Càng bị côn trùng đốt, hệ miễn dịch càng tốt?
Bị côn trùng đốt nhiều chưa hẳn đã xấu. Nước bọt của chúng có thể bảo vệ con người trước những bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng mà chúng mang theo.
Thậm chí, các nhà khoa học đã tính tới việc phân lập thứ nước bọt có khả năng bảo vệ này để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch trước những bệnh như sốt rét hoặc các bệnh chết người khác.
Viễn cảnh này được đưa ra sau khi một nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy nước bọt của muỗi có thể giúp con người chống lại bệnh sốt rét.
Giới khoa học từ lâu đã nhận thấy người dân ở những vùng mà các bệnh do ký sinh trùng (sống trên côn trùng) hoành hành như châu Phi và Trung Đông có khả năng chống chọi tốt hơn với bệnh truyền nhiễm so với dân ở các vùng khác trên thế giới.
Có ý kiến cho rằng khả năng tự vệ này là do cơ thể đã “dạn dày” với ký sinh trùng trong đời. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy dường như chính sự tiếp xúc với nước bọt của các con côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch.
“Ở một số vùng, người ta có thể bị hàng nghìn con muỗi đốt mỗi ngày”, Mary Ann McDowell, một nhà miễn dịch học ký sinh trùng tại Đại học Notre Dame ở bang Indiana, Mỹ, cho biết. “Như thế, họ nhận được rất nhiều nước bọt của muỗi”.
Nhóm của McDowell đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, một số con trước đó đã bị những con muỗi lành (không mang ký sinh trùng) cắn.
Kết quả là, nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt của muỗi lành có hàm lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng.
Nhóm nghiên cứu của McDowell đang tìm hiểu xem có thể tìm kiếm một thứ văcxin sốt rét cho người từ nước bọt muỗi hay không.
Viễn cảnh này được đưa ra sau khi một nghiên cứu mới đây trên chuột cho thấy nước bọt của muỗi có thể giúp con người chống lại bệnh sốt rét.
Giới khoa học từ lâu đã nhận thấy người dân ở những vùng mà các bệnh do ký sinh trùng (sống trên côn trùng) hoành hành như châu Phi và Trung Đông có khả năng chống chọi tốt hơn với bệnh truyền nhiễm so với dân ở các vùng khác trên thế giới.
Có ý kiến cho rằng khả năng tự vệ này là do cơ thể đã “dạn dày” với ký sinh trùng trong đời. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy dường như chính sự tiếp xúc với nước bọt của các con côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch.
“Ở một số vùng, người ta có thể bị hàng nghìn con muỗi đốt mỗi ngày”, Mary Ann McDowell, một nhà miễn dịch học ký sinh trùng tại Đại học Notre Dame ở bang Indiana, Mỹ, cho biết. “Như thế, họ nhận được rất nhiều nước bọt của muỗi”.
Nhóm của McDowell đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, một số con trước đó đã bị những con muỗi lành (không mang ký sinh trùng) cắn.
Kết quả là, nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt của muỗi lành có hàm lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng.
Nhóm nghiên cứu của McDowell đang tìm hiểu xem có thể tìm kiếm một thứ văcxin sốt rét cho người từ nước bọt muỗi hay không.
T. An (theo Discovery)
(Visited 1 times, 1 visits today)