Luận án tiến sĩ
Một anh bạn tiến sĩ gọi điện cho tôi, hỏi: "Ông có chuyển 'phông' chữ được không?". Tôi bày cách cho anh: download gõ tiếng Việt miễn phí Unikey trên mạng, bộ gõ này tích hợp luôn công cụ chuyển phông. Lát sau, anh lại gọi điện, hỏi: "Chuyển phông Unicode sang ABC thế nào?". Tôi hướng dẫn cho anh từng bước một. Tưởng xong, lát sau lại nhận điện của anh: "Chuyển 'phông' VNI sang ABC thế nào?" Rồi lại nghe anh gọi: "ABC sang Unicode thế nào"... Thêm mấy cuộc nữa, cuối cùng anh bảo: "Ông đến tận nơi giúp tôi. Có lắm loại chữ lằng nhằng lắm. Không biết phông gì!"
Cách đây mấy tháng, anh bạn của tôi bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã sao, đã đóng bìa, đã nộp cơ quan. Tưởng xong, bất đồ lại bị ông sếp đòi copy bản “file vi tính”. Khó cho anh. Trước khi in, anh đã cẩn thận chuyển tất cả chữ về cùng “co”, cùng kiểu nên khó ai nhận ra. Nhưng nếu đọc trên máy tính, nếu tinh ý, sẽ nhận ngay ra đoạn nào anh “gõ”, đoạn nào anh “tham khảo” từ đủ mọi nguồn: báo mạng, luận án và khóa luận của bạn bè…
Trong hội thảo về “Thư viện điện tử” do Tia Sáng tổ chức, có ý kiến nêu phải “số hóa” tất cả các luận văn làm cơ sở dữ liệu, công bố lên mạng. Một vị, không phát biểu, nhưng “phản ứng” ngay với người ngồi cạnh: Làm sao có thể được, còn cả vấn đề về bản quyền, rồi bí quyết công nghệ.
Tôi nghe được, nghĩ: Không khéo trong vô số các khó khăn để xây dựng một hệ thống thư viện số tử tế ở Việt Nam, còn thêm “khó khăn” nữa là có những tác giả luận văn… không biết chuyển phông.
Vì thế, phải hoan nghênh Vụ Đại học và sau Đại học của Bộ GD&ĐT đã “vượt khó” khi công bố luận án tiến sĩ trên trang web http://www.hed.edu.vn, dù mới chỉ có phần “Tóm tắt những điểm mới”.
Xin trích dẫn một số trong đó:
– Luận án: “Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố”.
Những kết luận mới của luận án: Trên cơ sở khảo sát 762 công chức hành chính, luận án đã đánh giá được thực trạng nhận thức của công chức hành chính về sự cần thiết, về mục tiêu, nội dung, biện pháp, lợi ích; các mức độ nhận thức của công chức trước và sau khi tiến hành sắp xếp lại bộ máy các cơ quan chuyên môn trong cải cách hành chính (CCHC) hiện nay.
– Luận án: ”Nhận thức của thanh niên nông thôn về chất lượng cuộc sống gia đình hiện nay”.
Những kết luận mới của luận án: Thực tiễn khảo sát 564 thanh niên nông thôn (TNNT) cho thấy thực trạng nhận thức của TNNT về chất lượng cuộc sống gia đình (CLCSGĐ) ở mức độ trung bình. Họ nhận thức còn phiến diện, chưa đầy đủ, chưa hài hòa giữa các mặt, các giá trị trong CLCSGĐ. Có 33,2% số ý kiến đề cao yếu tố vật chất, kinh tế trong CLCSGĐ. Điểm trung bình về nhận thức đối với những giá trị phản ánh CLCSGĐ thiên về các giá trị vật chất, kinh tế nhiều hơn là những giá trị văn hóa tinh thần
– Luận án: “Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên”.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận tâm lý học về nhu cầu điện ảnh, đặc biệt là đã xây dựng được bốn cấp độ của nhu cầu này của người xem nói chung, đó là: cấp độ nhu cầu giải trí; cấp độ nhu cầu thông tin; cấp độ nhu cầu cảm thụ nghệ thuật; cấp độ tái tạo (tái sáng tạo) nghệ thuật, với những biểu hiện cụ thể của từng cấp độ và mối liên hệ giữa chúng…
– Luận án: “Phát huy vai trò của tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới”.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Xác định ba cách tiếp cận đối với tầng lớp trí thức gồm: phân biệt lao động trí óc của viên chức và của trí thức; tiếp cận nhân cách trí thức là tổng hoà động sự hiểu biết với lương tri và tính cách cá nhân; tiếp cận sự xích lại gần nhau giữa công nhân và trí thức. Làm rõ ưu, nhược điểm của tầng lớp trí thức Việt , nhất là trong thời kỳ đổi mới…
-Luận án: “Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An giang(1975 – 2000)
Những kết quả mới của luận án: Luận án tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ về các chặng đường phát triển của sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở An Giang trong 25 năm cuối thế kỷ XX trên cả ba phương diện giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội…
(http://www.hed.edu.vn/TrangChu/LuanAnTienSi/TomTatNhungDiemMoi/)
Phần bình luận, xin dành cho người đọc!
———–
Trong hội thảo về “Thư viện điện tử” do Tia Sáng tổ chức, có ý kiến nêu phải “số hóa” tất cả các luận văn làm cơ sở dữ liệu, công bố lên mạng. Một vị, không phát biểu, nhưng “phản ứng” ngay với người ngồi cạnh: Làm sao có thể được, còn cả vấn đề về bản quyền, rồi bí quyết công nghệ.
Tôi nghe được, nghĩ: Không khéo trong vô số các khó khăn để xây dựng một hệ thống thư viện số tử tế ở Việt Nam, còn thêm “khó khăn” nữa là có những tác giả luận văn… không biết chuyển phông.
Vì thế, phải hoan nghênh Vụ Đại học và sau Đại học của Bộ GD&ĐT đã “vượt khó” khi công bố luận án tiến sĩ trên trang web http://www.hed.edu.vn, dù mới chỉ có phần “Tóm tắt những điểm mới”.
Xin trích dẫn một số trong đó:
– Luận án: “Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố”.
Những kết luận mới của luận án: Trên cơ sở khảo sát 762 công chức hành chính, luận án đã đánh giá được thực trạng nhận thức của công chức hành chính về sự cần thiết, về mục tiêu, nội dung, biện pháp, lợi ích; các mức độ nhận thức của công chức trước và sau khi tiến hành sắp xếp lại bộ máy các cơ quan chuyên môn trong cải cách hành chính (CCHC) hiện nay.
– Luận án: ”Nhận thức của thanh niên nông thôn về chất lượng cuộc sống gia đình hiện nay”.
Những kết luận mới của luận án: Thực tiễn khảo sát 564 thanh niên nông thôn (TNNT) cho thấy thực trạng nhận thức của TNNT về chất lượng cuộc sống gia đình (CLCSGĐ) ở mức độ trung bình. Họ nhận thức còn phiến diện, chưa đầy đủ, chưa hài hòa giữa các mặt, các giá trị trong CLCSGĐ. Có 33,2% số ý kiến đề cao yếu tố vật chất, kinh tế trong CLCSGĐ. Điểm trung bình về nhận thức đối với những giá trị phản ánh CLCSGĐ thiên về các giá trị vật chất, kinh tế nhiều hơn là những giá trị văn hóa tinh thần
– Luận án: “Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên”.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận tâm lý học về nhu cầu điện ảnh, đặc biệt là đã xây dựng được bốn cấp độ của nhu cầu này của người xem nói chung, đó là: cấp độ nhu cầu giải trí; cấp độ nhu cầu thông tin; cấp độ nhu cầu cảm thụ nghệ thuật; cấp độ tái tạo (tái sáng tạo) nghệ thuật, với những biểu hiện cụ thể của từng cấp độ và mối liên hệ giữa chúng…
– Luận án: “Phát huy vai trò của tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới”.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án: Xác định ba cách tiếp cận đối với tầng lớp trí thức gồm: phân biệt lao động trí óc của viên chức và của trí thức; tiếp cận nhân cách trí thức là tổng hoà động sự hiểu biết với lương tri và tính cách cá nhân; tiếp cận sự xích lại gần nhau giữa công nhân và trí thức. Làm rõ ưu, nhược điểm của tầng lớp trí thức Việt , nhất là trong thời kỳ đổi mới…
-Luận án: “Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An giang(1975 – 2000)
Những kết quả mới của luận án: Luận án tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ về các chặng đường phát triển của sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở An Giang trong 25 năm cuối thế kỷ XX trên cả ba phương diện giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội…
(http://www.hed.edu.vn/TrangChu/LuanAnTienSi/TomTatNhungDiemMoi/)
Phần bình luận, xin dành cho người đọc!
———–
Văn An
(Visited 1 times, 1 visits today)