Một số hướng nghiên cứu truyền thông lượng tử

Truyền thông lượng tử xuất hiện trong nhiều tác phẩm của các nhà văn kinh điển thuộc lĩnh vực khoa học giả tưởng như: Rogue Moon của Algis Budry (giải cuốn sách vàng năm 1960), World of Null-A (tháng 8 năm 1945), và The Fly của George Langelaan (tạp chí Playboy tháng 6 năm 1957). Mẩu chuyện ngắn trên tờ tạp chí Playboy này đã dẫn đến một cuộc cách mạng trong các bộ phim nổi tiếng như: The Fly (1958), Return of The Fly (1959), Curse of the Fly (1965), The Fly (tái bản năm 1986) và The Fly II (1989). Những bộ phim này đã chỉ ra những điều kì lạ trong khoa học công nghệ, vượt khỏi trí tưởng tượng của con người.


Khái niệm truyền thông lượng tử cũng đã xuất hiện trong các mẩu chương trình truyền hình nổi tiếng về khoa học giả tưởng như: The Twilight Zone (trạng thái mờ ảo) và The Outer Limits (các giới hạn ngoài). Khái niệm truyền thông lượng tử  thực sự được biết đến rộng rãi thông qua bộ phim truyền hình Star Trek từ gần 40 năm trước cùng hàng loạt các bộ phim thuộc lĩnh vực sân khấu điện ảnh sau đó (mở đầu là vào năm 1964 với đoạn giới thiệu về  The Cage  trên các chương trình truyền hình). Nhờ có Star Trek, mọi người trên thế giới đều quen thuộc với thiết bị chuyển đổi được sử dụng để viễn tải con người hay vật  hữu hình nào đó từ tàu không gian này đến tàu không gian khác hoặc từ tàu vũ trụ tới một hành tinh với vận tốc ánh sáng. Người hoặc vật vô tri được đặt trên bộ chuyển đổi và được tách rời hoàn toàn nhờ chùm nguyên tử đã chuẩn bị sẵn trong máy vi tính, và sau đó biến thành một tia khác định hướng đến đích rồi được tái hợp lại thành dạng ban đầu mà không hề có lỗi.

Ý tưởng về truyền thông lượng tử trong phim Star Trek

Năm 2001, Tiến sĩ Robert L.Forward đã phát biểu rằng: các tác phẩm của nền văn học khoa học giả tưởng hiện đại, ngoại trừ Star Trek, đều từ chối sử dụng khái niệm truyền thông lượng tử vì các tác giả tin tưởng rằng nó có tính tâm linh nhiều hơn tính khoa học. Những bước tiến đầu tiên của thuyết lượng tử và thuyết tương đối chung trong những năm 1980 đã thành công khi đưa ra cái sườn cơ bản để từ đó khám phá ra bản chất của truyền thông lượng tử. Sự mạnh dần của nền văn học quần chúng và nền văn học khoa học trong những năm 1990 và gần đây năm 2003 đã nâng những hiểu biết về lĩnh vực công nghệ mới này lên để thực hiện truyền thông lượng tử.
Hiện tại việc mở rộng nghiên cứu trong truyền thông lượng tử  và phát triển các dạng truyền thông vật lí khác sẽ có ý nghĩa to lớn đối với các lĩnh vực truyền thông và thông tin trong cộng đồng nói chung và trong lĩnh vực quân sự nói riêng.

Truyền thông khoa học giả tưởng (Teleportation-SciFi)

Phương thức vận chuyển trong không gian người hoặc đồ vật đã bị tách rời bằng những phương tiện công nghệ tiên tiến (thuyết vị lai- thuyết siêu hiện đại- được đưa ra bởi Vaidman, năm 2001) được gọi là truyền thông-sf.

Truyền thông lạ (Teleportation-exotic)

Phương thức vận chuyển người hoặc đồ vật được thực hiện bằng cách vận chuyển thông qua các chiều không gian thêm hoặc qua các thế giới song song và được gọi là truyền thông-e.
Một tài liệu nghiên cứu cho việc đề xuất ra các khái niệm truyền thông e dựa trên sự chuyển đổi vật chất xuyên qua các kích cỡ không gian  hay các không gian tương đối  chỉ đem lại duy nhất một kết quả. Hướng nghiên cứu này hiện nay đang gặp phải trở ngại lớn trong việc phát triển lí thuyết trường lượng tử hợp nhất và lí thuyêt lượng tử của trường hấp dẫn. Hai thuyết này được được rút ra từ những năm 1920 khi Kaluza và Klein công bố các tài liệu đầu tiên miêu tả về một mô hình hợp nhất trường hấp dẫn với các lực đã được biết đến trong tự nhiên. Nhiều giả thuyết hiện nay  phải sử dụng đến khái niệm không gian này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây sẽ liệt kê  một vài mô hình không gian hiện nay đã được công nhận:
– Lí thuyết thống nhất trường trọng lực – trường điện từ Kaluza-Klein / thuyết trường trọng lực hiện đại Kaluza-Klein (Kaluza 1921, Klein 1926, Sabbata và Schmutzer 1983, Lee 1984, Kaku 1993-1994, Overduin và Wesson 1998): Theo thuyết này thì điện động lực học Maxell và thuyết tương đối rộng Einstein có thể được hợp nhất trong không gian hình học Rieman 5 chiều,  trong đó các thế hấp dẫn và thế điện từ sẽ quyết định cấu trúc của không gian. Chiều không gian thứ 5 được cuộn lại trong 1 quả bóng không gian với bán kính nhỏ không đáng kể (cỡ 10-35m) và không mang ý nghĩa vật chất vì nó là một công cụ toán học đơn giản để thực hiện việc hợp nhất. Hiện nay, thuyết K-K này được đề cập đến một cách rộng rãi khi thống nhất trường hấp dẫn với các trường lượng tử khác sử dụng kích thước không gian lớn hơn 4.

Ý tưởng vận chuyển người bằng phương thức truyền thông-e

Các lí thuyết siêu chuỗi: (Green 1985,Kaku 1988, 1993, 1994). Các lí thuyết này đề cập đến các khái niệm tương quan và chúng  là một dạng mở rộng của các thuyết K-K. Chúng dựa trên nền tảng của điện động lực học lượng tử dạng chuỗi. Các siêu chuỗi có kích cỡ xấp xỉ 10-35m. Ngoài ra còn có các dạng khác của các lí thuyết này mà phải cần đến 10, 11 hoặc thậm chí là 26 chiều không gian thêm, trong đó các chiều thêm được cuộn lại trong các quả bóng không gian với bán kính nhỏ hơn 10-35m. Các thuyết sau đó được phát triển thành các dạng mà hiện nay được gọi là thuyết F&M.
– Không gian tương đương – Các giả thuyết D-Brane và 3-Brane (Rubakov và Shaposnikov 1983, Polchinski 1995, Weiss 2000, Pease 2001…): Đây là dạng hoàn thiện của các lí thuyết chuỗi ban đầu trong đó các chuỗi mở, tương ứng với các hạt cơ bản như các hạt quark, electron, có đầu tự do rơi vào thuyết lượng tử. Dạng thuyết lượng tử này cần có trạng thái tức thời của rất nhiều thực thể, để giải thích một cách hợp lí mối quan hệ giữa vật thể được đo và người quan sát. Thuyết Many Worlds bàn luận rằng thuyết lượng tử cần phải có các trạng thái siêu chồng chập của các thực thể.
 Tuy nhiên theo thuyết Brane loại hình truyền thông này không cung cấp bất kì tính hiệu quả nào cho dạng truyền thông xảy ra trong không gian ở mức vĩ mô, bởi vì lí thuyết này chỉ cho phép thực hiện trong khoảng cách khônggian ≤10-35m.

Truyền thông tâm linh (Teleportation-psychic)

Đây là cách vận chuyển người hoặc đồ vật bằng tâm linh và được gọi là truyền thông-p.          
Truyền thông-p, trong đó “p” là chữ viết tắt của từ “psychic” trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tâm linh, siêu linh, huyền bí”. Đây là hiện tượng truyền đạt ý tưởng của con người hay di chuyển những đồ vật bằng cách sử dụng những năng lực huyền bí, siêu linh.   
 Truyền thông-p là một dạng của những hành động xuất thần tương tự như năng lực siêu nhiên và được sử dụng để di chuyển vật thể qua những thực thể vật lý khác hoặc qua một khoảng cách nào đó.
Siêu năng lực là một dạng của hành động xuất thần, diễn tả việc di chuyển những vật thể tĩnh mà không cần một lực vật lý đã biết nào. Thực chất, hành động xuất thần sử dụng ảnh hưởng trực tiếp của trí óc lên vật thể mà không cần đến những thiết bị hay năng lượng vật lý trung gian.
Tính khoa học của hiện tượng phi thường này và vấn đề tâm linh đã được rất nhiều nhà khoa học hiện đại trên khắp thế giới nghiên cứu và đưa ra những dẫn chứng chứng minh từ trước đây vài thập niên và hiện nay vẫn chưa kết thúc.
Sau đây sẽ nêu một số ví dụ làm sáng tỏ hơn về khái niệm mới mẻ và dường như mang tính duy tâm này. Đồng thời qua đó cũng phân tích một số ưu nhược điểm của hướng truyền thông này.
Những nghiên cứu ở Mỹ:
Một công trình nghiên cứu nổi bật nhất trong rất nhiều công trình được nghiên cứu là “Remote Viewing prorgam”.
Đây là một công trình rất nổi tiếng bao gồm cả lý thuyết, thực nghiệm và vận dụng, do các tác giả H.E.Puthoff, R.Targ, E.May và I.Swan nghiên cứu trong suốt hơn 2 thập niên gần đây. Công trình này được tổ chức quốc tế SRI và NSA tổ chức và được chính các tổ chức lớn ở Mỹ (CIA- cơ quan tình báo trung ương Mỹ, DIA, ISNCOM) tài trợ. Nó được chia thành những phần rất nhỏ và mang những tính chất đặc biệt để nghiên cứu trong suốt 22 năm, từ năm 1980 đến năm 2002.
Nổi bật trong đó là khả năng suy đoán trước tương lai, điều này làm cho người thực hiện nắm bắt được thông tin mà không cần quan tâm đến vấn đề thời gian và không gian. Chương trình này đã được chính Tổng Thống Mỹ W.J.Clinton công khai một cách trịnh trọng vào năm 1995.

 
Ông Uri Geller thể hiện khả năng làm cong chiếc rũa bằng “ý nghĩ”

Chương trình này cũng khảo sát tương đối tỉ mỉ về hiện tượng xuất  thần kì lạ. Trong suốt 3 thập kỉ qua nhà khoa học, giáo sư Houck đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về hiện tượng xuất  thần, nhờ đó những cảm ứng xuất  thần được truyền  tới mọi người và có nhiều hiện tượng thực tế đựơc thực nghiệm bằng cách sử dụng những mẫu thí nghiệm là những vật thể rất gần gũi như chiếc nĩa, thìa. Nhiều người có khả năng uốn cong hay làm méo hình dạng chiếc thìa mà không cần tác động bất kỳ lực vật lý nào. Rất nhiều nhà khoa học cấp quốc gia đã nêu ra những bằng chứng về vần đề này .
Những luận điểm và thực nghiệm của nhà tâm linh Uri Geller (1975) là một minh chứng hùng hồn cho luận điểm trên. Trong 1 cuộc nói chuyện tại toà nhà Capital (Mỹ), ông đã làm 1 chiếc nĩa  cong lên, cong xuống, thay đổi hình dạng liên tục mà không hề tác động một lực nào trong suốt buổi nói chuyện.
Hiện tượng này cũng được nghiên cứu ở các trường Đại học, các phòng thí nghiệm khoa học nổi tiếng.
 Có rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm về truyền thông-p diễn ra trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20. Đáng tiếc là có nhiều trường hợp bị những kẻ gian, lừa đảo lợi dụng và đã có một số trường hợp nghiên cứu theo xu hướng đó. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều đáng tin cậy và mang tính khoa học. Trong đó có một số tài liệu của Uri và những hiện tượng hiện thực tương tự. Nhưng hầu hết các trường hợp truyền thông từ vị trí này tới vị trí khác đều chưa được chứng minh. Một lượng lớn những báo cáo chỉ mang tính giai thoại và bằng chứng có xu hướng không chắc chắn. Vì thế khi nói tới vấn đề này ta chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm và báo cáo.
Thêm 1 ví dụ rất thú vị trong những thực nghiệm của Uri, ông có thể làm cho một phần tinh thể cacbua vanadium biến mất. Với tinh thể này, ta không thể chạm vào, và nó được cố định theo 1 cách riêng nên ta không thể thay thế bằng 1 tinh thể khác dù có dùng ảo thuật khéo léo tới đâu đi nữa. Và kết quả này luôn luôn được lặp lại. Ví dụ này là minh chứng hùng hồn nhất chứng minh cho tính khoa học của loại hình truyền thông trên.
Những kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc:
Ở Trung Quốc ngay từ năm 1981 đã xuất hiện những nghiên cứu về vấn đề trên.Có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này được đăng trên nhiều tạp chí lớn ở Trung Quốc. Những thực nghiệm luôn được ghi lại rất khoa học và kết quả luôn lặp lại. Những bài báo ở Trung Quốc rất thú vị và được viết rất công phu. Họ đưa ra nhiều bức ảnh, biểu đồ thống kê các kết quả đạt được từ thực nghiệm. Tất cả các giao thức đều được diễn giải rõ ràng trong những đề tài dài, các kết quả được đưa ra hoàn toàn từ việc phân tích dữ liệu thống kê nên những kết quả đó không hề mang tính ngẫu nhiên. Tổng hợp những kết quả đạt được, các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra những điều sau đây:
 + Nhiều nhóm nghiên cứu đã đưa ra giao thức có thể chuyển những mẫu vật nhỏ xuyên qua thành của những chiếc hộp kín bằng cách sử dụng những khả năng về siêu linh.
+ Thời gian truyền những mẫu vật thử qua một số chướng ngại vật từ một phần mấy giây cho tới vài phút, không phụ thuộc vào những thùng kín, những mẫu vật được dùng trong thí nghiệm.
+ Những cuốn băng quay lại cho thấy, những mẫu vật “xuyên qua” thành của  những chiếc hộp kín, chỉ đơn giản là biến mất ở trong hộp và xuất hiện lại ở một vị trí khác (sau vài giây tới vài phút). Thực chất, mẫu vật không thật sự trải qua việc biến đổi kim loại trong suốt quá trình truyền thông – đây là vấn đề rất quan trọng bởi vì không hề có sự xuất hiện của tia phóng xạ hay tia điện tử trợ giúp, vì thế các giác quan của con người cũng như các phương pháp thông thường không thể xác định được trạng thái tạm thời của mẫu vật, hiện tượng này cũng giống như hiện tượng trạng thái chồng chập của q-bit.
+ Thiết bị phát sóng radio siêu nhỏ cũng có thể được dùng để làm mẫu vật. Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng cường độ tín hiệu có sự dao động rất lớn, cả về tần số lẫn biên độ nên có thời điểm tín hiệu gần như biến mất nhưng cũng có thời điểm tín hiệu đủ mạnh nằm trong phạm vi có thể dò được, như vậy tín hiệu cũng nằm trong trạng thái chồng chập của 2 trạng thái.
 + Trước và sau khi “ vượt qua thành “ của các hộp kín thì các mẫu vật và thành hộp phải giữ nguyên hình dạng.
 + Những người có năng khiếu về vấn đề tâm linh không bao giờ được thấy hiện vật (có thể bị bịt mắt) hoặc được chạm vào những vật được dùng trong thí nghiệm.
 + Những kết quả thí nghiệm luôn được lặp lại, điều này chứng minh được rằng những kết quả trên không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn mang tính khoa học.
+ Những bằng chứng phức tạp đảm bảo cho kết quả này mang tính trung thực và loại bỏ được những trường hợp ảo thuật.
Tuy đã đưa ra được rất nhiều bằng chứng thực nghiệm nhưng các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được những cơ sở vật lý đầy đủ ý nghĩa để chứng minh cho những kết quả của họ. Một số nhà nghiên cứu bắt đầu  thấy cần một lý thuyết vật lý mới giải thích được sự thống nhất giữa ý thức với vật lý lượng tử và vật lý về không gian thời gian phù hợp với truyền thông-p và hiện tượng xuất  thần kì lạ. Vì vậy ở Trung Quốc cũng như trên thế giới vấn đề nầy vẫn đang trong quá trình nghiên cứu sôi nổi.
Ngoài Trung Quốc và Mĩ còn có rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu loại hình truyền thông mới mẻ và kì lạ này. Sự quan tâm của những quốc gia có nền khoa học phát triển cũng như của những tổ chức uy tín trên thế giới đến vấn đề này lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn và khoa học trong một vấn đề nhạy cảm và còn rất mới mẻ hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam.
 Còn rất nhiều những công trình nghiên cứu nói về các khía cạnh khác rất thú vị của truyền thông-p đặc biệt là những đầu tư nghiên cứu và cả ứng dụng của Nga nhưng tác giả chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn.Trên đây chỉ là phần sơ lược để hiểu rõ hơn về khái niệm loại hình truyền thông này, chúng tôi  đưa ra  với mong muốn rằng tất cả mọi người có một cái nhìn khác với loại hình truyền thông dường như mang tính mê tín dị đoan nhưng lại rất khoa học này.
————
Tài liệu tham khảo
1. Dựa theo tài liệu “Teleportation Physics Study” của tác giả  Eric W. Davis
2. Http://www.dhushara.com/book/quantcos/qcompu/shor.
————

* Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

TS. Ngô Tứ Thành & TS. Lê Minh Thanh *

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)