Tự chủ về trí tuệ, sự thật lịch sử và tự do giảng dạy (Phỏng vấn 1)

Theo TS Văn học Franck Cabane, giáo viên tiếng Pháp ở trường Phổ thông Trung học Maximilien-Sorre, Cachan, Vùng Paris, Pháp, mục đích sư phạm là dắt dẫn các em dần từng bước đi tới tự làm chủ về trí tuệ.

Mục tiêu của giáo dục: giúp học sinh đạt tới sự tự làm chủ về trí tuệ

Nguyễn Thị Từ Huy: Cảm ơn ông đã đón tôi trong giờ “Nghiên cứu theo nhóm có hướng dẫn” (Travaux Personnels Encadrés) của học sinh năm cuối ở trường trung học phổ thông. Quan sát công việc của học sinh lớp ông thật thú vị. Tôi thấy các em tỏ ra khá thành thạo trong những bước nghiên cứu khác nhau: chọn đề tài nghiên cứu, thu thập tư liệu, xây dựng kế hoạch đề án nghiên cứu, thực hiện việc viết báo cáo nghiên cứu, hoàn thành đề án. Học sinh của ông cho thấy các em có tính sáng tạo, năng động và có khả năng phân tích.

Xin ông cho biết: mục đích sư phạm của cách làm việc này là gì?


Franck Cabane: Cách làm này hướng tới ba mục đích. Một mặt, đây là việc mang lại cho học sinh hứng thú làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ ba đến bốn em, ưu tiên cho đề án với thời gian dài – nhiều tuần lễ –, tất nhiên là còn có việc mang lại cho học sinh những kỹ thuật nghiên cứu cơ bản nhưng được duy trì sao cho đúng mục tiêu (xác định vấn đề nghiên cứu, phân bố công việc, lên lịch cụ thể trước nhưng khi cần vẫn có thể sửa đổi lịch) trước khi thực hiện các giai đoạn biên soạn, biên tập sơ bộ, và hình thành báo cáo nghiên cứu.

Loạt bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện cùng với các giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Vùng Paris, trong thời gian tôi ở Pháp, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2012. Claire Montanari, Dominique Delmas ở trường THCS Molière, và Franck Cabane ở trường THPT Maxilimien-Sorre đã cho phép tôi tham dự giờ giảng cũng như các hoạt động sư phạm khác của họ.

Cả ba giáo viên này đều có bằng Agrégation (một chứng chỉ cho phép họ tham gia dạy học và để có được chứng chỉ này phải trải qua một kỳ thi quốc gia rất khó). Claire Montanari và Franck Cabane là tiến sĩ văn học. Claire Montanari làm thư ký cho Nhóm nghiên cứu về Hugo ở Đại học Paris 7. Franck Cabane là tác giả của cuốn tiểu luận “L’Écriture en marge dans l’oeuvre de Diderot” do NXB Honoré Champion ấn hành năm 2009, và tham gia nhiều hoạt động của tạp chí “Nghiên cứu về Didorot và về bách khoa toàn thư”. Dominique Delmas là đồng tác giả của nhiều công trình tập thể và của nhiều Bộ sách giáo khoa trung học cơ sở về Lịch sử -Địa lý, trong đó có một bộ sách giáo khoa lịch sử được chọn để giảng dạy trong trường THCS của ông.

Qua cuộc trò chuyện này chúng ta có thể hiểu thêm về niềm đam mê, về cách thức và quan niệm trong hoạt động giảng dạy của các giáo viên Pháp, đồng thời cũng hiểu thêm về tổ chức chương trình của hai môn văn và sử ở trường phổ thông của Pháp.

Mặt khác, mục đích sư phạm là cho phép học sinh có được một sự tự chủ vừa đủ để sử dụng các nguồn thông tin khác nhau hiện chúng tôi đang có trong tay, đồng thời nhắc nhở các em – với tôi, nghĩ rằng đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn mà tất cả chúng ta đang trải qua – rằng các em cần có ý thức sử dụng hữu hiệu những trợ giúp số liệu và các em không được thay thế bằng các trợ giúp khác.

Nhưng còn một phương diện nữa trong mục đích sư phạm, đó là dắt dẫn các em dần từng bước đi tới tự làm chủ về trí tuệ, dĩ nhiên là tự chủ tương đối, bằng cách để các em thực hiện công việc các em đang tiến hành để có thể trình bày miệng trong cuộc thi tú tài phổ thông. Về mặt này, trường chúng tôi đã có quyết định dành một thời gian huấn luyện trình bày miệng vào cuối học kỳ.

Ông là tiến sĩ văn chương, ông đã xuất bản một cuốn sách về Diderot. Có mối liên hệ nào giữa công việc nghiên cứu của ông và công việc giảng dạy (ở trường trung học)?

Mối liên hệ hiện thời giữa các hoạt động nghiên cứu và công việc nhà giáo của tôi khá là khăng khít. Với những năng lực có thể cao hơn mức trung bình và một trình độ thực hành sâu trong công việc nghiên cứu, chắc hẳn tôi có đủ sức làm chủ công việc giảng dạy thuộc phạm vi chương trình dạy học theo phương thức Travaux Personnels Encadrés (Nghiên cứu theo nhóm có hướng dẫn). Tôi vẫn có thể cung cấp cho học sinh của mình những kiến thức đặc thù mà tôi có được khi làm luận án, như tôi đang làm năm nay với lớp cuối bậc học phổ thông, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về nhân vật tiểu thuyết, một tiểu thuyết của Diderot La Religieuse (“Nữ tu sĩ”), cuốn tiểu thuyết này năm nay lại có một chuyển thể kịch mới nữa.

Một câu hỏi liên quan đến văn chương: tại sao ở trường trung học lại không có môn Văn, trong khi môn Tiếng Pháp thì lại dạy hầu hết những nhà văn lớn, nhà thơ lớn và những kịch tác gia lớn?

Trường trung học có nhiều bậc, lớp Đệ nhị (tương đương với lớp 10 theo hệ Trung học của Việt Nam), lớp Đệ nhất (tương đương với lớp 11) và năm cuối, trong môn Tiếng Pháp, chứ không phải môn Văn, việc thu nhận kiến thức lý thuyết và các kỹ năng đặc biệt, nhât là về tu từ học, là mục tiêu của chương trình khung quốc gia rất chính xác và thường xuyên chỉnh sửa lại. Việc dạy Văn không vì thế mà bị gạt sang một bên. Việc này tiến hành riêng ở năm Đệ nhất và năm cuối chuyên khoa văn chương, theo một chương trình khung xác định, có nội dung nghiên cứu sâu những tác phẩm văn chương lớn theo hệ thống chủ đề được xác định cho toàn quốc đã có từ mười năm nay và danh sách các tác phẩm đó cứ hai năm lại đổi mới từng phần một.

Ông cũng tham gia giảng dạy ở lớp dự bị đại học. Ông có thể miêu tả cách tổ chức các lớp dự bị đó, phương pháp làm việc của ông, những yêu cầu và lợi ích của lớp đó đối với học sinh?

Lớp dự bị tôi dạy từ sáu năm nay hướng học sinh vào Kinh tế và Luật; đó là trường dự bị của Đại học Tolbiac. Tôi chịu trách nhiệm dạy Phương pháp luận/Đại cương Văn hóa, trong nội dung đó có tỷ lệ đáng kể về Triết học và Xã hội học. Mục tiêu giảng dạy của tôi ở năm thứ nhất là làm cho học sinh quen với những môn thi đặc thù vào các Trường thương mại, các Viện nghiên cứu Chính trị học, hoặc những trường lớn như Viện Nghiên cứu Khoa học Chính trị hoặc Trường Cao đẳng Sư phạm Cachan, mà họ định thi vào, bắt đầu với việc học làm tóm tắt văn bản và học biện luận rồi sau đó thì đi tập vào những hợp đề lớn mà họ buộc phải thực hiện. Do yêu cầu phải làm chủ một cách xuất sắc phương pháp thuyết trình nói trong hệ thống trường này, nên tôi cũng đề xuất cho học sinh làm các bài tập dưới dạng trình bày miệng ngắn gọn hoặc báo cáo miệng từ hai mươi phút đến nửa giờ trong các nhóm hẹp. Mặc dù số lượng học sinh ngày càng tăng, tập thể giáo viên chúng tôi vẫn đề xuất rằng vào năm thứ hai, để chuẩn bị cho học sinh đi thi, trong suốt học kỳ sáu tháng thứ nhất, sẽ tăng cường hơn việc dạy đến từng cá nhân học sinh. Sang học kỳ hai, công việc dạy cá thể hóa càng tăng cường hơn. Sau hết, năm này qua năm khác, mối quan hệ thầy trò được duy trì với cả những khóa học sinh sắp ra trường, là việc rất cần để giới thiệu với các khóa học sinh tiếp nối về nội dung học của các trường lớn.

Phạm Toàn dịch từ tiếng Pháp

Tác giả