Đối thoại: phẩm chất cần thiết của nhà khoa học
Đối thoại là gì, tại sao và khi nào cần đối thoại, chúng ta có thể đối thoại tốt hơn bằng cách nào và liệu chúng ta có tiến bộ hơn nhờ đối thoại? Tiếp xúc thực tế là một phần hoạt động mà các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách cần làm để hiểu công chúng và ngược lại. Cần lắng nghe mọi người trước khi chúng ta bắt đầu nói và làm một điều gì đó.
Có rất nhiều người, trong đó có Nancy Rothwell (một nữ giáo sư có tiếng của Anh quốc trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa), đã nói “Nhiều người đã đặt cho tôi những câu hỏi mà từ đó dẫn tới cả một đường hướng nghiên cứu mới vì chúng xuất phát từ những cái nhìn hoàn toàn khác”. Đối thoại nghĩa là nói chuyện với công chúng về các vấn đề đạo đức trong một không khí cởi mở. Nó không phải là việc gợi ý để công chúng đưa ra quyết định. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có những quyết định đúng đắn hơn nếu chúng ta hiểu công chúng tốt hơn. Công chúng sẽ nói ra những quan ngại mà chúng ta chưa nghĩ tới. Và công việc của chúng ta, những nhà khoa học là phải tìm cách giải quyết các mối quan ngại này.
Tại sao cần đối thoại? Bởi vì nếu làm tốt được điều này thì chúng ta sẽ gia tăng được lòng tin của công chúng đối với khoa học. Từ đó, chúng ta sẽ có những cuộc thảo luận bổ ích hơn về khoa học và có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn cho cộng đồng. David King, Cố vấn trưởng về khoa học của Chính phủ Anh nói: “Nếu chúng ta không đối thoại được tốt thì sẽ không thể có khoa học. Điều này cũng quan trọng như chính bản thân khoa học”.
Một trong những câu mà tôi thích nhất trong Báo cáo Jenkin, một báo cáo về khoa học xã hội của Anh là: “Những người làm khoa học bao giờ cũng đề cao tinh thần và giá trị”. Rất nhiều nhà khoa học miệt mài với công việc vì họ tin vào những giá trị và hiệu quả mà các công việc họ làm đem lại. Tuy nhiên chúng ta, với tư cách là những nhà khoa học, lại có xu hướng không nói đến vấn đề đạo đức và cho rằng chúng ta chỉ làm khoa học, đạo đức không thuộc lĩnh vực của chúng ta. Nhưng, chúng ta lại yêu cầu công chúng phải tin vào giá trị, đạo đức. Nếu các nhà khoa học bắt đầu bằng việc nói với công chúng về niềm tin đạo đức của chính họ, tôi tin rằng điều này sẽ có tính nhân bản hơn. Báo cáo Jenkin cũng yêu cầu các nhà khoa học nói về những giá trị của chính họ. Nhờ đó, họ sẽ có nhiều sự hỗ trợ của công chúng hơn.
Năm 1994, trước khi vấn đề biến đổi gien (BĐG) thực sự trở thành điểm nóng, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Sinh vật học đã tổ chức một cuộc hội thảo để lấy ý kiến đồng thuận Bảo tàng Khoa học (Anh). Cụ thể cách tiến hành là: một nhóm người dân bình thường gặp và làm quen với nhau trong khoảng thời gian vài tuần. Họ được thông tin đầy đủ về các chủ đề bàn luận. Trong thời gian đó, họ được nghe rất nhiều quan điểm và cũng đã đưa ra một số gợi ý rất có giá trị. Thí dụ như việc cần in rõ ràng trên nhãn thông tin: thực phẩm biến đổi gien và điều này cần phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Hay họ cho rằng phần luật sở hữu trí tuệ liên quan tới thực phẩm biến đổi gien thực sự quá rắc rối. Những người tham gia hội thảo cũng cho rằng công nghệ biến đổi gien đem lại lợi ích rất lớn và có thể tạo ra đủ lượng thực phẩm nuôi sống cả thế giới. Nhưng họ cảnh bảo rằng nếu các nước đang phát triển không được tham gia vào quá trình ứng dụng thực tế thì công chúng sẽ không chấp nhận khi công nghệ này chính thức được thương mại hóa…
Biến đổi gien có những lợi ích và tiềm năng to lớn. Lẽ ra chúng ta phải có những đối thoại tốt hơn với đầy đủ thông tin hơn để đáp ứng sự mong muốn và giải tỏa được nỗi lo lắng của công chúng.
Vậy thì khi nào chúng ta cần đối thoại? Nếu tất cả chúng ta chỉ tiếp xúc với công chúng khi chuẩn bị công bố dự án hoặc công nghệ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh giá xem liệu có cách nào khác tốt hơn để ứng dụng khoa học và công nghệ. Ví dụ điển hình là tranh luận xung quanh biến đổi gien. Chúng ta thử nghiệm thị trường trong khi sự thận trọng về biến đổi gien đang gia tăng. Tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta hiểu rõ hơn về ý kiến của công chúng thì chúng ta sẽ có kết quả khả quan hơn.
Trong một lĩnh vực khác mà chúng tôi thử nghiệm (ví dụ Báo cáo của Warnock), hiệu quả thu được tốt hơn hẳn. Trong lĩnh vực công nghệ nano, báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Anh (Royal Society) và Học viện Cơ khí Hoàng gia đã tôn trọng quan điểm của công chúng và chuẩn bị được các điều kiện chín muồi trước khi thực hiện.
Để đối thoại hiệu quả hơn, chúng ta cần có hình thức đối thoại linh hoạt để mọi người có thời gian nói chuyện với gia đình của họ, hoặc suy ngẫm sau đó quay lại xem xét vấn đề sâu hơn. Cần có mục tiêu, phạm vi và cách thức rõ ràng khi đưa ra chính sách, và cũng cần chuẩn bị một cách toàn diện. ở đây tôi không ám chỉ là cần có một bàn tròn gồm đầy đủ người từ các lĩnh vực đối lập để tranh luận. Từ nhóm người lựa chọn ngẫu nhiên, có thể chọn người đại diện cho các khía cạnh khác nhau trong công chúng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những nhóm đối lập, với báo đài, với các nhà khoa học kể cả những nhà khoa học cực đoan nhất. Nhưng nhóm người đó phải không có lợi ích cá nhân trong công việc đang được thực hiện. Khi đó nhóm người này sẽ có thể cho ra những ý kiến khách quan nhất về vấn đề cần thảo luận. Nếu bạn đồng thời tiếp xúc với các nhà khoa học cũng như những người khác sẽ có thể xử lý được những câu hỏi rất phức tạp. Bạn không hỏi liệu chúng ta có nên thương mại hóa thực phẩm biến đối gien hoặc liệu chúng ta có nên tiếp tục sử dụng năng lượng nguyên tử. Bạn cần hỏi chúng ta làm thế nào để cung cấp năng lượng trong tương lai hoặc chúng ta có thể cung cấp thực phẩm như thế nào sau này và liệu thực phẩm biến đối gien có thích hợp hay không. Bạn cũng cần thu thập phản hồi từ những người tham gia và phải đánh giá lại những phản hồi đó.
Bạn có cho rằng các nhà khoa học thường được chuẩn bị kỹ lưỡng khi đối thoại? Nghiên cứu của Diana Hess với các trường tiểu học chỉ ra rằng, trừ khi bạn dạy người khác kỹ năng thảo luận và tranh luận – ví dụ như lắng nghe, tái hiện và xem xét các khía cạnh khác nhau – thì họ sẽ khá khó khăn để làm việc đó. Các nhà khoa học không được đào tạo đầy đủ về những kỹ năng này. Trong khoa học, chiến thắng là một điều thực sự quan trọng. Chúng ta đến dự một cuộc hội thảo, tranh luận gay gắt nhưng điều này liệu có ích khi đối mặt với công chúng. Chúng ta nghĩ rằng nếu sử dụng logic thì có thể hiểu được bản chất của sự việc và đưa ra một kết quả tất yếu. Nhưng chúng ta quên mất các khía cạnh về đạo đức, môi trường hoặc những vấn đề xã hội khác.
Chúng ta có thể giáo dục con người trong nhà trường và ngoài xã hội, có thể tạo ra những nguyên tắc đạo đức cho các nhà khoa học, có thể giúp đỡ các nhà khoa học khơi dậy các giá trị xã hội, và có thể đánh giá tốt hơn những nhà khoa học thực hiện đối thoại và đối thoại một cách hiệu quả. Nhưng điều quan trọng nhất là khuyến khích các nhà nghiên cứu, các học viện… để nhận thức tốt hơn giá trị của đối thoại. Bởi điều này rất cần thiết đối với khoa học nói chung và các nhà khoa học nói riêng.
B.C lược dịch (Theo British Council)
———–
* Giáo sư Đại học Bristol (Anh)
Kathy Sykes, Giáo sư vật lý phụ trách đối ngoại của Đại học Bristol (Anh quốc) kiêm người dẫn chương trình truyền hình, thông qua sự tài trợ và tổ chức của Hội đồng Anh dự kiến sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 12/2006.
Thành tích mới nhất của nhà khoa học nữ này là nhận giải thưởng cao quý Royal Society Kohn vào tháng 9/2006 vì những đóng góp trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà khoa học và công chúng.
Những đóng góp cụ thể của Giáo sư Sykes là: tổ chức thảo luận về các vấn đề khoa học mà dân chúng quan tâm tại các cộng đồng dân cư nghèo ở Bristol, kêu gọi tài trợ cho hoạt động đối ngoại, thành lập các nhóm thành viên để chia sẻ kinh nghiệm làm việc, khuyến khích các nhà khoa học quan tâm hơn đến các trường học, khuyến khích các nhóm làm việc của đại học Bristol tham gia các buổi triển lãm khoa học…
Tại sao cần đối thoại? Bởi vì nếu làm tốt được điều này thì chúng ta sẽ gia tăng được lòng tin của công chúng đối với khoa học. Từ đó, chúng ta sẽ có những cuộc thảo luận bổ ích hơn về khoa học và có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn cho cộng đồng. David King, Cố vấn trưởng về khoa học của Chính phủ Anh nói: “Nếu chúng ta không đối thoại được tốt thì sẽ không thể có khoa học. Điều này cũng quan trọng như chính bản thân khoa học”.
Một trong những câu mà tôi thích nhất trong Báo cáo Jenkin, một báo cáo về khoa học xã hội của Anh là: “Những người làm khoa học bao giờ cũng đề cao tinh thần và giá trị”. Rất nhiều nhà khoa học miệt mài với công việc vì họ tin vào những giá trị và hiệu quả mà các công việc họ làm đem lại. Tuy nhiên chúng ta, với tư cách là những nhà khoa học, lại có xu hướng không nói đến vấn đề đạo đức và cho rằng chúng ta chỉ làm khoa học, đạo đức không thuộc lĩnh vực của chúng ta. Nhưng, chúng ta lại yêu cầu công chúng phải tin vào giá trị, đạo đức. Nếu các nhà khoa học bắt đầu bằng việc nói với công chúng về niềm tin đạo đức của chính họ, tôi tin rằng điều này sẽ có tính nhân bản hơn. Báo cáo Jenkin cũng yêu cầu các nhà khoa học nói về những giá trị của chính họ. Nhờ đó, họ sẽ có nhiều sự hỗ trợ của công chúng hơn.
Năm 1994, trước khi vấn đề biến đổi gien (BĐG) thực sự trở thành điểm nóng, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Sinh vật học đã tổ chức một cuộc hội thảo để lấy ý kiến đồng thuận Bảo tàng Khoa học (Anh). Cụ thể cách tiến hành là: một nhóm người dân bình thường gặp và làm quen với nhau trong khoảng thời gian vài tuần. Họ được thông tin đầy đủ về các chủ đề bàn luận. Trong thời gian đó, họ được nghe rất nhiều quan điểm và cũng đã đưa ra một số gợi ý rất có giá trị. Thí dụ như việc cần in rõ ràng trên nhãn thông tin: thực phẩm biến đổi gien và điều này cần phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Hay họ cho rằng phần luật sở hữu trí tuệ liên quan tới thực phẩm biến đổi gien thực sự quá rắc rối. Những người tham gia hội thảo cũng cho rằng công nghệ biến đổi gien đem lại lợi ích rất lớn và có thể tạo ra đủ lượng thực phẩm nuôi sống cả thế giới. Nhưng họ cảnh bảo rằng nếu các nước đang phát triển không được tham gia vào quá trình ứng dụng thực tế thì công chúng sẽ không chấp nhận khi công nghệ này chính thức được thương mại hóa…
Biến đổi gien có những lợi ích và tiềm năng to lớn. Lẽ ra chúng ta phải có những đối thoại tốt hơn với đầy đủ thông tin hơn để đáp ứng sự mong muốn và giải tỏa được nỗi lo lắng của công chúng.
Vậy thì khi nào chúng ta cần đối thoại? Nếu tất cả chúng ta chỉ tiếp xúc với công chúng khi chuẩn bị công bố dự án hoặc công nghệ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh giá xem liệu có cách nào khác tốt hơn để ứng dụng khoa học và công nghệ. Ví dụ điển hình là tranh luận xung quanh biến đổi gien. Chúng ta thử nghiệm thị trường trong khi sự thận trọng về biến đổi gien đang gia tăng. Tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta hiểu rõ hơn về ý kiến của công chúng thì chúng ta sẽ có kết quả khả quan hơn.
Trong một lĩnh vực khác mà chúng tôi thử nghiệm (ví dụ Báo cáo của Warnock), hiệu quả thu được tốt hơn hẳn. Trong lĩnh vực công nghệ nano, báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Anh (Royal Society) và Học viện Cơ khí Hoàng gia đã tôn trọng quan điểm của công chúng và chuẩn bị được các điều kiện chín muồi trước khi thực hiện.
Để đối thoại hiệu quả hơn, chúng ta cần có hình thức đối thoại linh hoạt để mọi người có thời gian nói chuyện với gia đình của họ, hoặc suy ngẫm sau đó quay lại xem xét vấn đề sâu hơn. Cần có mục tiêu, phạm vi và cách thức rõ ràng khi đưa ra chính sách, và cũng cần chuẩn bị một cách toàn diện. ở đây tôi không ám chỉ là cần có một bàn tròn gồm đầy đủ người từ các lĩnh vực đối lập để tranh luận. Từ nhóm người lựa chọn ngẫu nhiên, có thể chọn người đại diện cho các khía cạnh khác nhau trong công chúng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những nhóm đối lập, với báo đài, với các nhà khoa học kể cả những nhà khoa học cực đoan nhất. Nhưng nhóm người đó phải không có lợi ích cá nhân trong công việc đang được thực hiện. Khi đó nhóm người này sẽ có thể cho ra những ý kiến khách quan nhất về vấn đề cần thảo luận. Nếu bạn đồng thời tiếp xúc với các nhà khoa học cũng như những người khác sẽ có thể xử lý được những câu hỏi rất phức tạp. Bạn không hỏi liệu chúng ta có nên thương mại hóa thực phẩm biến đối gien hoặc liệu chúng ta có nên tiếp tục sử dụng năng lượng nguyên tử. Bạn cần hỏi chúng ta làm thế nào để cung cấp năng lượng trong tương lai hoặc chúng ta có thể cung cấp thực phẩm như thế nào sau này và liệu thực phẩm biến đối gien có thích hợp hay không. Bạn cũng cần thu thập phản hồi từ những người tham gia và phải đánh giá lại những phản hồi đó.
Bạn có cho rằng các nhà khoa học thường được chuẩn bị kỹ lưỡng khi đối thoại? Nghiên cứu của Diana Hess với các trường tiểu học chỉ ra rằng, trừ khi bạn dạy người khác kỹ năng thảo luận và tranh luận – ví dụ như lắng nghe, tái hiện và xem xét các khía cạnh khác nhau – thì họ sẽ khá khó khăn để làm việc đó. Các nhà khoa học không được đào tạo đầy đủ về những kỹ năng này. Trong khoa học, chiến thắng là một điều thực sự quan trọng. Chúng ta đến dự một cuộc hội thảo, tranh luận gay gắt nhưng điều này liệu có ích khi đối mặt với công chúng. Chúng ta nghĩ rằng nếu sử dụng logic thì có thể hiểu được bản chất của sự việc và đưa ra một kết quả tất yếu. Nhưng chúng ta quên mất các khía cạnh về đạo đức, môi trường hoặc những vấn đề xã hội khác.
Chúng ta có thể giáo dục con người trong nhà trường và ngoài xã hội, có thể tạo ra những nguyên tắc đạo đức cho các nhà khoa học, có thể giúp đỡ các nhà khoa học khơi dậy các giá trị xã hội, và có thể đánh giá tốt hơn những nhà khoa học thực hiện đối thoại và đối thoại một cách hiệu quả. Nhưng điều quan trọng nhất là khuyến khích các nhà nghiên cứu, các học viện… để nhận thức tốt hơn giá trị của đối thoại. Bởi điều này rất cần thiết đối với khoa học nói chung và các nhà khoa học nói riêng.
B.C lược dịch (Theo British Council)
———–
* Giáo sư Đại học Bristol (Anh)
Kathy Sykes, Giáo sư vật lý phụ trách đối ngoại của Đại học Bristol (Anh quốc) kiêm người dẫn chương trình truyền hình, thông qua sự tài trợ và tổ chức của Hội đồng Anh dự kiến sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 12/2006.
Thành tích mới nhất của nhà khoa học nữ này là nhận giải thưởng cao quý Royal Society Kohn vào tháng 9/2006 vì những đóng góp trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà khoa học và công chúng.
Những đóng góp cụ thể của Giáo sư Sykes là: tổ chức thảo luận về các vấn đề khoa học mà dân chúng quan tâm tại các cộng đồng dân cư nghèo ở Bristol, kêu gọi tài trợ cho hoạt động đối ngoại, thành lập các nhóm thành viên để chia sẻ kinh nghiệm làm việc, khuyến khích các nhà khoa học quan tâm hơn đến các trường học, khuyến khích các nhóm làm việc của đại học Bristol tham gia các buổi triển lãm khoa học…
Kathy Sykes*
(Visited 5 times, 2 visits today)