Xây dựng một đại học “hoa tiêu”
Tôi nghĩ chỉ có xây dựng một đại học hoa tiêu, một “đại học nghiên cứu trong đó có không khí khoa học cởi mở, một môi trường hợp tác thân thiện thì mới tập hợp được các nhà khoa học lớn.
Đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã đề ra giáo dục là quốc sách hàng đầu và cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, nhưng dường như trên thực tế vẫn chỉ coi đó là khẩu hiệu chính trị hơn là một chiến lược phải nghiên cứu nghiêm túc để thực hiện bằng được. Hậu quả là mấy năm gần đây giáo dục thì bị suy thoái nghiêm trọng còn khoa học thì cúng ta đì đẹt đi sau thiên hạ khá xa. Rõ ràng nếu xây dựng được một trường đại học hoa tiêu hay đẳng cấp quốc tế thì nó đương nhiên là một đầu tàu của cả hai ngành giáo dục và khoa học.
Mấy năm trước đây sau khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Đại học Harvard, ngài T.Wallely đã gửi cho Thủ tướng bản đề cương xây dựng trường Đại học hàng đầu của Việt Nam, trong đó nêu lên bốn nguyên lý cơ bản trong cơ chế quản lý như tự chủ, tự chịu trách nhiệm… Tiếc rằng trong mấy năm qua ý đồ rất sáng suốt và cao đẹp của Thủ tướng vẫn chưa biến được thành một đề án khả thi.
Trong bài trả lời của GS Đàm Thanh Sơn với phóng viên Tia Sáng (số 17 ngày 5/9/2007), tôi thấy GS đã nêu lên những nguyên tắc để xây dựng thành công một trường đại học đẳng cấp cao như vậy. Không ai bảo ai nhưng rõ ràng các nguyên tắc mà GS Thanh Sơn nêu lên về cơ bản trùng với các nguyên lý ngài T.Wallely đã nêu ra. Phải chăng đó là những chân lý của thời đại mà chúng ta phải chấp nhận nếu không muốn mãi mãi tụt hậu so với thiên hạ!
Đầu năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã muốn chấn chỉnh nền đại học bằng cách thành lập các Đại học Quốc gia trên cơ sở các trường đại học cũ. Bây giờ đã có thể nói vì không thoát khỏi tính bảo thủ của các đại học cũ, sự ra đi của GS Nguyễn Văn Đạo và sự chuyển công tác của GS Đào Trọng Thi đánh dấu sự không thành công của mô hình Đại học Quốc gia. Tôi nghĩ chỉ có xây dựng một đại học hoa tiêu, một “đại học nghiên cứu trong đó có không khí khoa học cởi mở, một môi trường hợp tác thân thiện thì mới tập hợp được các nhà khoa học lớn. Hiện nay vì thiếu một môi trường cởi mở, một sự đãi ngộ thích đáng nên có nhiều nhà khoa học tài năng, trẻ có, trung niên có đang dạy tại các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, nếu có trường đại học hoa tiêu và chính sách đãi ngộ thích đáng thì có thể mời một số trở về. Khi hết nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận định là đã không thành công trên hai mặt trận khoa học và giáo dục. Nay tôi đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hãy ra tay xây dựng trường Đại học hoa tiêu làm đầu tàu cho nghiên cứu cơ bản đồng thời là đầu tàu cho nền giáo dục quốc gia, thực hiện kế hoạch “hai trong một”.
Hơn nữa, tôi cũng đề nghị đồng chí tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng ba trường trung học chất lượng cao do nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định từ năm 1996, nhưng nay dường như ít được quan tâm. Như vậy vừa xây dựng giáo dục từ thấp đến cao vừa có sự tiếp tay giữa các đời Thủ tướng. Mong lắm thay.
Mấy năm trước đây sau khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Đại học Harvard, ngài T.Wallely đã gửi cho Thủ tướng bản đề cương xây dựng trường Đại học hàng đầu của Việt Nam, trong đó nêu lên bốn nguyên lý cơ bản trong cơ chế quản lý như tự chủ, tự chịu trách nhiệm… Tiếc rằng trong mấy năm qua ý đồ rất sáng suốt và cao đẹp của Thủ tướng vẫn chưa biến được thành một đề án khả thi.
Trong bài trả lời của GS Đàm Thanh Sơn với phóng viên Tia Sáng (số 17 ngày 5/9/2007), tôi thấy GS đã nêu lên những nguyên tắc để xây dựng thành công một trường đại học đẳng cấp cao như vậy. Không ai bảo ai nhưng rõ ràng các nguyên tắc mà GS Thanh Sơn nêu lên về cơ bản trùng với các nguyên lý ngài T.Wallely đã nêu ra. Phải chăng đó là những chân lý của thời đại mà chúng ta phải chấp nhận nếu không muốn mãi mãi tụt hậu so với thiên hạ!
Đầu năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã muốn chấn chỉnh nền đại học bằng cách thành lập các Đại học Quốc gia trên cơ sở các trường đại học cũ. Bây giờ đã có thể nói vì không thoát khỏi tính bảo thủ của các đại học cũ, sự ra đi của GS Nguyễn Văn Đạo và sự chuyển công tác của GS Đào Trọng Thi đánh dấu sự không thành công của mô hình Đại học Quốc gia. Tôi nghĩ chỉ có xây dựng một đại học hoa tiêu, một “đại học nghiên cứu trong đó có không khí khoa học cởi mở, một môi trường hợp tác thân thiện thì mới tập hợp được các nhà khoa học lớn. Hiện nay vì thiếu một môi trường cởi mở, một sự đãi ngộ thích đáng nên có nhiều nhà khoa học tài năng, trẻ có, trung niên có đang dạy tại các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, nếu có trường đại học hoa tiêu và chính sách đãi ngộ thích đáng thì có thể mời một số trở về. Khi hết nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận định là đã không thành công trên hai mặt trận khoa học và giáo dục. Nay tôi đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hãy ra tay xây dựng trường Đại học hoa tiêu làm đầu tàu cho nghiên cứu cơ bản đồng thời là đầu tàu cho nền giáo dục quốc gia, thực hiện kế hoạch “hai trong một”.
Hơn nữa, tôi cũng đề nghị đồng chí tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng ba trường trung học chất lượng cao do nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định từ năm 1996, nhưng nay dường như ít được quan tâm. Như vậy vừa xây dựng giáo dục từ thấp đến cao vừa có sự tiếp tay giữa các đời Thủ tướng. Mong lắm thay.
GS. NGND Nguyễn Văn Chiển
(Visited 1 times, 1 visits today)