Mô hình hội đồng tự quản, coi trẻ em như người lớn?
Đề xuất mô hình là việc các nhà khoa học thường làm. Nhưng một khi đã là mô hình, chỉ được coi đúng sai khi có kết quả áp dụng thực tế, có thể dùng đối chứng so sánh, đánh giá được.
Mô hình “Hội đồng tự quản” đã được đưa vào Dự thảo Điều lệ trường tiểu học, nghĩa là được luật hóa. Nó bắt nguồn từ Dự án Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva (GPE-VNEN). Bản thân dự án tự đánh giá mô hình này là “kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam”. Và cắt nghĩa khó bác bỏ bằng cách dẫn liệu dựa theo một mô hình trên thế giới “khởi nguồn từ Colombia những năm 1995-2000, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm”, với nhận xét “vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…”. Sơ đồ mô hình, gồm “một Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh, hai phó Chủ tịch và các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ, vệ sinh, Ban văn nghệ, thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại…)”, được thành lập qua ba công đoạn, “Trước bầu cử. Bầu cử. Hình thành các ban chuyên trách”. Đánh giá mối quan hệ giữa Hội đồng tự quản với các bạn cùng học, dự án sử dụng nội hàm khái niệm chính trị về mối quan hệ giữa nhà nước (hội đồng tự quản) với nhân dân (học sinh) “vì học sinh, bởi học sinh,… giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục”. Đưa ra kỳ vọng vượt quá tầm tuổi, không đúng mục tiêu dào đạo lẫn chương trình tiểu học, “giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước”.
Giới hàn lâm thâm niên nước ta hiện nay không khó để nhận ra mình cũng đã từng nằm trong mô hình đó, nhất là ở bậc đại học (còn có các tổ chức đoàn, đảng cùng cấp), nay mở rộng áp dụng cho trẻ em, học sinh tiểu học.
Đề xuất mô hình là việc các nhà khoa học thường làm. Nhưng một khi đã là mô hình, chỉ được coi đúng sai khi có kết quả áp dụng thực tế, có thể dùng đối chứng so sánh, đánh giá được. Vì dự án không đưa ra các dữ liệu áp dụng và kết quả ở Colombia, cũng như những tranh cãi hiện nay ở họ (ở các nước hiện đại bao giờ cũng vậy), nên không thể phản biện. Tuy nhiên, về mặt phương pháp khoa học, một khi đã tham khảo mô hình của Colombia thì không có lý do gì không tham khảo thêm các mô hình khác làm đối chứng so sánh, vốn là lợi thế cho những quốc gia đi sau tránh thất bại của các quốc gia đi trước, và là phương pháp luận cần thiết trong các bộ môn khoa học xã hội, tránh “thầy bói xem voi”. Có thể lấy mô hình ở Đức như một ví dụ làm đối chứng:
*Mô hình
Theo Hiến pháp Đức, giáo dục thuộc trách nhiệm tiểu bang. Vì vậy tùy luật từng tiểu bang, các lớp học tự bầu một hoặc hai em được gọi là “phát ngôn viên”, kèm một hay hai em phó, bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Thậm chí ở những khóa trẻ học nghề có số học sinh không cố định, còn bầu phát ngôn viên từng ngày, vài ngày hay tuần.
Khác Dự thảo điều lệ trường tiểu học ở ta căn cứ vào phương pháp dạy học, “lấy học sinh làm trung tâm…”, “kế thừa truyền thống… đổi mới về căn bản”, và ngoại suy sẽ mang lại lợi ích “các em tham gia dân chủ, phát huy quyền làm chủ”, các văn bản luật về giáo dục ở Đức đều dựa trên nền tảng Hiến pháp. Theo đó, nhà nước họ bị chế tài phải bảo đảm dân chủ trong giáo dục và mọi quyền cơ bản cho học sinh như đối với bất kỳ tổ chức nào, đảng, hội đoàn, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Như vậy, mô hình tổ chức lớp học không do nhà nước “muốn” mà “phải”. Nói cách khác, chỉ hiến pháp mới là thước đo đúng sai, được phép hay không, cho sự ra đời của mô hình đó, chứ không phải suy ra từ hệ quả nó có thể mang lại.
*Tính khả thi
Bầu bán là một phương pháp dân chủ cần có thời gian hiểu được ứng viên, nếu không sẽ không thực chất, vì vậy mô hình phát ngôn viên ở Đức không áp dụng cho lớp một vốn lần đầu gặp nhau đang lạ lẫm. Mặt khác, khả năng vận dụng phương pháp đó phụ thuộc theo tầm tuổi vốn không thể định lượng, vì vậy luật mỗi tiểu bang ấn định một khác, sớm nhất từ lớp 2, muộn nhất tới lớp 5. Nói cách khác, bậc tiểu học (lớp 1-4) không nhất thiết áp dụng mô hình phát ngôn viên.
*Phát ngôn viên là ai?
Trả lời câu hỏi này sẽ cho biết các mô hình phát ngôn viên, hội đồng tự quản có thực sự dân chủ như hiến pháp bắt buộc hay không. Sở dĩ Đức dùng khái niệm phát ngôn viên là để phân biệt với khái niệm chủ tịch, bởi về góc độ xã hội học, lớp học được coi như một hội đoàn hiểu theo nghĩa phổ quát trên thế giới: độc lập và tự nguyện. Tức, không ai lệnh được cho ai nếu họ không tự nguyện chấp hành. Nhưng khác với hội đoàn ở chỗ, học sinh có nhiệm vụ học, tức thụ hưởng chứ không phải làm ra sản phẩm cho xã hội để hưởng và chịu trách nhiệm với sản phẩm đó. Chúng cũng chưa phải người lớn có năng lực pháp lý. Vì vậy, khác vai trò chủ tịch hội đoàn, phát ngôn viên không chịu trách nhiệm pháp lý cả với vai trò của mình lẫn hoạt động toàn lớp, được luật định: Phát ngôn viên không được quyền hưởng ưu tiên gì hay bị thiệt thòi gì so với bất cứ học sinh nào. Từ đó nhiệm vụ của phát ngôn viên không có gì ghê gớm hay ý nghĩa “cao siêu” như trong mô hình ở ta, mà đơn giản: 1- “Đại diện” cho lợi ích và mong muốn của cả lớp “trước” thầy cô giáo (ở đây, khái niệm “trước” tương tự như các hội đoàn “trước” chính quyền; còn khái niệm “đại diện” được hiểu theo nghĩa là người tập hợp và truyền đạt ý kiến, không phải cấp trên có quyền ra lệnh cho học sinh / hội viên phải thi hành). 2- Giúp đỡ lớp tổ chức các hoạt động ngoài giờ học (giúp đỡ chứ không phải ra lệnh). Từ đó phát ngôn viên có trách nhiệm thay mặt cả lớp nêu những vấn đề thuộc nội bộ lớp với cả lớp, và những ý kiến đề xuất của các bạn với thầy cô giáo, với lãnh đạo trường. Các chuẩn mực trên được các tiểu bang đưa vào luật trường học, như ở tiểu bang Baden-Württemberg quy định tại Điều 63, 65-67, 70, và chi tiết hóa trong văn bản dưới luật, Cộng đồng Trách nhiệm của học sinh (SMV-Verordnung).
*Quy định đối với phát ngôn viên
Để bảo đảm các chuẩn mực pháp lý trên được thực hiện, họ quy định phát ngôn viên không được phép, và không thể: – Là cánh tay nối dài của giáo viên chủ nhiệm. Đây cũng là quy định đối với hội đoàn ở Đức hoàn toàn độc lập tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của mình. – Giám sát bạn học khi giải lao. – Phải tự mình làm mọi việc của lớp. – Người có quyền hành và biểu tượng của lớp. – Người có thể giải quyết mọi vấn đề. – Người cùng tham gia mọi trò chơi dại dột của lớp. – Người thiên tài, đưa ra mọi đề xuất. – Người được bầu nhưng mặc kệ mọi người không quan tâm. – Người duy nhất báo cáo các kiến nghị chỉ trích với thầy cô giáo, còn các học sinh khác không được phép.
*Những năng lực được chú ý khi bầu phát ngôn viên
Các công trình nghiên cứu đưa ra các dấu hiệu sau: 1- Có khả năng phát hiện vấn đề nảy sinh trong lớp. 2- Có khả năng thuyết phục bạn học và thầy cô giáo. 3- Tâm huyết để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 4- Công bằng. 5- Lịch sự. 6- Hiểu được quyền và trách nhiệm của từng bạn học và thầy cô giáo. 7- Giải quyết hợp tình lý không gây áp lực. 8- Hòa nhã. 9- Sáng tạo. 10- Dũng cảm. 11- Ý thức được trách nhiệm. 12- Nhìn nhận vấn đề cụ thể, không chung chung. 13- Phát ngôn trôi chảy. 14- Không thiên vị. 15- Giữ bí mật cá nhân cho bạn học. 16- Đồng cảm, chia sẻ. 17- Chắc chắn.
Tuy nhiên trên thực tế không ít lớp, học sinh bầu phát ngôn viên nhằm vào những đối tượng cá biệt, như thường ngủ gật, hay đi học trễ, lười phát biểu, ít hoạt động xã hội… để buộc phải tự khắc phục nhược điểm đó, chứ không cần người “xuất chúng”, bởi chúng tự giải quyết được! Có nghĩa dù mô hình gì, thì lớp học trước sau vẫn là một xã hội thu nhỏ của học sinh, chứ không lý tưởng hóa được nó, khiên cưỡng nó phải theo. Nó hoàn toàn không phải của nhà trường hay giáo viên, càng không phải của phát ngôn viên hay chủ tịch hội đồng tự quản, để buộc được nó! Đó cũng chính là bản chất của khái niệm dân chủ, cần được coi là thước đo cho mọi mô hình lớp học, nếu thực muốn “giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước”.
Giới hàn lâm thâm niên nước ta hiện nay không khó để nhận ra mình cũng đã từng nằm trong mô hình đó, nhất là ở bậc đại học (còn có các tổ chức đoàn, đảng cùng cấp), nay mở rộng áp dụng cho trẻ em, học sinh tiểu học.
Đề xuất mô hình là việc các nhà khoa học thường làm. Nhưng một khi đã là mô hình, chỉ được coi đúng sai khi có kết quả áp dụng thực tế, có thể dùng đối chứng so sánh, đánh giá được. Vì dự án không đưa ra các dữ liệu áp dụng và kết quả ở Colombia, cũng như những tranh cãi hiện nay ở họ (ở các nước hiện đại bao giờ cũng vậy), nên không thể phản biện. Tuy nhiên, về mặt phương pháp khoa học, một khi đã tham khảo mô hình của Colombia thì không có lý do gì không tham khảo thêm các mô hình khác làm đối chứng so sánh, vốn là lợi thế cho những quốc gia đi sau tránh thất bại của các quốc gia đi trước, và là phương pháp luận cần thiết trong các bộ môn khoa học xã hội, tránh “thầy bói xem voi”. Có thể lấy mô hình ở Đức như một ví dụ làm đối chứng:
*Mô hình
Theo Hiến pháp Đức, giáo dục thuộc trách nhiệm tiểu bang. Vì vậy tùy luật từng tiểu bang, các lớp học tự bầu một hoặc hai em được gọi là “phát ngôn viên”, kèm một hay hai em phó, bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Thậm chí ở những khóa trẻ học nghề có số học sinh không cố định, còn bầu phát ngôn viên từng ngày, vài ngày hay tuần.
Khác Dự thảo điều lệ trường tiểu học ở ta căn cứ vào phương pháp dạy học, “lấy học sinh làm trung tâm…”, “kế thừa truyền thống… đổi mới về căn bản”, và ngoại suy sẽ mang lại lợi ích “các em tham gia dân chủ, phát huy quyền làm chủ”, các văn bản luật về giáo dục ở Đức đều dựa trên nền tảng Hiến pháp. Theo đó, nhà nước họ bị chế tài phải bảo đảm dân chủ trong giáo dục và mọi quyền cơ bản cho học sinh như đối với bất kỳ tổ chức nào, đảng, hội đoàn, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Như vậy, mô hình tổ chức lớp học không do nhà nước “muốn” mà “phải”. Nói cách khác, chỉ hiến pháp mới là thước đo đúng sai, được phép hay không, cho sự ra đời của mô hình đó, chứ không phải suy ra từ hệ quả nó có thể mang lại.
*Tính khả thi
Bầu bán là một phương pháp dân chủ cần có thời gian hiểu được ứng viên, nếu không sẽ không thực chất, vì vậy mô hình phát ngôn viên ở Đức không áp dụng cho lớp một vốn lần đầu gặp nhau đang lạ lẫm. Mặt khác, khả năng vận dụng phương pháp đó phụ thuộc theo tầm tuổi vốn không thể định lượng, vì vậy luật mỗi tiểu bang ấn định một khác, sớm nhất từ lớp 2, muộn nhất tới lớp 5. Nói cách khác, bậc tiểu học (lớp 1-4) không nhất thiết áp dụng mô hình phát ngôn viên.
*Phát ngôn viên là ai?
Trả lời câu hỏi này sẽ cho biết các mô hình phát ngôn viên, hội đồng tự quản có thực sự dân chủ như hiến pháp bắt buộc hay không. Sở dĩ Đức dùng khái niệm phát ngôn viên là để phân biệt với khái niệm chủ tịch, bởi về góc độ xã hội học, lớp học được coi như một hội đoàn hiểu theo nghĩa phổ quát trên thế giới: độc lập và tự nguyện. Tức, không ai lệnh được cho ai nếu họ không tự nguyện chấp hành. Nhưng khác với hội đoàn ở chỗ, học sinh có nhiệm vụ học, tức thụ hưởng chứ không phải làm ra sản phẩm cho xã hội để hưởng và chịu trách nhiệm với sản phẩm đó. Chúng cũng chưa phải người lớn có năng lực pháp lý. Vì vậy, khác vai trò chủ tịch hội đoàn, phát ngôn viên không chịu trách nhiệm pháp lý cả với vai trò của mình lẫn hoạt động toàn lớp, được luật định: Phát ngôn viên không được quyền hưởng ưu tiên gì hay bị thiệt thòi gì so với bất cứ học sinh nào. Từ đó nhiệm vụ của phát ngôn viên không có gì ghê gớm hay ý nghĩa “cao siêu” như trong mô hình ở ta, mà đơn giản: 1- “Đại diện” cho lợi ích và mong muốn của cả lớp “trước” thầy cô giáo (ở đây, khái niệm “trước” tương tự như các hội đoàn “trước” chính quyền; còn khái niệm “đại diện” được hiểu theo nghĩa là người tập hợp và truyền đạt ý kiến, không phải cấp trên có quyền ra lệnh cho học sinh / hội viên phải thi hành). 2- Giúp đỡ lớp tổ chức các hoạt động ngoài giờ học (giúp đỡ chứ không phải ra lệnh). Từ đó phát ngôn viên có trách nhiệm thay mặt cả lớp nêu những vấn đề thuộc nội bộ lớp với cả lớp, và những ý kiến đề xuất của các bạn với thầy cô giáo, với lãnh đạo trường. Các chuẩn mực trên được các tiểu bang đưa vào luật trường học, như ở tiểu bang Baden-Württemberg quy định tại Điều 63, 65-67, 70, và chi tiết hóa trong văn bản dưới luật, Cộng đồng Trách nhiệm của học sinh (SMV-Verordnung).
*Quy định đối với phát ngôn viên
Để bảo đảm các chuẩn mực pháp lý trên được thực hiện, họ quy định phát ngôn viên không được phép, và không thể: – Là cánh tay nối dài của giáo viên chủ nhiệm. Đây cũng là quy định đối với hội đoàn ở Đức hoàn toàn độc lập tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của mình. – Giám sát bạn học khi giải lao. – Phải tự mình làm mọi việc của lớp. – Người có quyền hành và biểu tượng của lớp. – Người có thể giải quyết mọi vấn đề. – Người cùng tham gia mọi trò chơi dại dột của lớp. – Người thiên tài, đưa ra mọi đề xuất. – Người được bầu nhưng mặc kệ mọi người không quan tâm. – Người duy nhất báo cáo các kiến nghị chỉ trích với thầy cô giáo, còn các học sinh khác không được phép.
*Những năng lực được chú ý khi bầu phát ngôn viên
Các công trình nghiên cứu đưa ra các dấu hiệu sau: 1- Có khả năng phát hiện vấn đề nảy sinh trong lớp. 2- Có khả năng thuyết phục bạn học và thầy cô giáo. 3- Tâm huyết để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 4- Công bằng. 5- Lịch sự. 6- Hiểu được quyền và trách nhiệm của từng bạn học và thầy cô giáo. 7- Giải quyết hợp tình lý không gây áp lực. 8- Hòa nhã. 9- Sáng tạo. 10- Dũng cảm. 11- Ý thức được trách nhiệm. 12- Nhìn nhận vấn đề cụ thể, không chung chung. 13- Phát ngôn trôi chảy. 14- Không thiên vị. 15- Giữ bí mật cá nhân cho bạn học. 16- Đồng cảm, chia sẻ. 17- Chắc chắn.
Tuy nhiên trên thực tế không ít lớp, học sinh bầu phát ngôn viên nhằm vào những đối tượng cá biệt, như thường ngủ gật, hay đi học trễ, lười phát biểu, ít hoạt động xã hội… để buộc phải tự khắc phục nhược điểm đó, chứ không cần người “xuất chúng”, bởi chúng tự giải quyết được! Có nghĩa dù mô hình gì, thì lớp học trước sau vẫn là một xã hội thu nhỏ của học sinh, chứ không lý tưởng hóa được nó, khiên cưỡng nó phải theo. Nó hoàn toàn không phải của nhà trường hay giáo viên, càng không phải của phát ngôn viên hay chủ tịch hội đồng tự quản, để buộc được nó! Đó cũng chính là bản chất của khái niệm dân chủ, cần được coi là thước đo cho mọi mô hình lớp học, nếu thực muốn “giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước”.
(Visited 1 times, 1 visits today)