Đo dư lượng thủy ngân trong Biển Đông
Một chiến dịch đo lường thực hiện trên tàu nghiên cứu biển cho thấy rằng thủy ngân khuếch tán vào và thoát ra khỏi nước biển trong vùng Biển Đông là ở mức cao, thay đổi theo mùa và đáng quan ngại.
Để xác định thông lượng Hg hòa vào và bốc bay ra khỏi nước biển, Đoàn nghiên cứu do Chun-Mao Tseng của Đại học Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc và Carl Lamborg thuộc Viện Hải dương Woods Hole ở Massachusetts dẫn đầu,đã tiến hành một cuộc khảo nghiệm đo lường rất công phu.
Từ 2003 đến 2007, họ và các đồng nghiệp của họ ngang dọc khắp Biển Đông để đo lường biến thiên theo mùa. Biển Đông là địa điểm lý tưởng cho khảo sát này. Một là vì các nhà máy nhiệt điện than phân bố rất dày đặc ở miền nam Trung Quốc, hai là thời tiết Biển Đông thay đổi nhiều theo mùa. Thật vậy, khi Tseng và Lamborg phân tích dữ liệu đo, họ nhận thấy số liệu biến đổi theo mùa rõ rệt. Vào mùa đông, khi nhiệt độ bề mặt biển thấp và gió mùa rất mạnh, Biển Đông biến thành như một bồn chứa ròng Hg của khí quyển tan vào. Vào mùa hè, khi các điều kiện khí tượng đảo ngược, Biển Đông lại hoạt động như một nguồn phát thải Hg vào khí quyển. Hàng năm, thì nguồn phát thải mạnh hơn lượng hòa tan.
Mặc dù Biển Đông chỉ chiếm 1% của bề mặt nước biển trên thế giới, nhưng lại chiếm 2,6% của Hg phát thải toàn cầu. Dù là thông lượng ròng lệch, Tseng và Lamborg phát hiện ra rằng nồng độ Hg hòa tan trong Biển Đông ít nhất nhiều gấp chín lần so với đại dương.