Cầu sập vì… chim
Lưu lượng quá tải, sắt thép gỉ và những mấu chốt bị mất khiến cây cầu bắc qua sông Mississippi ở Mỹ bị gãy. Nhưng nay người ta đã tìm ra một thủ phạm mới: đó là những con chim bồ câu.Các chuyên gia cho biết hàng đống chất thải của chim rải rác trên khắp cây cầu nối liền liên bang đã khiến cho các thanh sắt bị gỉ nhanh hơn.
Mặc dù các nhà điều tra vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây sập cầu vào ngày 1/8, giết chết 13 người và làm 100 người bị thương, thì chim bồ câu là một trong nhiều yếu tố làm hư hỏng cấu trúc cây cầu.
“Có một lớp phân bồ câu phủ đầy trên sắt và những chiếc tổ chim nặng trĩu trong các hộp rỗng của cây cầu”, các nhà điều tra đã viết trong bản báo cáo năm 1987-1989.
Vào năm 1996, các màn hình được gắn trên các thanh xà lan để ngăn không cho bồ câu làm tổ ở đó, nhưng nó vẫn không ngăn phân chim rải rác khắp nơi.
Phân chim chứa ammonia và axit. Nếu không được rửa sạch, nó sẽ khô lại và kết đặc thành muối. Khi nước mưa rơi xuống, kết hợp với muối và ammonia, sẽ tạo nên phản ứng điện hóa làm gỉ thép ở bên dưới.
“Cứ mỗi lần có một lớp chất nhày ở đó, lại có một phản ứng hoá học xảy ra và dần dẫn tới sự bào mòn phân huỷ. Cuối cùng qua một thời gian dài nó làm cho công trình yếu hẳn đi”, Neal Langerman, nhân viên sức khoẻ và an ninh tại tổ chức American Chemical Society, cho biết.
Vấn đề này xảy ra ở nhiều cây cầu tại những nơi khác. Tuy nhiên việc đuổi chim ra khỏi cầu đòi hỏi một chiến lược phức tạp, bao gồm giăng lưới chặn các lỗ hổng trên cầu, gắn mũi nhọn để không cho chúng hạ cánh, và đôi khi còn phải bắn hay đặt bẫy chim.
Vấn đề là chim bồ câu rất thích những cây cầu và các toà nhà cao tầng bởi tổ tiên của chúng là những kẻ sống cheo leo trên vách núi, Karen Purcell, người đứng đầu dự án PigeonWatch của Phòng thí nghiệm điểu học Cornell, cho biết. Cây cầu là một nơi trú ngụ tốt để tránh kẻ thù và có bề mặt lý tưởng để làm tổ và qua đêm.
“Có một lớp phân bồ câu phủ đầy trên sắt và những chiếc tổ chim nặng trĩu trong các hộp rỗng của cây cầu”, các nhà điều tra đã viết trong bản báo cáo năm 1987-1989.
Vào năm 1996, các màn hình được gắn trên các thanh xà lan để ngăn không cho bồ câu làm tổ ở đó, nhưng nó vẫn không ngăn phân chim rải rác khắp nơi.
Phân chim chứa ammonia và axit. Nếu không được rửa sạch, nó sẽ khô lại và kết đặc thành muối. Khi nước mưa rơi xuống, kết hợp với muối và ammonia, sẽ tạo nên phản ứng điện hóa làm gỉ thép ở bên dưới.
“Cứ mỗi lần có một lớp chất nhày ở đó, lại có một phản ứng hoá học xảy ra và dần dẫn tới sự bào mòn phân huỷ. Cuối cùng qua một thời gian dài nó làm cho công trình yếu hẳn đi”, Neal Langerman, nhân viên sức khoẻ và an ninh tại tổ chức American Chemical Society, cho biết.
Vấn đề này xảy ra ở nhiều cây cầu tại những nơi khác. Tuy nhiên việc đuổi chim ra khỏi cầu đòi hỏi một chiến lược phức tạp, bao gồm giăng lưới chặn các lỗ hổng trên cầu, gắn mũi nhọn để không cho chúng hạ cánh, và đôi khi còn phải bắn hay đặt bẫy chim.
Vấn đề là chim bồ câu rất thích những cây cầu và các toà nhà cao tầng bởi tổ tiên của chúng là những kẻ sống cheo leo trên vách núi, Karen Purcell, người đứng đầu dự án PigeonWatch của Phòng thí nghiệm điểu học Cornell, cho biết. Cây cầu là một nơi trú ngụ tốt để tránh kẻ thù và có bề mặt lý tưởng để làm tổ và qua đêm.
M.T. (theo AP)
(Visited 1 times, 1 visits today)