Grandes Ecoles. Nhưng vì lý do nghề nghiệp, khi đăng công trình, nhiều nghiên cứu viên lại không ghi là nghiên cứu đã thực hiện trong Universités! Do vậy con số ấn phẩm bị đếm sai. Nhưng chính một số người quản lý Universités Pháp vẫn dùng con số sai lệch đó để than vãn, để đòi thêm ngân quĩ, cũng như để đòi quyền tự chủ để tiến hành cải cách. Do đó, theo tôi, ta không nên bị ám ảnh bởi sự xếp hạng.
2/ Về việc thành lập một đại học có trình độ nghiêm chỉnh, đàng hoàng – tôi chủ ý tránh dùng những cụm từ như đẳng cấp cao, đẳng cấp quốc tế… – tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị (kể cả qua các bài báo) việc thành lập mới một đại học “hoa tiêu” công lập, bước đầu cỡ nhỏ dần dần khuếch trương ra, theo khả năng, nhưng luôn luôn giữ được chất lượng để làm gương. Ý này cũng đã được nhiều đồng nghiệp trong nước chia sẻ và kiến nghị nhiều lần từ một số năm nay (thí dụ như Bản Kiến nghị chung của 22 nhà khoa học, trí thức, tham dự xê-mi-na “Chấn hưng giáo dục” trình bày với chính quyền vào tháng 5-2004). Nhà cầm quyền đã ưu tiên giải pháp gộp nhiều trường lại với nhau cho đồ sộ mà không có thanh lọc, và chủ trương nâng cấp những cơ sở sẵn có, với những kết quả mà cả nước đều biết. Nếu cần nói một cách cụ thể cho ngày hôm nay, thì theo tôi giải pháp nhanh nhất, rẻ rất, hợp lý nhất, tốt nhất, là việc thành lập một đại học từ các cơ sở sẵn có của Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia: tuyển nghiêm chỉnh giáo sư từ đội ngũ sẵn có của viện hoặc từ các đại học khác, sử dụng các phòng ốc của viện, sử dụng các phòng thí nghiệm sẵn có của viện, chỉ mở một số ngành “mạnh” theo nghĩa đủ nhân sự và phương tiện trang bị, tuyển sinh “đầu vào” chặt chẽ trong đám các học sinh giỏi, chuyển các nghiên cứu sinh nghiêm chỉnh sẵn có sang trường này… Đại học này có thể đặt dưới sự đồng chủ quản của Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ. Bước đầu như vậy, rồi dần dần sẽ khuếch trương. Như vậy, chẳng cần phải đợi đến 2020 để mơ lọt vào cái bảng xếp top 200 trường đại học nào đó, bởi vì đại học “hoa tiêu” này ngay từ bước đầu có thể đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng, trừ tiêu chuẩn khối lượng. Về tiêu chuẩn khối lượng này, tôi muốn nhắc lại câu của Trần Hưng Đạo trả lời khi các quan nhà Trần xin tuyển thêm binh để chống giặc Nguyên thời thế kỉ 13: “Binh cốt giỏi, chứ không cốt nhiều, nếu nhiều mà không giỏi thì như Bồ Kiên có trăm vạn quân cũng không ích gì!”. Bồ Kiên đây là vua Tiền Tần thời cổ bên Tàu, có đến 100 vạn quân mà bị thua nhà Tấn.
Ngày nay, nước ta cần chấn hưng giáo dục, nghĩa là cần đánh giặc dốt; nếu cứ nhắm tuyển tướng không giỏi, quân không giỏi, thì thắng sao được? Tôi đọc những bản tin, thấy ở ta nhắc nhiều đến sự so sánh rằng nước này cứ 1 vạn dân thì có bao nhiêu sinh viên, rằng nước kia cứ 1 trăm sinh viên có bao nhiêu thầy, nhưng đồng thời không thấy nhấn mạnh đến việc nước họ không có chuyện “ngồi nhầm lớp”, “đứng nhầm lớp” tràn lan. Dự báo, thì cứ dự báo, nhưng tôi nghĩ rằng phải khởi đầu sự chấn hưng bằng “tinh hoa” đã, còn “đại trà” là bước sau.
—–
*Nguyên giáo sư đại học Paris, Pháp
GS. Bùi Trọng Liễu*
(Visited 1 times, 1 visits today)