Lần đầu trong danh sách có người Việt Nam

Lần đầu trong danh sách các nhà khoa học “có ảnh hưởng lớn nhất” do Thomson Reuters công bố hằng năm có tên ba nhà khoa học Việt Nam.

Thomson Reuters, một tổ chức hàng đầu thế giới về việc theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu, vừa báo cáo danh sách hơn 3.000 nhà khoa học “có ảnh hưởng lớn nhất” trong năm 2014.

Đây là công trình tổng hợp của một ê kíp chuyên gia đông đảo không dưới 4000 người bao gồm tất cả các ngành khoa học công nghệ đang được hầu hết các nước trên thế giới triển khai thực hiện, khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế-kinh doanh…

Họ theo dõi sách báo, công trình khoa học đã được xuất bản trong năm 2013, họ đánh giá các tác giả qua ảnh hưởng của các công trình, số lần được các tác giả khác trích dẫn, mỗi tác giả chủ yếu dựa trên 25 công trình đăng tải gần nhất.

Báo chí khoa học quốc tế, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học đã đón nhận tài liệu này như một bản đánh giá thành tích khoa học khách quan vô tư nhất. Nếu bạn dùng cụm từ “highly cited researchers 2014″ tìm thông tin trên Google thì thấy dày đặc những bài viết của các trung tâm các trường về chỗ đứng của cơ quan, địa bàn mình trên danh sách.

Ở đây tôi không có ý đi sâu vào phân tích đánh giá toàn cầu, tôi chỉ kê khai vài chi tiết mà người Việt chúng ta quan tâm.

Thật vậy, sau những tiếng chuông cảnh báo về tình trạng thê thảm của công bố khoa học Việt Nam, ai cũng muốn biết năm 2014 có gì đáng nói cho Việt Nam chúng ta?

Xin nói ngay là trong danh sách có ba người Việt.

Người thứ nhất là GS Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ về ngành vật lý.

Người thứ hai là GSTS Nguyễn Sơn Bình (SonBinh T. Nguyen) đang nghiên cứu giảng dạy tại Đại học Northwestern, Hoa Kỳ về ngành hoá học.

Người thứ ba chính là điều mới mẻ nhất.

Đó là PGSTS Nguyễn Xuân Hùng, đang tác nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Việt – Đức Sài Gòn về ngành tính toán cơ học.  Trong danh sách của Thomson Reuters PGSTS Nguyễn Xuân Hùng được sắp trong danh sách ngành “Computer Science”.

Tôi là người rất vui trước thành quả bất ngờ của PGSTS  Nguyễn Xuân Hùng vì người này là học trò của lớp EU-EMMC (ĐHBK TP HCM, 2001-2003) đã làm luận văn thạc sỹ và sau đó tiến sỹ do tôi hướng dẫn, bảo vệ thành công tại Đại học Liège, Bỉ.

Hiện nay, PGSTS Nguyễn Xuân Hùng là Phó tổng biên tập tờ báo khoa học “Asia Pacific Journal of Computational Engineering, APJCEN” mà tôi là Tổng biên tập!

Niềm vui của tôi chưa dừng lại ở đây vì còn có ba người khác được nêu tên trên danh sách Thomson Reuters là thành viên của ban biên tập APJCEN.

Đó là các Giáo sư Liu Gui Rong, ĐH Cincinnati, Giáo sư Liu Wing Kam, ĐH Northwestern, hai đồng biên tập của tôi.

Người thứ ba là Giáo sư Rabczuk Timon, ĐH Bauhaus, Weimar, Đức.

Giáo sư này vừa mới xung phong đứng ra làm Phó biên tập số đặc biệt APJCEN sắp ra năm nay với chủ đề: “Những xu hướng mới nhất của ngành tính toán cơ học”.

Bản báo cáo của Thomson Reuters nêu rõ sự kiện khoa học được các nhà khoa học quan tâm và bàn thảo nhiều nhất là sự kiện khám phá ra hạt HIGGS vì đã có đến không dưới 500 công trình đã công bố về lĩnh vực này.

Hai  ngành nghiên cứu được xem như nóng nhất hành tinh là:

1.    Sinh Y (Biomedecine)
2.    Vật liện nano (Nonomaterials)
 


Nhà nghiên cứu nữ Stacey B. Gabriel được sắp hàng đầu trong danh sách vì đã có đến 23 công trình nóng nhất trong năm.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)