Một phần ba diện tích trồng trọt toàn cầu có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu ở mức cao

Một phần ba diện tích đất nông nghiệp trên trái đất ở mức rủi ro cao về ô nhiễm thuốc trừ sâu. Bởi các thành phần hóa chất thuốc trừ sâu tồn tại trong đất, lâu ngày có thể dẫn đến việc hòa tan vào nước và đe dọa sự đa dạng sinh học, theo một nghiên cứu mới xuất bản trên Nature Geoscience.

Đó là công bố “Risk of pesticide pollution at the global scale” (Sự rủi ro ô nhiễm thuốc trừ sâu tại quy mô toàn cầu) trên Nature Geoscience của các nhà khoa học Úc.

Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã mở rộng khắp toàn cầu khi mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, làm gia tăng nỗi sợ hãi về sự hủy hoại môi trường và dẫn đến việc kêu gọi cắt giảm việc sử dụng hóa chất nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu Australia đã mô hình hóa nguy cơ rủi ro khắp 168 quốc gia với dữ liệu về việc sử dụng 92 thành phần thuốc trừ sâu hoạt hóa và tìm thấy “nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu trải rộng trên toàn cầu”.

Họ nhấn mạnh vào những hệ sinh thái dễ bị tổn thương một cách sâu sắc ở Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Argentina, do mối liên hệ giữa nguy cơ ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước và đa dạng sinh học cao.

Nghiên cứu này dã tìm thấy 64 % diện tích đất nông nghiệp – xấp xỉ 24,5 triệu km2 – lâm vào nguy cơ rủi ro ô nhiễm thuốc trừ sâu từ nhiều thành phần hoạt hóa, và 31% là ở nguy cơ rủi ro cao.

“Đây là điều đáng chú ý bởi nguy cơ tiềm năng đã trải rộng và một số vùng có nguy cơ cao có độ đa dạng sinh học cao và đang lâm vào cảnh khan hiếm nước”, Fiona Tang, trường Kỹ thuật dân dụng của ĐH Sydney, một trong hai tác giả liên hệ của công trình, nói.

Tang còn cho biết thêm, một số nhân tố cũng góp phần khiến cho một vùng trở thành một điểm nóng ô nhiễm tiềm năng, bao gồm việc lạm dụng thuốc trừ sâu hoặc những thứ chứa các thành phần có khả năng làm tổn hại đất.

Một số yếu tố môi trường khác có thể làm chậm quá trình phân rã thuốc trừ sâu thành các thành phần không độc như nhiệt độ thấp hoặc đất hấp thụ carbon ở mức thấp trong khi mưa nặng hạt có thể làm tăng mức độ rủi ro.

Nghiên cứu này tập trung vào những tác động với sức khỏe con người nhưng các nhà nghiên cứu cho biết  việc để thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cho con người. Họ cho rằng cần phải có một phân tích lớn hơn vào thành phần ô nhiễm của nước sông, các cửa sông và hồ.

Kêu gọi nông nghiệp bền vững

Các nhà nghiên cứu nhing vào 59 loại thuốc diệt cỏ, 21 loại diệt côn trùng và 19 loại diệt trừ nấm mốc.

Họ sử dụng ước tính tốc độ ứng dụng thuốc trừ sâu qua dữ liệu của Cơ quan điều tra địa chất Mỹ và thông tin về các quốc gia của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.

Họ đưa các số liệu đó vào một mô hình toán học và sử dụng nó để ước tính về mặt tiềm năng sự tồn tại của thuốc trừ sâu vẫn còn tồn tại trong môi trường.

Các vùng được coi là có nguy cơ rủi ro cao nếu như có sự tồn tại của ít nhất một thành phần thuốc trừ sâu với ít nhất 1000 lần so với mức độ không gây rủi ro của nó. Theo đó thì châu Á là vùng đất lớn nhất với 4,9 triệu km2 ở mức độ nguy cơ rủi ro cao, và Trung Quốc có 2,9 m triệu km2 trong đó.

Các nhà nghiên cứu cũng ước tính độ ô nhiễm gia tăng ở Nga, Ukraine và Tây Ban Nha, tương đương với gần 62% diện tích đất nông nghiệp của châu Âu (2,3 triệu km2), là mức độ rủi ro cao của ô nhiễm thuốc trừ sâu.

Họ cũng xem xét nguy cơ rủi ro theo các dạng môi trường – đất, nước bề mặt, nước ngầm và khí quyển.

Tất nhiên, Tang nói nước bề mặt là rủi ro bậc nhất bởi vì có thể chất thải gây ô nhiễm di chuyển theo dòng chảy.

Nghiên cứu kêu gọi một chiến lược toàn cầu theo hướng “nông nghiệp bền vững và sống bền vững”, bao gồm ít sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thiểu lãng phí nước và thực phẩm.

Vào năm 2019, Chương trình Triển vọng Môi trường toàn cầu Liên hợp quốc (GEO) đã kêu gọi giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và việc sản xuất lương thực không chỉ là yếu tố chính của việc mất đi sự đa dạng sinh học mà còn là yếu tố chính gây ô nhiễm nước, không khí, biển, cụ thể khi việc trồng trọt đang lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học.

Thanh Phương tổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2021-03-global-farmland-high-pesticide-pollution.html

https://www.nature.com/articles/s41561-021-00712-5

Tác giả

(Visited 10 times, 1 visits today)