Thiên nhiên, người thầy ưu việt (Kỳ cuối)
Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Úc - được Stephen Moss tổng kết trong tài liệu Natural Childhood do Hội Bảo tồn Di tích lịch sử Vương quốc Anh xuất bản năm 2012 - cho thấy việc dành thời gian quá nhiều ở trong nhà gây ra thiếu hụt về thể chất, tình cảm và trí tuệ trong quá trình học tập và phát triển của trẻ.
Đưa thiên nhiên vào giáo dục
Thông thường mỗi đứa trẻ Mỹ hiện nay dành 90% thời gian trong nhà. Trẻ em Mỹ ở độ tuổi từ hai đến năm theo dõi truyền thông điện tử trung bình hơn 30 giờ mỗi tuần; ở nhóm 8-18 tuổi, con số này là 52 giờ. Hầu hết trẻ em chỉ dành 30 phút mỗi ngày để chơi tự do ngoài trời; trong khi cách đây một thế hệ, thời gian chơi là hơn bốn giờ. Nhiều bậc cha mẹ sợ để cho con cái họ chơi một mình bên ngoài, và xem việc học là một quá trình thuần túy trong nhà.
Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Úc – được Stephen Moss tổng kết trong tài liệu Natural Childhood do Hội Bảo tồn Di tích lịch sử Vương quốc Anh xuất bản năm 2012 – cho thấy việc dành thời gian quá nhiều ở trong nhà gây ra thiếu hụt về thể chất, tình cảm và trí tuệ trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Chơi đùa tự do trong một lùm cây hay bụi cây trong vườn đem lại trải nghiệm phong phú về động học, thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ em. Những trải nghiệm này thúc đẩy một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc quan sát, sự suy xét, thăm dò, giải quyết vấn đề và tính sáng tạo. Ví dụ, một đứa trẻ xây một cái đập hoặc đào một cái hang trong cát sẽ thu được kiến thức về độ dốc, lực, chất liệu, tác động của nước, gỗ và môi trường xung quanh.
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự học tập ở trẻ bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Chúng ta dần dần có xu hướng liên kết với thiên nhiên, xu hướng này được gọi biophilia. Để phát triển được thì biophilia đòi hỏi kinh nghiệm và sự dưỡng dục cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, ngoài một nhận thức mơ hồ rằng “ngoài trời” là tốt cho trẻ em, chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những phát hiện về y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên vẫn là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ em tự tin, tăng khả năng làm việc với người khác, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn (C. Maller and M. Townsend Int. J. Learn. 12, 359-372; 2006).
Việc được chìm đắm trong sự giàu có về cảm xúc và thông tin cũng như vẻ sống động của cánh rừng, bờ biển, đồng cỏ… sẽ thúc đẩy những phản ứng học tập cơ bản như xác định, phân biệt, phân tích và đánh giá. Trẻ em phân biệt cây lớn với cây nhỏ, cây trong nhà với cây ngoài vườn, dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, vịt với chim sẻ, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng. Trẻ phát triển các kỹ năng định lượng bằng cách đếm côn trùng và hoa; thu thập kiến thức về vật chất khi chơi trong cỏ và bùn; tìm hiểu vật lý khi nhìn nước suối chảy qua chướng ngại và khe hở. Khi nhận biết đồi, thung lũng, hồ, sông, núi, trẻ em học về các dạng địa chất. Khi tương tác với các sinh vật khác, từ cây cối đến động vật, trẻ em tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, nảy sinh sự gắn bó về cảm xúc và động lực để học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo, sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
Cuốn sách kinh điển của Alan Ewert mang tên Outdoor Adventure Pursuits (Gorsuch Scarisbrick) xuất bản năm 1989 đã tổng kết các nghiên cứu về các chương trình đưa trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên và phát hiện ra rằng những em đó hỏi nhiều hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn các em khác. Một nghiên cứu với 262 trẻ từ 3 đến 12 tuổi ở các khu phố nghèo của Chicago, bang Illinois, đã chứng minh rằng vui chơi sáng tạo là kết quả của việc tiếp xúc với thiên nhiên. (A. Faber Taylor et al. Environ. Behav. 30, 3-27; 1998).
Thật không may, xã hội hiện đại đã dựng lên ngày càng nhiều rào cản ngăn trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên. Ví dụ, môi trường sống, giáo dục và giải trí cho trẻ em thường quá nhân tạo và thiếu cảm xúc. Vì vậy, cần có một mô hình mới: thiết kế biophilic. Cách tiếp cận này trong xây dựng và thiết kế cảnh quan khuyến khích sự tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thiên nhiên, và là một trải nghiệm về nơi chốn thúc đẩy sự gắn kết ở trẻ đối với thế giới tự nhiên.
Chúng ta có thể tạo ra những thiết kế cho phép trải nghiệm trực tiếp thiên nhiên – ánh sáng, không khí, thực vật, động vật, nước, cảnh quan – chẳng hạn bằng cách sử dụng thực vật trong nhà và ngoài trời một cách phong phú; điều khiển luồng không khí lưu chuyển, nhiệt độ và áp suất, và hướng nhìn ra bên ngoài một cách tinh tế. Tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ thiên nhiên, sử dụng các vật liệu như gỗ và len, cách và kiểu dáng bắt chước hình dạng tự nhiên có thể đem đến một trải nghiệm gián tiếp về thế giới tự nhiên. Không gian trong nhà cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự nếu có góc nhìn rộng và liên kết trực quan với bên ngoài, với những khu vực tràn đầy sự hiện diện của thiên nhiên, đồng thời vừa ngăn nắp vừa minh giản.
Thiết kế theo phong cách biophilia có tiềm năng biến đổi trường học và sân chơi trẻ em. Một ví dụ gần đây là trường tiểu học Sandy Hook mới ở Newtown, bang Connecticut, được xây dựng ngay ở nơi xảy ra vụ xả súng làm chết 12 trẻ em năm 2012. Ngôi trường cũ khi đó bị nhiều người coi là một kiến trúc khô khan. Còn ngôi trường mới, do tôi tư vấn thiết kế, có rất nhiều ánh sáng và chất liệu tự nhiên, nhiều góc nhìn ra bên ngoài, trồng nhiều cây, có sân và vườn rộng. Những tính năng được thiết kế theo phong cách biophilia như vậy, khuyến khích học tập và cũng quan trọng không kém, nhấn mạnh sức sống hiện hữu tại nơi chứng kiến những mất mát không thể tưởng tượng này.
Thế giới tự nhiên không chỉ là một phông nền trang trí hay một tiện nghi không thiết yếu. Trải nghiệm thiên nhiên là hành động xuất phát từ một ý thức sâu sắc, sự phòng vệ trước một tương lai u ám đối với sức khỏe dài hạn của giống loài chúng ta, một vấn đề cũng không kém phần đáng quan ngại so với những nguy cơ rõ rệt hơn như đói nghèo và bệnh tật.
Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu và Úc – được Stephen Moss tổng kết trong tài liệu Natural Childhood do Hội Bảo tồn Di tích lịch sử Vương quốc Anh xuất bản năm 2012 – cho thấy việc dành thời gian quá nhiều ở trong nhà gây ra thiếu hụt về thể chất, tình cảm và trí tuệ trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Chơi đùa tự do trong một lùm cây hay bụi cây trong vườn đem lại trải nghiệm phong phú về động học, thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ em. Những trải nghiệm này thúc đẩy một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc quan sát, sự suy xét, thăm dò, giải quyết vấn đề và tính sáng tạo. Ví dụ, một đứa trẻ xây một cái đập hoặc đào một cái hang trong cát sẽ thu được kiến thức về độ dốc, lực, chất liệu, tác động của nước, gỗ và môi trường xung quanh.
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự học tập ở trẻ bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Chúng ta dần dần có xu hướng liên kết với thiên nhiên, xu hướng này được gọi biophilia. Để phát triển được thì biophilia đòi hỏi kinh nghiệm và sự dưỡng dục cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, ngoài một nhận thức mơ hồ rằng “ngoài trời” là tốt cho trẻ em, chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những phát hiện về y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên vẫn là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ em tự tin, tăng khả năng làm việc với người khác, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn (C. Maller and M. Townsend Int. J. Learn. 12, 359-372; 2006).
Việc được chìm đắm trong sự giàu có về cảm xúc và thông tin cũng như vẻ sống động của cánh rừng, bờ biển, đồng cỏ… sẽ thúc đẩy những phản ứng học tập cơ bản như xác định, phân biệt, phân tích và đánh giá. Trẻ em phân biệt cây lớn với cây nhỏ, cây trong nhà với cây ngoài vườn, dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, vịt với chim sẻ, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng. Trẻ phát triển các kỹ năng định lượng bằng cách đếm côn trùng và hoa; thu thập kiến thức về vật chất khi chơi trong cỏ và bùn; tìm hiểu vật lý khi nhìn nước suối chảy qua chướng ngại và khe hở. Khi nhận biết đồi, thung lũng, hồ, sông, núi, trẻ em học về các dạng địa chất. Khi tương tác với các sinh vật khác, từ cây cối đến động vật, trẻ em tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, nảy sinh sự gắn bó về cảm xúc và động lực để học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo, sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
Cuốn sách kinh điển của Alan Ewert mang tên Outdoor Adventure Pursuits (Gorsuch Scarisbrick) xuất bản năm 1989 đã tổng kết các nghiên cứu về các chương trình đưa trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên và phát hiện ra rằng những em đó hỏi nhiều hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn các em khác. Một nghiên cứu với 262 trẻ từ 3 đến 12 tuổi ở các khu phố nghèo của Chicago, bang Illinois, đã chứng minh rằng vui chơi sáng tạo là kết quả của việc tiếp xúc với thiên nhiên. (A. Faber Taylor et al. Environ. Behav. 30, 3-27; 1998).
Thật không may, xã hội hiện đại đã dựng lên ngày càng nhiều rào cản ngăn trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên. Ví dụ, môi trường sống, giáo dục và giải trí cho trẻ em thường quá nhân tạo và thiếu cảm xúc. Vì vậy, cần có một mô hình mới: thiết kế biophilic. Cách tiếp cận này trong xây dựng và thiết kế cảnh quan khuyến khích sự tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thiên nhiên, và là một trải nghiệm về nơi chốn thúc đẩy sự gắn kết ở trẻ đối với thế giới tự nhiên.
Chúng ta có thể tạo ra những thiết kế cho phép trải nghiệm trực tiếp thiên nhiên – ánh sáng, không khí, thực vật, động vật, nước, cảnh quan – chẳng hạn bằng cách sử dụng thực vật trong nhà và ngoài trời một cách phong phú; điều khiển luồng không khí lưu chuyển, nhiệt độ và áp suất, và hướng nhìn ra bên ngoài một cách tinh tế. Tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ thiên nhiên, sử dụng các vật liệu như gỗ và len, cách và kiểu dáng bắt chước hình dạng tự nhiên có thể đem đến một trải nghiệm gián tiếp về thế giới tự nhiên. Không gian trong nhà cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự nếu có góc nhìn rộng và liên kết trực quan với bên ngoài, với những khu vực tràn đầy sự hiện diện của thiên nhiên, đồng thời vừa ngăn nắp vừa minh giản.
Thiết kế theo phong cách biophilia có tiềm năng biến đổi trường học và sân chơi trẻ em. Một ví dụ gần đây là trường tiểu học Sandy Hook mới ở Newtown, bang Connecticut, được xây dựng ngay ở nơi xảy ra vụ xả súng làm chết 12 trẻ em năm 2012. Ngôi trường cũ khi đó bị nhiều người coi là một kiến trúc khô khan. Còn ngôi trường mới, do tôi tư vấn thiết kế, có rất nhiều ánh sáng và chất liệu tự nhiên, nhiều góc nhìn ra bên ngoài, trồng nhiều cây, có sân và vườn rộng. Những tính năng được thiết kế theo phong cách biophilia như vậy, khuyến khích học tập và cũng quan trọng không kém, nhấn mạnh sức sống hiện hữu tại nơi chứng kiến những mất mát không thể tưởng tượng này.
Thế giới tự nhiên không chỉ là một phông nền trang trí hay một tiện nghi không thiết yếu. Trải nghiệm thiên nhiên là hành động xuất phát từ một ý thức sâu sắc, sự phòng vệ trước một tương lai u ám đối với sức khỏe dài hạn của giống loài chúng ta, một vấn đề cũng không kém phần đáng quan ngại so với những nguy cơ rõ rệt hơn như đói nghèo và bệnh tật.
Hoàng Minh dịch theo nature.com
Đọc thêm:
Thiên nhiên, người thầy ưu việt (Kỳ 2)
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=8909
Thiên nhiên, người thầy ưu việt (Kỳ 1)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=8903
(Visited 1 times, 1 visits today)