Không còn thời gian để bào chữa hay đổ lỗi
Điều 51 Hiến pháp 2013 viết: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước nói chung, giáo dục đại học và KH&CN nói riêng, lâu nay được xây dựng và phát triển theo định hướng này với mong muốn kết hợp những ưu việt của hai thể chế.
Thế nhưng, nói riêng trong giáo dục và KH&CN, hơn hai chục năm qua, định hướng đó đã không mang lại kết quả ngọt ngào như mong muốn, thậm chí những nhược điểm của hai thể chế còn thả sức hoành hành.
Hãy lấy một thí dụ. Thi cử và bằng cấp thì theo cơ chế thị trường tự do mà mặt trái là có thể mua bán bằng cấp và trường học có cả trường giả lẫn trường nhái. Trong khi đó, việc đánh giá và bổ nhiệm chủ yếu chỉ căn cứ theo bằng cấp và do Nhà nước độc quyền nắm giữ mà không có cơ chế hiệu quả để loại trừ tác động của những mối quan hệ dựa trên tiền bạc hoặc huyết thống. Vì vậy, đạo đức khoa học bị xuống cấp, các lâu đài của khoa học, giáo dục không còn chăm lo cho uy tín của mình vì lãnh đạo các đơn vị nhà nước đó không lo bị xã hội đào thải. Những tài năng trẻ – già, giáo sư thật – giả, cán bộ đầu ngành, v.v là một mớ vàng thau lẫn lộn. Đến mức Đại học Quốc gia số một đất nước cũng liên kết đào tạo với những đại học trá hình như ĐH Griggs hay ĐH Irvine, cho ra lò hàng ngàn Thạc sĩ, Tiến sĩ rởm.
Trong khi đó, việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là một quá trình có tính thừa kế liên tục trong lâu dài, và cách đào tạo theo kiểu mua – bán và tuyển dụng, bổ nhiệm theo kiểu “cận huyết” như bấy lâu nay tất yếu sẽ làm suy thoái các thế hệ trí thức kế tiếp. Điều này càng nguy hiểm cho toàn hệ thống xã hội khi họ được đề bạt nắm trọng trách nhờ tấm bằng kém chất lượng, bằng giả, hoặc quan hệ cá nhân.
Đây chính là sự thật nhức nhối mà chúng ta phải nhìn nhận để có những điều chỉnh quyết liệt ngay từ bây giờ, nhằm xây dựng được một thế hệ trí thức vừa có tài vừa có tâm với xã hội và đất nước.
Hãy lấy một thí dụ. Thi cử và bằng cấp thì theo cơ chế thị trường tự do mà mặt trái là có thể mua bán bằng cấp và trường học có cả trường giả lẫn trường nhái. Trong khi đó, việc đánh giá và bổ nhiệm chủ yếu chỉ căn cứ theo bằng cấp và do Nhà nước độc quyền nắm giữ mà không có cơ chế hiệu quả để loại trừ tác động của những mối quan hệ dựa trên tiền bạc hoặc huyết thống. Vì vậy, đạo đức khoa học bị xuống cấp, các lâu đài của khoa học, giáo dục không còn chăm lo cho uy tín của mình vì lãnh đạo các đơn vị nhà nước đó không lo bị xã hội đào thải. Những tài năng trẻ – già, giáo sư thật – giả, cán bộ đầu ngành, v.v là một mớ vàng thau lẫn lộn. Đến mức Đại học Quốc gia số một đất nước cũng liên kết đào tạo với những đại học trá hình như ĐH Griggs hay ĐH Irvine, cho ra lò hàng ngàn Thạc sĩ, Tiến sĩ rởm.
Trong khi đó, việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là một quá trình có tính thừa kế liên tục trong lâu dài, và cách đào tạo theo kiểu mua – bán và tuyển dụng, bổ nhiệm theo kiểu “cận huyết” như bấy lâu nay tất yếu sẽ làm suy thoái các thế hệ trí thức kế tiếp. Điều này càng nguy hiểm cho toàn hệ thống xã hội khi họ được đề bạt nắm trọng trách nhờ tấm bằng kém chất lượng, bằng giả, hoặc quan hệ cá nhân.
Đây chính là sự thật nhức nhối mà chúng ta phải nhìn nhận để có những điều chỉnh quyết liệt ngay từ bây giờ, nhằm xây dựng được một thế hệ trí thức vừa có tài vừa có tâm với xã hội và đất nước.
(Visited 1 times, 1 visits today)