Công trình nghiên cứu mang dấu ấn Việt Nam
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Từ chỗ rất khó khăn trong sản xuất găng phẫu thuật, Việt Nam đã chủ động sản xuất được phần lớn sản phẩm này nhờ công trình nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt dây chuyền sản xuất găng tay cao su y tế của Kỹ sư (KS) Phạm Xuân Mai, Công ty Cổ phần MERUFA, Bộ Y tế.
Gập ghềnh con đường nghiên cứu
Găng phẫu thuật là sản phẩm chủ yếu và quan trọng thường sử dụng tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe, dân số… và nằm trong danh mục vật tư không thể thiếu của ngành y tế. Nhưng thời kỳ trước Đại hội Đảng VI ở nước ta chưa có cơ sở nào sản xuất găng tay y tế với quy mô lớn mà chỉ có một vài cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, lạc hậu. Trước thực tế đó, KS Phạm Xuân Mai đã đề xuất và được chấp thuận thực hiện đề tài nghiên cứu về găng tay cao su y tế. Lúc này, Xí nghiệp (XN) Cao su y tế (nay là công ty cổ phần MERUFA) đang sản xuất condoms (bao cao su) trên dây chuyền thiết bị do Liên hợp quốc viện trợ và đang “sống” nhờ vào sản phẩm này, vì vậy việc nghiên cứu thiết kế, đầu tư chế tạo một dây chuyền sản xuất găng mổ đã làm phát sinh không ít nghi ngờ, thậm chí cả ý kiến phản đối của một số cán bộ, lãnh đạo XN.
KS Phạm Xuân Mai chia sẻ, vốn lưu động và quỹ phát triển sản xuất của XN lúc đó còn rất nhỏ bé do doanh thu thấp nên việc đầu tư 1 tỷ đồng cho việc triển khai công trình là một khâu đầu tư mạo hiểm. Nếu công trình thất bại thì XN có nguy cơ phá sản, người đề xuất và chủ trì công trình chắc chắn sẽ bị kỷ luật, thậm chí bị cách chức. Bên cạnh đó, vào thời điểm nghiên cứu, ở Việt Nam không có mẫu “công nghệ và thiết bị sản xuất găng cao su y tế” để người chủ trì công trình có thể học tập cũng như rút kinh nghiệm và cũng chưa có mạng Internet nên việc tham khảo, nghiên cứu chế tạo hết sức khó khăn.
Vượt qua tất cả khó khăn cũng như những rủi ro có thể gặp phải, KS Phạm Xuân Mai miệt mài nghiên cứu từ đầu năm 1992. Đến nay, với công trình nghiên cứu của KS Phạm Xuân Mai, Việt Nam lần đầu tiên tự nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sản xuất găng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công trình gồm 2 phần chủ yếu là nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng công nghệ – sản xuất găng mổ trên các hệ thống thiết bị tạo hình găng tự động, hệ thống thiết bị xử lý găng sau khi tạo hình, hệ thống kiểm tra đóng gói, tiệt trùng găng phẫu thuật.
KS Phạm Xuân Mai cho biết: Dây chuyền nhúng tạo hình găng tự động với sản lượng cao đầu tiên được chế tạo và đưa vào sản xuất chính thức năm 1994, tiếp tục cải tiến và dây chuyền mới nhất là dây chuyền thứ 5 chính thức được lắp đặt và đi vào sản xuất vào tháng 5/2011.
Công nghệ mang dấu ấn Việt Nam
Công nghệ và hệ thống dây chuyền đồng bộ, hoàn chỉnh sản xuất găng mổ sử dụng nguyên liệu chính là latex cao su tự nhiên Việt Nam do các công ty, nông trường cao su trong nước cung cấp. Các thiết bị thử nghiệm tại Việt Nam không có sự trợ giúp của nước ngoài nhưng đã gặt hái được nhiều thành công cả về công nghệ và hiệu quả kinh tế.
Công trình không chỉ đề cập đến việc thiết kế chế tạo một hệ thống thiết bị tự động nhúng tạo găng mổ có sản lượng cao, nhằm cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất thủ công mà còn bao hàm cả việc nghiên cứu sáng tạo thử nghiệm thành công một công nghệ mới áp dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất găng tay từ khâu bảo quản mủ mới nhận về, ly tâm, pha chế mủ với các hóa chất, nhúng tạo hình găng, rửa răng, trộn bột, sấy, kiểm tra xử lý găng đến khâu đóng gói. Điều này đã giúp MERUFA có thể lắp đặt 3 hệ thống nhúng tạo hình găng trên một mặt bằng chật hẹp. Mọi bước công nghệ cần thiết cho quá trình nhúng tạo hình, lưu hóa, xử lý găng vẫn được thực hiện đầy đủ trên hệ thống và bên ngoài giúp cho sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đạt chuẩn quốc tế.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, với công trình nghiên cứu của KS Mai, lần đầu tiên Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sản xuất găng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay dây chuyền này cũng là dây chuyền sản xuất găng mổ duy nhất do Việt Nam sáng tạo.
KS Phạm Xuân Mai cho biết: Găng mổ của MERUFA không chỉ đạt các tiêu chuẩn quốc gia mà còn đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hạ nên đã thay thế được hàng nhập ngoại. Trong 17 năm qua (từ năm 1994 đến 2010) MERUFA đã sản xuất khoảng 208 triệu đôi găng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 250 lao động và nộp ngân sách từ 1,5 đến 3 tỷ đồng. Năm 2011, MERUFA đã đạt doanh thu 134 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 3 tỷ đồng. Hiện nay, sản phẩm của công trình chiếm khoảng 60 – 70% thị trường găng phẫu thuật nội địa và bắt đầu vươn ra các thị trường nước ngoài: Pháp, Đài Loan (TQ), Nga, Lào…
Công nghệ, thiết bị và sản phẩm làm ra luôn được cải tiến, cập nhật các yếu tố tiên tiến của thế giới để đạt mục đích sản phẩm ngày càng tốt hơn, an toàn hơn, rẻ hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành y tế nước ta. Công trình nghiên cứu đã đoạt giải Nhất KH&CN – VIFOTEC năm 2005; giải Nhì sáng tạo KH&CN của Liên hiệp các hội sản xuất công nghiệp Hàn Quốc (KIPA) và giải đặc biệt của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 2006; công trình vừa vinh dự được Đảng và Nhà nước trao giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
P V