Gắn với quê hương qua từng cơn bão!
Năm qua, miền Trung nước ta gặp nhiều cơn bão lớn như Xangsane, Chanchu, Cimaron đến Durian và cuối cùng là Utor, Trà My. Khi nhận định về hướng đi của các cơn bão, trên các phương tiện thông tin thường nhắc đến một cái tên, đó là Tiến sỹ Trần Tiễn Khanh (Mỹ). Ông chính là “cha đẻ” của mạng dự báo khí tượng thủy văn vnbaolut.com chuyên cung cấp thông tin miễn phí về bão lụt cho Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Cố đô Huế, tuổi thơ ông cũng như bao đứa trẻ khác, phải sống trong cảnh đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. May mà ông học rất giỏi. Ông từng là học sinh giỏi của Trường Pháp Providence(Huế), Lycee Blaise Pascal (Đà Nẵng) và Trường Lycee Jean Jacques Rousseau Sài Gòn. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp tú tài, ông được đi du học ở California (Hoa Kỳ). Năm 1973, ông tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí tại Đại học California, 3 năm sau ông lấy bằng Tiến sỹ ngành Môi trường và Khí tượng thủy văn cũng ở trường đại học này.
Từng là người đi tiên phong trong việc giúp ngành Không quân Hoa Kỳ làm nghiên cứu ô nhiễm môi trường và dự báo khí tượng thủy văn trên máy vi tính từ những năm đầu của thập kỷ 80.
Tiến sỹ Trần Tiễn Khanh kể: “ Dạo đó, không những tôi phải tự mày mò làm phần mềm (software), mà còn phải tự cấu tạo máy vi tính. Tự đi mua từng bộ phận từ ổ cứng, ổ mềm, CPU, memory của nhiều nhà sản suất khác nhau rồi tự lắp ráp lấy. Công việc này mất khá nhiều thời gian, bởi các bộ phận không tuân theo một mẫu hình (standard) nào hết”.
Từng đi giảng ở nhiều trường Đại học của Mỹ, nhưng ông vẫn mong muốn được về nước truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Việt Nam. Với ông, công việc chính hiện nay là làm sao cùng với các cộng sự dịch thuật và dự báo một cách chính xác nhất từng cơn bão, qua mạng dự báo của Hải quân Hoa Kỳ. Ông kể, năm nay là một năm có quá nhiều cơn bão tàn phá Việt Nam quê hương ông. Mỗi khi có cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, lòng ông lại xốn xang. Ông nhớ lại: “ Năm 1999 và 2000 có nhiều cơn bão đổ bộ vào Huế và miền Trung quê tôi, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Bản thân tôi đã về thăm Huế và Đà Nẵng ngay sau trận lũ thế kỷ này và tận mắt chứng kiến những mất mát đau thương do bão lụt gây ra. Ngay sau năm đó, trở lại Mỹ tôi đã hạ quyết tâm và bỏ nhiều thời giờ vào công việc nghiên cứu dự báo thời tiết, nhất là bão lụt”. Từ tháng 7 năm 2001, TS.Trần Tiễn Khanh đã chính thức cho ra đời trang Web lấy tên vnbaolut.com. Hàng ngày, trang web này có 4 dự báo thời tiết cho 60 tỉnh thành của Việt Nam với đầy đủ cả hình vệ tinh các cơn bão, thu hút hàng triệu lượt người trên thế giới truy cập. Mỗi khi có bão, vnbaolut.com cung cấp đầy đủ các dự báo quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Đài Loan, HồngKong và cả Việt Nam. Các thông tin trên trang Web của ông được cung cấp hoàn toàn miễn phí và ai cũng có thể vào xem được. Ngoài ra ông còn cung cấp thông tin báo bão qua điện thoại di động có kết nối Internet WAP. Và trong tương lai gần đây, ông sắp dự báo qua di động mạng SMS. Ông tâm sự: “ Bà con quê nhà, nhất là đồng bào ở miền Trung quê tôi, năm nào cũng gặp vài cơn bão mạnh. Làm lụng vất vả cả năm trời, chỉ một trận bão đã khuynh gia bại sản. Phải làm sao để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, nhằm giảm tối thiểu thiệt hại đối với con người là động cơ duy nhất để tôi nung nấu thành lập trang web dự báo thời tiết vnbaolut.com”.
Hôm xuất hiện bão Trà My, trong Email gửi lúc 2 giờ sáng ngày 17/12 ông viết: “Năm hết tết đến rồi mà còn có bão. Không biết dân mình bao giờ mới hết khổ. Cầu mong cho Trà My “chết” trên Biển Đông đừng đổ bộ vào đất liền!”. Đúng như ông nhận định, bão Trà My đã tan thành áp thấp nhiệt đới.
Tết đã về, mùa bão cũng đã đi qua. Nhưng rất nhiều người dân thoát nạn trong các cơn bão vừa qua không hề biết được có bàn tay, khối óc của một người con xứ Huế, một nhà khoa học chuyên ngành trên thế giới về khí tượng thuỷ văn, đang âm thầm giúp đỡ đồng bào mình, dù chỉ là gián tiếp qua những thông tin dự báo thời tiết.
Từng là người đi tiên phong trong việc giúp ngành Không quân Hoa Kỳ làm nghiên cứu ô nhiễm môi trường và dự báo khí tượng thủy văn trên máy vi tính từ những năm đầu của thập kỷ 80.
Tiến sỹ Trần Tiễn Khanh kể: “ Dạo đó, không những tôi phải tự mày mò làm phần mềm (software), mà còn phải tự cấu tạo máy vi tính. Tự đi mua từng bộ phận từ ổ cứng, ổ mềm, CPU, memory của nhiều nhà sản suất khác nhau rồi tự lắp ráp lấy. Công việc này mất khá nhiều thời gian, bởi các bộ phận không tuân theo một mẫu hình (standard) nào hết”.
Từng đi giảng ở nhiều trường Đại học của Mỹ, nhưng ông vẫn mong muốn được về nước truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Việt Nam. Với ông, công việc chính hiện nay là làm sao cùng với các cộng sự dịch thuật và dự báo một cách chính xác nhất từng cơn bão, qua mạng dự báo của Hải quân Hoa Kỳ. Ông kể, năm nay là một năm có quá nhiều cơn bão tàn phá Việt Nam quê hương ông. Mỗi khi có cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, lòng ông lại xốn xang. Ông nhớ lại: “ Năm 1999 và 2000 có nhiều cơn bão đổ bộ vào Huế và miền Trung quê tôi, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Bản thân tôi đã về thăm Huế và Đà Nẵng ngay sau trận lũ thế kỷ này và tận mắt chứng kiến những mất mát đau thương do bão lụt gây ra. Ngay sau năm đó, trở lại Mỹ tôi đã hạ quyết tâm và bỏ nhiều thời giờ vào công việc nghiên cứu dự báo thời tiết, nhất là bão lụt”. Từ tháng 7 năm 2001, TS.Trần Tiễn Khanh đã chính thức cho ra đời trang Web lấy tên vnbaolut.com. Hàng ngày, trang web này có 4 dự báo thời tiết cho 60 tỉnh thành của Việt Nam với đầy đủ cả hình vệ tinh các cơn bão, thu hút hàng triệu lượt người trên thế giới truy cập. Mỗi khi có bão, vnbaolut.com cung cấp đầy đủ các dự báo quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Đài Loan, HồngKong và cả Việt Nam. Các thông tin trên trang Web của ông được cung cấp hoàn toàn miễn phí và ai cũng có thể vào xem được. Ngoài ra ông còn cung cấp thông tin báo bão qua điện thoại di động có kết nối Internet WAP. Và trong tương lai gần đây, ông sắp dự báo qua di động mạng SMS. Ông tâm sự: “ Bà con quê nhà, nhất là đồng bào ở miền Trung quê tôi, năm nào cũng gặp vài cơn bão mạnh. Làm lụng vất vả cả năm trời, chỉ một trận bão đã khuynh gia bại sản. Phải làm sao để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, nhằm giảm tối thiểu thiệt hại đối với con người là động cơ duy nhất để tôi nung nấu thành lập trang web dự báo thời tiết vnbaolut.com”.
Hôm xuất hiện bão Trà My, trong Email gửi lúc 2 giờ sáng ngày 17/12 ông viết: “Năm hết tết đến rồi mà còn có bão. Không biết dân mình bao giờ mới hết khổ. Cầu mong cho Trà My “chết” trên Biển Đông đừng đổ bộ vào đất liền!”. Đúng như ông nhận định, bão Trà My đã tan thành áp thấp nhiệt đới.
Tết đã về, mùa bão cũng đã đi qua. Nhưng rất nhiều người dân thoát nạn trong các cơn bão vừa qua không hề biết được có bàn tay, khối óc của một người con xứ Huế, một nhà khoa học chuyên ngành trên thế giới về khí tượng thuỷ văn, đang âm thầm giúp đỡ đồng bào mình, dù chỉ là gián tiếp qua những thông tin dự báo thời tiết.
Quốc Hanh
(Visited 1 times, 1 visits today)