Chó có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người

Khả năng cảm nhận được cảm xúc của con người có thể là bẩm sinh ở loài chó và là kết quả của nhiều thế kỷ đồng tiến hóa với con người.

Con người quan tâm đến cảm xúc của thú cưng và dường như sự quan tâm này “có qua có lại”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngựa sẽ dừng lại và lắng nghe tiếng gằn của con người lâu hơn là tiếng cười. Lợn nuôiphản ứng mạnh hơn với âm thanh do con người tạo ra so với lợn rừng. Nhưng vẫn còn rất ít các nghiên cứu tìm hiểu liệu động vật chỉ phản ứng với những âm thanh kỳ lạ của con người hay có khả năng hiểu cảm xúc thực sự của con người. Hầu hết các loài động vật chỉ bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc bởi những thành viên khác trong loài của chúng.

Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng chó (Canis quenis) có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người.

Một câu hỏi đặt ra là liệu sự lây lan cảm xúc này có bắt nguồn từ “những tín hiệu cảm xúc phổ biến bằng giọng nói”, mà tất cả các loài động vật được thuần hóa có thể hiểu được, hay chỉ xuất hiện ở những động vật được thuần hóa và sống cạnh con ngườinhư chó (hay còn gọi là động vật đồng hành). Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã so sánh phản ứng căng thẳng của chó và lợn cưng (Sus scrofa localus) với âm thanh của con người.

Giống như chó, lợn nuôi là loài động vật có tính xã hội, lớn lên giữa con người . Không phải động vật đồng hành như chó, lợn được nuôi như gia súc trong phần lớn lịch sử mối quan hệ của chúng với con người. Nhưng nếu sự lây lan cảm xúc có thể được học thông qua việc ở gần con người, thì lợn nuôi sẽ phản ứng theo cách tương tự như chó.

Nhóm đã tuyển dụng những người nuôi chó hoặc lợn trên khắp thế giới và yêu cầu họ quay phim trong phòng với thú cưng của mình trong khi phát những bản thu âm tiếng khóc hoặc tiếng ngân nga cho sẵn. Sau đó, các nhà nghiên cứu thống kê số lượng hành vi căng thẳng – chẳng hạn như rên rỉ và ngáp ở chó, và vẩy tainhanh ở lợn – được ghi hình.

Đúng như dự đoán, chó “thực sự rất giỏi trong việc nắm bắt nội dung cảm xúc trong giọng nói của chúng ta”, đồng tác giả nghiên cứu Paula Pérez Fraga, nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Đại học Eötvös Loránd, Budapest, cho biết. Chó trở nên căng thẳng khi nghe thấy tiếng khóc và hầu như không bị lay động bởi âm thanh ngân nga. Trong khi đó, lợn gặp một số căng thẳng khi nghe tiếng khóc, nhưng hành vi của chúng cho thấy tiếng ngân nga gây căng thẳng hơn nhiều.

Natalia Albuquerque – nhà đạo đức học nhận thức tại Đại học São Paulo, Brazil, cho biết tiếng ngân nga có thể “rất kỳ lạ” đối với lợn, một trong những loài “không hiểu cách xử lý” âm thanh đó như thế nào.

Cô cho biết thêm, những phát hiện này chỉ ra rằng, so với vật nuôi, động vật đồng hành có thể có khả năng bị lây lan cảm xúc mạnh mẽ hơn. Nhưng cô lưu ý, cần nghiên cứu thêm vì “Lợn rất nhạy cảm. Tôi đã mong đợi rằng lợn cũng sẽ có biểu hiện lây lan cảm xúc”.

Fraga đồng ý. Cô nói: “Chúng tôi không nói rằng lợn không thể [lây lan cảm xúc]. Phát hiện này là về việc những con chó giỏi như thế nào trong việc nhận biết cảm xúc chứ không phải những con lợn kém như thế nào.”

Kết quả nghiên cứu đã được công bố mới đây trên tạp chí Animal Behavior.

Lê Tú

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)