DNA tiết lộ chế độ ăn đầy đủ của sư tử và mối liên quan đến con người

DNA cổ đã xác nhận những kẻ ăn thịt thế kỷ 19 đã đi săn con người và vô số trò chơi của cuộc sống hoang dã, bao gồm cả một loài vật.

Bộ răng sư tử trong bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Chigaco

Những sợi lông mắc kẹt trong những chiếc răng vỡ của các con sư tử nổi tiếng bị giết trong thế kỷ 19 giúp cho chúng ta có cái nhìn thoáng qua vào chế độ ăn của chúng- vốn bao gồm cả con người1.

Chỉ có một số ít sư tử sống trong môi trường hoang dã (Panthera leo) được biết đến như ‘những kẻ ăn thịt người ở Tsavo’, hai con sư tử đực cỡ lớn ở vùng Tsavo của Kenya đã giết nhiều công nhân xây dựng tuyến đường sắt Kenya–Uganda cho đến khi bị nhà quản lý đường sắt, đại tá John Henry Patterson bắn chết vào năm 1898. Số lượng nạn nhân chính xác của chúng vẫn còn chưa được biết nhưng chúng có lẽ giết ít 31 người gần sông Tsavo ở Kenya2.
Các con sư tử Tsavo cuối cùng đã được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Illinois, Chicago vào năm 2001, hàng ngàn sợi lông đã được trích xuất từ một khoang trong bộ răng chúng. Tại thời điểm đó, các nhà khoa học xuất sắc nhất chỉ có thể nhìn vào các sợi lông ngày dưới một kính hiển vi.

Những tiên tiến trong phân tích DNA cổ

Tuy nhiên, “DNA cổ đã đi được cả một chặng đường dài”, đồng tác giả Ripan S. Malhi, một nhà di truyền nhân học tại ĐH Illinois ở Urbana-Champaign, nói. “Bạn không cần đến một tế bào nang trên một sợi tóc nữa” để trích xuất và đọc DNA. Bạn có thể làm được điều đó từ chính sợi tóc.” Bằng việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, Malhi và cộng sự đã nhận diện được các sợi lông tóc từ hươu cao cổ, linh dương châu Phi, linh dương nước, linh dương đầu bò, ngựa vằn và cả người trong mẫu.

Trong nghiên cứu mới, Gnoske và Peterhans đã thực hiên một kiểm tra mới trên một vài sợi lông. Đồng tác giả Ogeto Mwebi, một nhà khoa học ở Bảo tàng Tự nhiên Kenya và Nduhiu Gitahi, một nhà nghiên cứu ở ĐH Nairobi, thực hiện phân tích trên kính hiển vi điện tử những sợi lông tóc này. Nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ Alida de Flamingh ở ĐH Illinois ở Urbana-Champaign đã tìm hiểu hệ gene của các sợi lông tóc với giáo sư Ripan S. Malhi. Họ tập trung vào một mảnh mẫu vật của bốn sợi lông tóc và ba nắm lông được lấy ra từ răng sư tử.

Malhi, de Flamingh và cộng sự đã phát triển các kỹ thuật mới để tìm hiểu về quá khứ từ trình tự và phân tích DNA cổ được bảo tồn trong các mẫu vật sinh học. Họ cũng hợp tác với các cộng đồng bản địa và thu về nhiều thông tin giá trị vào việc di cư của con người và lịch sử tiền thuộc địa và hậu thuộc địa.

Bài báo của họ được xuất bản trên Current Biology.

Tiêu bản cặp sư tử nổi tiếng được trưng bày trong bảo tàng.

Những con linh dương đầu bò nằm ngoài sự chờ đợi của các nhà khoa học bởi vì không có những con vật này ở gần khu vực ăn ở của công nhân đường sắt, đồng tác giả Alida de Flamingh, một nhà sinh vật tiến hóa tại trường đại học Illinois tại Urbana-Champaign, nhận xét. Bầy linh dương đầu bò gần nhất cách đó khoảng 90 kilometre. Vì vậy “có phải những con sư tử đó đã đi lang thang khắp các khu vực rộng lớn, hoặc, về mặt lịch sử, linh dương đầu bò đã xuất hiện ở vùng Tsavo”, de Flamingh nói.

Dẫu các nhà nghiên cứu có thể phân tích xa hơn để khám phá nhiều thông tin hơn về DNA người, nhưng họ chỉ đưa ra các chi tiết tối thiểu về DNA người trong bài báo của mình. Bước tiếp theo sẽ là “làm việc với cộng đồng và chính quyền địa phương”, Malhi nói. “Có những hậu duệ tiềm năng hoặc cộng đồng hậu duệ có thể hoặc không muốn loại phân tích này được thực hiện, có thể là họ sẽ muốn làm – chúng tôi vẫn còn chưa biết.”

Graham Kerley, một nhà sinh thái học và chuyên gia về sư tử tại ĐH Nelson Mandela ở Gqeberha, Nam Phi, cho biết không có gì đáng ngạc nhiên về danh sách các loài có DNA rơi rớt lại trong răng của con vật săn mồi này. Với ông, điều thực sự rút ra là tầm quan trọng của việc bảo quản các mẫu vật sinh học vì chúng có thể được tái phân tích khi các công cụ được cải thiện năng lực theo thời gian. “Patterson, khi bắn hạ các con sư tử này, không biết lượng thông tin không thể tin được có thể xuất hiện sau một trăm năm nữa,” Kerley nói.

Đó chính xác là thông điệp mà các nhà nghiên cứu muốn gửi gắm, de Flamingh nói. “Chúng tôi hi vọng mọi người sẽ cố gắng áp dụng phương pháp mà chúng tôi phát triển để nghiên cứu về sinh thái học con mồi hoặc các lịch sử của các loài động vật khác – thậm chí mở rộng đến những loài đã tuyệt chủng.”

Thanh Phương tổng hợp

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-024-03278-5

https://phys.org/news/2024-10-hidden-teeth-dna-19th-century.html

Tác giả

(Visited 20 times, 20 visits today)