Chim hải âu: thủ phạm chính gây ô nhiễm biển

Loài chim hải âu Bắc Cực gây ô nhiễm sinh thái biển nặng nề nhất. Đây là kết luận của các nhà sinh vật học của trường đại học Ottawa sau khi đo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển tại Devon Island, nơi sinh sống tập trung của 10.000 đôi chim hải âu.

Kết quả là nồng độ DDT cao hơn 60 lần so với các khu vực khác, nồng độ thủy nhân và nồng độ HCB (hexacholorobenzene) cũng lần lượt cao hơn 25 và 10 lần. Tại sao lại như vậy? Số là các chất gây ô nhiễm như DDT, thủy ngân có trong thức ăn mà loài hải âu kiếm được khắp nơi trong biển (cá, thực vật, rác thải các loại…) bị loài chim thải ra tập trung vào một chỗ. Khi các chất độc hại này nằm rải rác trong biển với nồng độ thấp thì không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái biển. Tuy nhiên, chim kiếm ăn khắp nơi nhưng chúng lại ngủ tập trung một nơi và đêm về là lúc chúng thải ra những thứ không cần thiết, gây ô nhiễm nặng nề khu vực mà chúng sống.

P.V 
Nguồn tin: J.M.Blais et al., Science, 309, 445, 2005

Tác giả