Đo thế giới- Chân dung sống động của những thiên tài
Chúng ta thường ngưỡng mộ những nhà khoa học qua công trình của họ. Thường thì, mọi người đều hình dung họ: nguyên tắc, chuẩn mực v.v.. Họ giống như những vị thánh, và khi tiếp xúc chúng ta chỉ dám “kính nhi viễn chi”. Thế nhưng, với “Đo thế giới” của Kehlmann chân dung của những thiên tài mà cụ thể là Alexander von Humboldt (1769-1859), và Friedrich Gauss (1777-1855) lại được “vẽ” theo một chiều hướng rất khác: chân thực, sống động, hài hước v.v..
Ít ai ngờ rằng, Kehlmann làm được “điều kì diệu” thế. Sở dĩ nói như vậy là vì, viết về chân dung của một ai đó không hề đơn giản. Viết về chân dung của các thiên tài, sự nhọc nhằn còn lớn hơn. Hơn thế, những con người này rất khó “gần”, bởi họ giống như những huyền thoại: nghe ai đó kể thì cực kì hấp dẫn và lôi cuốn, nhưng để “tiếp cận” và “phác thảo” chân dung họ, đôi khi dẫn đến sự bất lực.
Một điều cần nói thêm nữa là, họ rất xa chúng ta, cả không gian lẫn thời gian, cả tư tưởng lẫn tình cảm.
Ấy thế mà, chàng trai trẻ Kehlmann không hề e ngại. Anh đem đến cho người đọc những cảm xúc tuyệt vời qua từng trang sách của anh. Cây bút tài hoa của tác giả trẻ này đã tái hiện hai con người vĩ đại của nước Đức ở thế kỷ XIX, một người là thiên tài toán học, một người là nhà tự nhiên học, nhà địa lý học. Nhưng điểm đáng nói ở đây là Kehlmann đã biết tạo ra những nghịch lý từ cuộc đời của hai nhân vật này. Nếu như Friedrich Gauss, xuất thân từ tầng lớp bình dân với một tuổi thơ cơ cực thì ngược lại Alexander von Humboldt thuộc tầng lớp quý tộc và được giáo dục để trở thành vĩ nhân.
Chưa hết, hai con người này được hiện lên qua ngòi bút của Kehlmann luôn luôn mâu thuẫn nhau. Gauss, thông minh bẩm sinh trong khi Humboldt, trưởng thành nhờ đào tạo và khổ luyện. Gauss, độc đoán, kiêu ngạo, cố chấp thì ngược lại Humboldt cởi mở, cầu thị. Trong khi Gauss là một kẻ dục tình hừng hực thì ngược lại Humboldt sống khắc kỷ v.v…
Nhưng theo tôi, điểm nhấn ở chỗ: cả Gauss và Humboldt đều muốn đo thế giới, nhưng cách của hai con người này là quá khác biệt nhau. Gauss xem mọi thứ, kể cả không gian chúng ta đang sống là đối tượng của toán học. Và ông dùng những phương trình toán để đo thế giới. Ngược lại, với Humboldt thế giới hiện ra qua những ghi chép suốt cuộc hành trình của ông, qua những gì ông tỉ mỉ quan sát và đo đếm, qua cả những hiểm nguy mà ông gặp phải trong cuộc hành trình vì khoa học của mình.
Hai con người có vẻ trái ngược nhau ấy, đi theo hai kiểu rất khác xa nhau, nhưng tựu trung lại cũng vì một mục đích lớn lao: dùng tri thức của mình để khám phá thế giới. Và chính niềm tin lớn lao ấy đã thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên phía trước. Vậy đấy, Kehlmann liên tục đưa chúng ta thưởng lãm những lát cắt thật, rất thật về con người của hai nhân vật vĩ đại này. Ngòi bút của anh thật tài tình. Chúng ta không hề thấy bất cứ sự thuyết giáo nào qua từng trang sách của Kehlmann, nhưng đọc và ngẫm nghĩ chúng ta thấy ra nhiều điều.
Thử tưởng tượng chi tiết như thế này: trong đêm tân hôn khi chuẩn bị làm tình, Gauss vùng dậy để ghi chép một công thức toán học! Chi tiết ấy vừa hài hước, vừa ngộ nghĩnh, nhưng đầy ý nghĩa. Đối với những bộ óc vĩ đại, suy tư về khoa học luôn luôn hiện diện trong đời sống của họ, bất cứ khi nào, ngay cả lúc làm tình!
Ngược lại, Humboldt thì không quản ngại khó khăn, nguy hiểm. Ngay lúc ông đổ bệnh lẫn lúc bị thổ dân ném đá khi thực hiện công việc của mình. Thế nhưng, ông luôn tin vào điều mình làm, ông luôn muốn khám phá và ông không hề dừng lại.
Vậy đấy, hai con người ấy đã làm việc theo cách riêng rất riêng của mình. Họ không làm cho họ, ngay khi họ có đặt ra mục đích hay đó chỉ đơn giản là lòng say mê thôi thì vẫn không vấn đề. Công việc là công việc.
Với công việc khoa học, hai con người ấy là vĩ nhân, nhưng khi đối diện với cuộc đời, khi chìm vào những suy tưởng rất riêng của mình, có lẽ họ là những “đứa trẻ”.
Chúng ta thấy gì qua “Đo thế giới”? Có lẽ, điều được ở đây không chỉ là lòng ngưỡng mộ đối với các vĩ nhân, mà lớn hơn ở chỗ, nếu đọc trọn tác phẩm này, tôi đồ rằng, lòng say mê lao động và khoa học trong mỗi chúng ta sẽ được khơi dậy. Có lẽ, đó chính là thành công lớn của Kehlmann.
Một điều cần nói thêm nữa là, họ rất xa chúng ta, cả không gian lẫn thời gian, cả tư tưởng lẫn tình cảm.
Ấy thế mà, chàng trai trẻ Kehlmann không hề e ngại. Anh đem đến cho người đọc những cảm xúc tuyệt vời qua từng trang sách của anh. Cây bút tài hoa của tác giả trẻ này đã tái hiện hai con người vĩ đại của nước Đức ở thế kỷ XIX, một người là thiên tài toán học, một người là nhà tự nhiên học, nhà địa lý học. Nhưng điểm đáng nói ở đây là Kehlmann đã biết tạo ra những nghịch lý từ cuộc đời của hai nhân vật này. Nếu như Friedrich Gauss, xuất thân từ tầng lớp bình dân với một tuổi thơ cơ cực thì ngược lại Alexander von Humboldt thuộc tầng lớp quý tộc và được giáo dục để trở thành vĩ nhân.
Chưa hết, hai con người này được hiện lên qua ngòi bút của Kehlmann luôn luôn mâu thuẫn nhau. Gauss, thông minh bẩm sinh trong khi Humboldt, trưởng thành nhờ đào tạo và khổ luyện. Gauss, độc đoán, kiêu ngạo, cố chấp thì ngược lại Humboldt cởi mở, cầu thị. Trong khi Gauss là một kẻ dục tình hừng hực thì ngược lại Humboldt sống khắc kỷ v.v…
Nhưng theo tôi, điểm nhấn ở chỗ: cả Gauss và Humboldt đều muốn đo thế giới, nhưng cách của hai con người này là quá khác biệt nhau. Gauss xem mọi thứ, kể cả không gian chúng ta đang sống là đối tượng của toán học. Và ông dùng những phương trình toán để đo thế giới. Ngược lại, với Humboldt thế giới hiện ra qua những ghi chép suốt cuộc hành trình của ông, qua những gì ông tỉ mỉ quan sát và đo đếm, qua cả những hiểm nguy mà ông gặp phải trong cuộc hành trình vì khoa học của mình.
Hai con người có vẻ trái ngược nhau ấy, đi theo hai kiểu rất khác xa nhau, nhưng tựu trung lại cũng vì một mục đích lớn lao: dùng tri thức của mình để khám phá thế giới. Và chính niềm tin lớn lao ấy đã thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên phía trước. Vậy đấy, Kehlmann liên tục đưa chúng ta thưởng lãm những lát cắt thật, rất thật về con người của hai nhân vật vĩ đại này. Ngòi bút của anh thật tài tình. Chúng ta không hề thấy bất cứ sự thuyết giáo nào qua từng trang sách của Kehlmann, nhưng đọc và ngẫm nghĩ chúng ta thấy ra nhiều điều.
Thử tưởng tượng chi tiết như thế này: trong đêm tân hôn khi chuẩn bị làm tình, Gauss vùng dậy để ghi chép một công thức toán học! Chi tiết ấy vừa hài hước, vừa ngộ nghĩnh, nhưng đầy ý nghĩa. Đối với những bộ óc vĩ đại, suy tư về khoa học luôn luôn hiện diện trong đời sống của họ, bất cứ khi nào, ngay cả lúc làm tình!
Ngược lại, Humboldt thì không quản ngại khó khăn, nguy hiểm. Ngay lúc ông đổ bệnh lẫn lúc bị thổ dân ném đá khi thực hiện công việc của mình. Thế nhưng, ông luôn tin vào điều mình làm, ông luôn muốn khám phá và ông không hề dừng lại.
Vậy đấy, hai con người ấy đã làm việc theo cách riêng rất riêng của mình. Họ không làm cho họ, ngay khi họ có đặt ra mục đích hay đó chỉ đơn giản là lòng say mê thôi thì vẫn không vấn đề. Công việc là công việc.
Với công việc khoa học, hai con người ấy là vĩ nhân, nhưng khi đối diện với cuộc đời, khi chìm vào những suy tưởng rất riêng của mình, có lẽ họ là những “đứa trẻ”.
Chúng ta thấy gì qua “Đo thế giới”? Có lẽ, điều được ở đây không chỉ là lòng ngưỡng mộ đối với các vĩ nhân, mà lớn hơn ở chỗ, nếu đọc trọn tác phẩm này, tôi đồ rằng, lòng say mê lao động và khoa học trong mỗi chúng ta sẽ được khơi dậy. Có lẽ, đó chính là thành công lớn của Kehlmann.
Lê Tân
(Visited 1 times, 1 visits today)