Khoa học ở Pháp mất giá
Có một nghịch lý là, sự phát triển kinh tế của thế giới là phát triển dựa trên khoa học công nghệ, nhưng ở Pháp (và cả nhiều nước khác) khoa học ngày càng bị “mất giá” trong xã hội, và tỷ lệ những người trẻ chọn con đường khoa học càng ít.
Đồ thị thứ nhất là lương khởi điểm thô (trước khi bị trừ các khoản) của giảng viên chính thức đại học ở Pháp (MCF). Trong khi nền kinh tế đi lên, thì lương ở đại học đi xuống:
Trong 3 thập kỷ đó (từ thập kỷ 1980 cho đến 2010) có cả cánh tả và cánh hữu ở Pháp nắm quyền điều khiển đất nước, nên sự thảm hại trên không phải là do “hữu” hay do “tả”, mà là một xu hướng coi thường công việc làm khoa học nói chung của toàn xã hội ! Đồ thị thứ hai là tỷ lệ giữa lương khởi điểm của giảng viên chính thức đại học (MCF) và lương tối thiểu trong xã hội. Lương tối thiểu đi lên trong mấy thập kỷ qua, làm cho đại học ngày càng gần tối thiểu, nghề giảng viên trở thành như một thứ nghề rẻ tiền:
Lương tột đỉnh giáo sư loại cao nhất ở Pháp cũng chỉ được 5100Euro/tháng hiện tại, không bằng một tay xếp quèn trong doanh nghiệp hay 1 tay chính trị gia quèn nói năng nhảm nhí.