Cảnh báo về chất bảo quản trong nước ngọt

Theo một nghiên cứu vừa được công bố tại Đại học Sheffield (Anh), một chất bảo quản thường được sử dụng trong các loại nước ngọt như Coca Cola và Pepsi có thể làm vô hiệu một số chức năng quan trọng của DNA. Tình trạng này - thường thấy ở người già và người nghiện rượu - có thể dẫn tới chứng xơ gan và các căn bệnh thoái hóa như Parkinson.

Chất bảo quản bị nghi ngờ có mã số E211, tên khoa học là sodium benzoate, đã được sử dụng từ hàng chục năm nay trong các loại nước ngọt như Sprite, Oasis và Dr Peper để chống mốc. Nó cũng được tìm thấy ở các loại dưa góp và sốt công nghiệp. Trước đây đã có ý kiến lo ngại rằng sodium benzoate có thể gây ung thư, bởi khi kết hợp với vitamin C trong nước ngọt, nó sẽ tạo ra benzen, một chất gây ung thư. Nghiên cứu vấn đề này từ năm 1999 đến nay, giáo sư Peter Piper khẳng định đã có đủ bằng chứng cho thấy sodium benzoate gây tổn hại nghiêm trọng đến một bộ phận của DNA gọi là ti thể, được ví như “nhà máy điện” của tế bào. Ti thể tiêu thụ oxy để cấp năng lượng cho cơ thể, nếu nó bị trục trặc thì một loạt trạng thái bệnh lý sẽ xuất hiện, như bệnh Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác, và nghiêm trọng nhất là làm khởi phát quá trình lão hóa.
Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố một nghiên cứu về sodium benzoate nhưng kết luận rằng chất này an toàn, dù thừa nhận các nghiên cứu còn rất hạn chế. Giáo sư Piper cho rằng nguyên nhân là do các phương pháp xét nghiệm của WHO còn lạc hậu.

Vạn Lý  (theo The Independent)

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)