Biến Sao Hỏa thành một Trái đất mới
Liệu chúng ta có thể biến Sao Hỏa thành một Trái đất, biến bầu khí quyển đóng băng, với không khí loãng trên bề mặt của Sao Hỏa trở thành một bầu khí quyển thân thiện với con người như ở Trái đất?
Câu trả lời là: hoàn toàn có thể. Các tàu vũ trụ, trong đó có cả các tàu thăm dò hiện vẫn đang hoạt động trên Sao Hỏa đã tìm ra được những bằng chứng cho thấy Sao Hỏa từng có không khí ấm vào thời hành tinh này mới hình thành, với những con sông chảy ra các biển lớn. Và cũng mới đây thôi ở trên Trái đất, chúng ta đã hiểu được cách làm thế nào một hành tinh có thể ấm lên: đó là thêm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vào tầng khí quyển của hành tinh đó.
Đa số lượng khí carbon dioxide vốn đã làm Sao Hỏa ấm lên giờ chắc vẫn còn ở đó, trong bụi băng, trong băng giá ở các vùng cực, và như vậy là ở trong nước. Hành tinh nào cũng vậy, thời kỳ đầu mới hình thành thường như một nồi súp loãng lổn nhổn, sau đó chuyển sang thời kỳ thứ hai, với việc tạo ra một khu vườn khổng lồ.
Phần lớn công việc hình thành vỏ hành tinh (kiểu như Trái đất) là do tự cuộc sống của hành tinh đó tạo ra. “Bạn không thể xây dựng được Sao Hỏa. Bạn chỉ có thể làm nó nóng lên và gieo vào đó một số hạt giống”, Chris McKay, nhà khoa học về hành tinh của NASA nói.
Perfluorocarbon, khí gây hiệu ứng nhà kính có thể được tổng hợp từ các thành phần có trong bụi và không khí ở Sao Hỏa sau đó được “thổi” ngược trở lại bầu khí quyển. Quá trình làm nóng hành tinh này có thể thải ra các khí CO2 lạnh, điều này có thể khiến đẩy nhanh quá trình làm nóng và gia tăng áp suất khí quyển tới mức nước bốc thành hơi.
Phần lớn khí cacbon dioxit đã từng làm nóng Sao Hỏa lên có thể vẫn còn ở đó, trong các bụi đóng băng và băng ở các cực của hành tinh này, và như vậy vẫn còn nước. Toàn bộ hành tinh cần được đưa trở lại những ngày hỗn mang từ thủa đầu mới hình thành và như vậy đòi hỏi kinh khí rất lớn.
Trong khi đó, theo nhà thực vật học James Graham thuộc Đại học Wisconsin, những người khai hoang từ Trái đất có thể tạo ra các hạt giống đá đỏ theo một tiến trình phát triển của hệ sinh thái-đầu tiên là tạo ra các vi khuẩn và địa y, như nó vẫn sống ở Nam cực của Trái đất hiện nay, rồi tới các loài rêu và khoảng một ngàn năm sau đó trở thành các loài cây.
Những người lạc quan như Robert Zubrin, Chủ tịch của Mars Society thì luôn mơ đến một ngày sẽ có các công dân Sao Hỏa. Vốn là một kỹ sư, Zubrin tin chắc rằng nền văn minh không thể phát triển được nếu không có sự mở rộng liên tục về mặt địa lý. Nhưng chỉ có những nghiên cứu cụ thể mới có thể thuyết phục được McKay. “Chúng ta sẽ tới Sao Hỏa sống như đã sống ở Bắc cực vậy. Tất nhiên, không có các trường tiểu học ở Bắc cực”. Tuy vậy, ông cũng nghĩ rằng những bài học thu được từ việc hình thành vỏ Sao Hỏa-một cảnh tượng khiến nhiều người kinh ngạc- có thể sẽ giúp con người quản lý tốt hơn cuộc sống vốn bị hạn chế trên Trái đất của chúng ta.
Không có nhiều thời gian để tranh luận luận điểm này nhưng Sao Hỏa rõ ràng là nơi trước mắt không có hiểm họa. Một ủy ban mới được thành lập của Nhà trắng cho rằng đầu tiên cần phải tới Mặt trăng hoặc một hành tinh nhỏ để tiến hành các thử nghiệm. Trước mắt, chúng ta vẫn chưa đủ kinh phí để có thể đi bất cứ đâu. Rõ ràng, việc ước tính kinh phí để xanh hóa một hành tinh chết hiện vẫn là điều chưa thể thực hiện được.
1. Năm đầu tiên: Dự án kéo dài hàng nghìn năm này có thể bắt đầu bằng các chuyến khảo sát, cỡ khoảng 18 tháng. Mỗi nhóm khảo sát sẽ tới Sao Hỏa trong vòng 6 tháng và mang lên đó một mô đun nhà ở loại nhỏ.
2. 100 năm sau: Tạo ra một tầng khí quyển nhờ việc tác động làm nóng chảy bụi và băng trên Sao Hỏa. Các nhà máy tạo khí gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí các thiết bị gương hội tụ năng lượng Mặt trời có thể được xây dựng để làm tan chảy băng và bụi băng.
3. 200 năm sau: Mưa có thể rơi khi khí C02 được tích tụ đủ, khiến áp suất khí quyển tăng giúp không khí ấm lên, làm tan băng. Vi khuẩn, tảo và địa y bắt đầu xuất hiện để cải tạo hoang mạc đầy đá của Sao Hỏa.
4. 600 năm sau: Các loài cây có hoa có thể xuất hiện sau khi vi khuẩn đã tạo ra lớp đất và cung cấp oxy cho khí quyển, những khu rừng , thậm chí rừng ôn đới cuối cùng cũng hình thành.
6. 1.000 năm sau: Những cư dân đầu tiên của Sao Hỏa có thể ra ngoài, với điều kiện mang theo các bình sản sinh khí oxy có thể hoạt động cả ngàn năm. Qua thời kỳ địa chất, trước khi Trái đất trở thành nơi không thể tiếp tục sinh sống được nữa, Sao Hỏa có thể mất bầu khí quyển mới tạo ra và đóng băng trở lại.
Thông số chung:
Trái đất | Sao Hỏa | |
Chu kỳ quay (ngày): | 23,9 giờ | 24,6 giờ |
Vòng quay (năm) |
365,2 ngày | 686,9 ngày |
Nhiệt độ trung bình | 59oF – 15oC | – 81oF (- 63oC) |
Áp suất khí quyển | 1.013 milibars | 6 milibars |
Khoảng cách trung bình tới Mặt trời | 93 triệu dặm–150 triệu km | |
Trục nghiêng | 23,5o | 25o |
Trọng lực | 1 G | 0,4G |