Đói từ bụng mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi trưởng thành

Nghiên cứu trên hơn 10 triệu người cho thấy thời kỳ đầu thai nghén là giai đoạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nạn đói.

Trẻ em sinh ra trong nạn đói thường liên quan đến những hệ quả tức thì như tình trạng suy dinh dưỡng nhưng việc phát hiện ra các hệ quả sức khỏe ở hàng thập kỷ tới vẫn còn là thách thức.Credit: Mohammed Hamoud/Getty

Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường khi trưởng thành của những ai từng nếm trải nạn đói từ lúc còn trong bụng mẹ sẽ tăng hơn gấp đôi so với những người không phải nếm trải điều này trong giai đoạn đầu đời, theo một nghiên cứu dựa trên số liệu 10 triệu người sinh ra ở Ukraine trong một thế kỷ.

Phát hiện này, được xuất bản trên Science, mở ra cánh cửa về khả năng đánh giá tác động sức khỏe dài hạn của nạn đói trong thai kỳ. Nghiên cứu ở quy mô lớn đã chỉ ra thời kỳ phát triển bào thai sẽ là thời kỳ dễ bị chế độ dinh dưỡng kém ảnh hưởng nhất, theo nhận định của Peter Klimek, nhà khoa học dữ liệu là chuyên gia về dịch tễ học tại Viện nghiên cứu Hiểu biết về Chuỗi cung cấp Áo tại Vienna. “Tôi chưa thấy nghiên cứu nào toàn diện như nghiên cứu này”, Klimek, đồng tác giả một bài nhận định được xuất bản cùng bài báo này, cho biết.

Những tác động lâu dài

Dẫu những hiệu ứng tức thì và ngắn hạn của nạn đói – như suy dinh dưỡng và không đầy đủ về dinh dưỡng – đã được ghi lại nhưng việc chỉ ra những hệ quả sức khỏe mà con người trải nghiệm trong hàng thập kỷ sau đó vẫn là một thách thức. Rất nhiều nghiên cứu đòi hỏi các nhà nghiên cứu dò lại những nhóm lớn một cách nhất quán theo thời gian, L. H. Lumey, một nhà dịch tễ học tại ĐH Columbia ở New York và là đồng tác giả công trình mới, cho biết. Những nghiên cứu trước đây ở Áo và Hà Lan đã tìm thấy gợi ý là việc nếm trải với nạn đói trong thời kỳ trong bụng mẹ có thể gia tăng nguy cơ rủi ro của trẻ sơ sinh trong việc phát triển bệnh tiểu đường trong cuộc đời về sau. Nhưng những nghiên cứu đó mới thực hiện trên các nhóm nhỏ hoặc ẩn chứa những bất định về sự khốc liệt của nạn đói và sự nếm trải của con người với nó, Klimek lưu ý.

Lumey cho rằng, nạn đói Holodomor trong giai đoạn từ năm 1932 đến 1933 ở Ukraine, vốn là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng bốn triệu người, có thể đem đến một cơ hội để kiểm tra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt thực phẩm trước khi một em bé được sinh ra và nguy cơ mắc tiểu đường ở giai đoạn sau này khi em trưởng thành. Ưu điểm là sự kiện này có một khung thời gian đã được xác định rõ ràng, ảnh hưởng đến một số lượng người rất lớn và đã được ghi chép lại, ông nói.

Cùng với các đồng nghiệp của mình, Lumey đã có được một bộ dữ liệu sinh của 10.186.016 người Ukraine sinh từ năm 1930 đến năm 1938. Trong số này có hơn 128.000 người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại hai ngay trong những năm đầu của thế kỷ 20.

Trẻ em đang chờ đồ ăn ở một ngôi làng tại Fenoaivo, Madagascar, vào ngày 9/11/2020. Sau ba năm hạn hán liên tiếp, cùng với sự thiếu quan tâm của chính quyền đối với vùng sâu vùng xa cũng như sự tiếp tay của đại dịch COVID-19, 1,5 triệu người ở quốc gia này phải cần đến sự hỗ trợ lương thực khẩn cấp, theo Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc. (AP Photo/Laetitia Bezain)

Gấp đôi nguy cơ

Để ước tính độ khốc liệt của nạn đói đến trải nghiệm của từng người, nhóm nghiên cứu đã phân tích số lượng người chết vượt quá ở 23 vùng của Ukraine, bao gồm 16 vùng bị tác động của tình trạng thiếu lương thực, và phân loại những vùng bị nặng nhất, nặng, rất nặng hoặc không có nạn đói.

Họ phát hiện ra những người sinh trước năm 1934 – người phải đón nhận đỉnh nạn đói – về tổng thể có nguy cơ lớn hơn của việc phát triển bệnh tiểu đường loại hai khi trưởng thành so với người không bị nạn đói ảnh hưởng trong thời kỳ ban đầu trong bụng mẹ. Với những người ở các vùng có nạn đói lên tới mức khủng khiếp, nguy cơ phát triển điều kiện dẫn đến bệnh tiểu đường còn gia tăng gấp đôi. Những người liên quan dến nạn đói nghiêm trọng khi còn ở bụng mẹ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại hai tăng gấp 1,5 lần sau sinh hàng thập kỷ so với những người ở các vùng không có nạn đói.

Không có sự gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường giữa những người tiếp xúc với nạn đói ở thời kỳ sau của thai kỳ, điều đó cho thấy mang thai thời kỳ đầu là thời gian rủi ro nhất với việc nếm trải nạn đói.

Phát hiện này đặt nền tảng cho các nghiên cứu trên động vật để tìm hiểu cơ chế đằng sau sự gia tăng nguy cơ của tiểu đường. Ví dụ có thể là do nạn đói đã kích hoạt các đột biến với DNA của thai nhi mà người ta gọi là những thay đổi biểu sinh. “Chúng tôi đã có sự kiện mà giờ các nhà sinh học có thể khởi động nghiên cứu”, Lumey nói.

Anh Vũ tổng hợp

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-024-02563-7

https://www.news-medical.net/news/20240808/Prenatal-famine-exposure-tied-to-higher-risk-of-Type-2-diabetes.aspx

—————————————-

1 https://www.science.org/doi/10.1126/science.adn4614

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)