Lưu trữ thông tin bằng không gian ba chiều

Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc ĐH Bordeaux 1 đã thành công trong việc biến một loại vật liệu thủy tinh thành nơi lưu trữ thông tin ba chiều dựa trên công nghệ ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu đã chiếu các xung laser ngắn cường độ cao hội tụ 200µm lên thủy tinh kẽm phốt-phát đặc biệt chứa các ion bạc, thay đổi năng lượng tia laser và số xung lên các mẫu, ghi lại vùng được chiếu của vật liệu hấp thụ như thế nào và chiếu lại. Cùng một tia này, nhưng với cường độ thấp hơn, được dùng để trích xuất thông tin. Dữ liệu rất ổn định ở điều kiện chuẩn (cho đến 85oC). Thành tựu này có thể là một bước tiến quan trọng để cung cấp cho cuộc sống thêm một loại vật liệu hữu ích có khả năng chứa hàng terabit dữ liệu chỉ trong một cm3.

Tuệ Minh (Theo PhysOrg)

 

Tác giả