Bộ trưởng khoa học Iran đạo văn ?

Ngay sau khi ông Kamran Daneshjou được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học Iran, hàng ngàn email và blog liên tục chất vấn văn bằng tiến sĩ và uy tín khoa học của ông và theo website của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Iran thì trong số 8 bài báo khoa học ông công bố, có bằng chứng cho thấy một trong số những bài đó là đạo văn. Từ chuyện này nghĩ về việc đạo văn ở nước ta.  

Theo lí lịch chính thức do Chính phủ Iran công bố, Kamran Daneshjou có bằng tiến sĩ về kĩ thuật hàng không từ “College of London”. Nhưng vấn đề là ở Anh không có trường nào với cái tên đó.  (Có lẽ do cách dịch từ tiếng Anh sang tiếng Iran chăng?). Vào tháng 8 vừa qua, tờ Los Angeles Times nêu lên những câu hỏi chung quanh luận án tiến sĩ của ông. Theo trang web của Đại học Khoa học và Công nghệ Iran vào lúc đó (tháng 8), học vị tiến sĩ của ông được “Manchester Imperial Institute of Science and Technology” cấp. Nhưng sau khi bài báo đăng thì thông tin trên đã được sửa lại và cho biết bằng tiến sĩ của ông được cấp vào năm 1989 sau khi ông làm nghiên cứu tại Imperial College (London), nhưng bảo vệ luận án thì được tổ chức tại Đại học Công nghệ Amirkabir ở Iran!
Theo website của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Iran thì ông công bố khoảng 8 bài báo khoa học. Nhưng trong đó có bằng chứng cho thấy một trong số những bài này là đạo văn.  Trong bài báo có tựa đề là “Analysis of critical ricochet angle using two space discretization methods” mà ông và Majid Shahravi đứng tên đồng tác giả được công bố trên tập san Engineering with Computers vào năm 2009, có nhiều đoạn văn, biểu đồ, và bảng số liệu trùng hợp với bài báo “Ricochet of a tungsten heavy alloy long-rod projectile from deformable steel plates“, do Woong Lee, Heon-Joo Lee và Hyunho Shin (thuộc một Trung tâm nghiên cứu quân sự ở Hàn Quốc) công bố trên tập san Journal of Physics D: Applied Physics vào năm 2002. Có thể xem qua vài đoạn mà tôi trích dưới đây để thấy sự đạo văn quá trắng trợn.
Ngoài ra, một số câu văn trong bài báo của Daneshjou cũng trùng hợp với những câu văn trong một bài báo của các nhà nghiên cứu Mỹ công bố vào năm 2003 tại một hội nghị chuyên ngành.
Về phần tập san Engineering with Computers, Tổng biên tập đã tuyên bố rút bài báo ra khỏi tập san và sẽ đề “retracted” trong phiên bản online.
Những sự thật trên đây làm xôn xao giới khoa học Iran, với hàng ngàn email và blog liên tục bàn về vấn đề mà họ cho là một xì căng đan, một sỉ nhục cho khoa học Iran, nước đang có tham vọng bước chân vào câu lạc bộ các nước có nền khoa học tiên tiến. Một nhà khoa học Iran trấn an dư luận quốc tế rằng: “Tôi muốn cam đoan với cộng đồng khoa học quốc tế rằng các nhà khoa học Iran là những người thành thật và có đạo đức, và hành động ngu xuẩn này làm cho họ cảm thấy xúc phạm”. Một nhóm khoa học khác tuyên bố rằng họ sẽ gây áp lực để Chính phủ điều tra cho ra việc, và nếu bằng chứng đạo văn là đúng thì họ sẽ yêu cầu ông từ chức bộ trưởng.
Ông Daneshjou từng là Chủ nhiệm văn phòng Bộ Nội vụ Iran, nơi điều hành cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 6 vừa qua. Cuộc bầu cử đầy tai tiếng này đã đưa Mahmoud Ahmadinejad trở lại quyền lực. Do đó, người ta nghi ngờ rằng việc bổ nhiệm Daneshjou làm Bộ trưởng Bộ Khoa học Iran chỉ là một cách trả ơn của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Thật vậy, giới khoa học Iran không đồng tình với sự bổ nhiệm này.
Nhìn người lại nghĩ đến ta. Năm 2007 tôi có nêu một trường hợp đạo văn ở nước ta, mà theo đó một bài do một nhóm nghiên cứu ở trong nước công bố năm 2004 với nội dung, (kể cả số liệu và biểu đồ, thậm chí hình ảnh) trùng hợp với một bài báo do một nghiên cứu sinh Việt Nam công bố vào năm 2000. Sự việc được nêu lên trên Tia Sáng, rồi cũng chìm vào quên lãng.  Không ai trong giới khoa học có phản ứng. Càng ngạc nhiên hơn, không ai trong Bộ Khoa học và Công nghệ có động thái gì! Chắc chắn đó không phải là trường hợp đầu tiên, và càng chắc chắn không phải là trường hợp sau cùng, về tình trạng đạo văn và gian lận khoa học ở nước ta. 
Trường hợp một Bộ trưởng Iran đạo văn là một cảnh báo cho chúng ta thấy đạo văn có thể xảy ra ở những người có quyền cao chức trọng, chứ không phải chỉ ở những nhà khoa học “vô danh”.  Giới khoa học Iran cảm thấy xấu hổ vì một đồng nghiệp của họ đạo văn, nhưng ở nước ta hình như giới khoa học chẳng ai quan tâm hay cảm thấy xấu hổ khi có đồng nghiệp phạm phải lỗi lầm như thế.  Có lẽ cộng đồng khoa học quốc tế chẳng mấy quan tâm đến khoa học Việt Nam, nên chúng ta chẳng cần ồn ào.  Nhưng dù sao đi nữa, những sự cố như thế này cho thấy chúng ta rất cần một cơ chế để giảm thiểu tình trạng gian dối trong khoa học.

TB. Vài trích đoạn văn cho thấy đạo văn của Kamran Daneshjou và Majid Shahravi:

 

Bài báo của Lee et al, J Phys D: Appl Phys 2002; 35:2676-86

Bài báo của Daneshjou và Shahravi, Engineering with Computers 2009; 25:191-206

It is well known that a projectile impacting on a suitably inclined surface can bounce back from the surface or partially penetrate it (without perforating it and being stopped by it) along a curved trajectory on the impacted surface with a reduced velocity [1].

It is well known that a projectile impacting on a suitably inclined surface can bounce back from the surface or partially penetrate it (without perforating it and being stopped by it) along a curved trajectory on the impacted surface with a reduced velocity [1].

Exploitation of ricochet to implement mass efficient means of armour protection is common in many military applications [2]. Despite numerous researches on ricochet of various types of projectiles from various types of surfaces [3–13], critical conditions for the ricochet of long-rod type projectiles has not been completely established yet.

Exploitation of ricochet to implement mass efficient means of armor protection is common in many military applications [2]. Despite numerous researches on ricochet of various types of projectiles from various types of surfaces [313], critical conditions for the ricochet of long-rod type projectiles has not been completely established yet.

On the extension of the series of investigations on the impact of long-rods on targets [14–16], Tate first described ricochet using a simplified two-dimensional hydrodynamic model [6].

On the extension of the series of investigations on the impact of long-rods on targets [1416], Tate first described ricochet using a simplified two-dimensional hydrodynamic model [6].

On the extension of the series of investigations on the impact of long-rods on targets [14–16], Tate first described ricochet using a simplified two-dimensional hydrodynamic model [6].

On the extension of the series of investigations on the impact of long-rods on targets [1416], Tate first described ricochet using a simplified two-dimensional hydrodynamic model [6].

However, in the derivation of equation (1), it was assumed that the projectile is a rigid body and that ricochet occurs due to the rotation of the projectile around its mass centre caused by the asymmetric reaction force exerted on its front from the impacted surface.

However, in the derivation of Eq. (1), it was assumed that the projectile is a rigid body and that ricochet occurs due to the rotation of the projectile around its mass centre caused by the asymmetric reaction force exerted on its front from the impacted surface.

Rosenberg et al [7] supplemented some of these shortcomings by further including the effect of target strength and bending of the projectile.

Rosenberg et al. [7] supplemented some of these shortcomings by further including the effect of target strength and bending of the projectile.

 

Và sau đây là những biểu đồ, bảng số liệu trùng hợp nhau:
 

 

 

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)