Mỹ: Không có chuyện từ bỏ điện hạt nhân

Mỹ là nước tiêu thụ rất nhiều năng lượng, với 95 lò phản ứng đang hoạt động. Dư luận Mỹ hầu như không phản đối điện hạt nhân, nhà nước thậm chí đầu tư rất lớn cho nghiên cứu hạt nhân.


Nhà máy điện nguyên tử Oak Harbor (Ohio)

6 tỷ USD cho hoạt động dài hạn và nghiên cứu

Trong cơ cấu năng lượng của Mỹ thì điện hạt nhân chiếm 9% , đứng ở vị trí thứ 5 sau dầu mỏ (35 %) khí đốt (34 %), năng lượng tái tạo (12%) và than (10%). Với dân số là  330 triệu người nước Mỹ thải ra 13 % lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Mỹ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt đứng hàng thứ hai thế giới. Hiện có 57 nhà máy điện hạt nhân với 95 lò phản ứng trải khắp 28 bang. Hầu hết ở phía đông Mississippi. Với 11 lò phản ứng, Illinois (13 triệu dân) có nhiều hơn bất kỳ bang nào khác. Hai lò phản ứng nữa tại một nhà máy điện hạt nhân hiện có ở Georgia hiện đang được xây dựng, dự kiến phát trực tiếp trong năm nay. Ở Mỹ hầu như không có ý kiến trái chiều về điện hạt nhân, không ai đòi đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi EU nay mới  tuyên bố điện hạt nhân là đòn bẩy cho quá trình khử cacbon và các mục tiêu khí hậu thì Washington đã theo đuổi chiến lược này  từ lâu.

Chương trình cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden được thông qua vào năm ngoái sẽ cung cấp 6 tỷ USD cho hoạt động lâu dài và hơn 2,5 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ hạt nhân mới. Mỹ, cũng như Canada, muốn thúc đẩy sự phát triển lò phản ứng môđun nhỏ -Các “lò phản ứng hạt nhân tiên tiến” này nhỏ hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn và giá chỉ bằng một nửa so với công nghệ ngày nay.

Phó Tổng thống Kamala Harris đã nói rõ trong chiến dịch tranh cử rằng bà ủng hộ sử dụng “tạm thời” năng lượng hạt nhân. Đồng thời, chính phủ Biden, không giống như người tiền nhiệm Donald Trump, muốn đầu tư vào năng lượng tái tạo, sạch hơn và trợ cấp cho ô tô điện. Theo quan điểm của Washington, năng lượng hạt nhân sẽ giúp đạt được các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng: không phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và lĩnh vực năng lượng sạch 100% vào năm 2035. Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm  chỉ ra rằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Năng lượng tái tạo đã vượt qua than cách đây hai năm.


Nhà máy điện nguyên tử Diablo Canyon, đáp ứng 15 % nhu cầu về điện của California và sẽ đi vào hoạt động năm 2024

Theo một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Environmental Defense Fund, để California đạt được các mục tiêu khí hậu cực kỳ tham vọng của mình, cần có năng lượng địa nhiệt và năng lượng hạt nhân cũng như khí tự nhiên bên cạnh năng lượng gió và mặt trời. Đây là cách duy nhất để đảm bảo cung cấp “điện sạch, ổn định” bất kể thời tiết như thế nào.

Không tranh cãi về lưu giữ chất thải cuối cùng

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ WELT, Theo Gernot Wagner, nhà kinh tế – khí hậu tại Columbia Business School ở New York cho biết năng lượng hạt nhân được “nhìn nhận tích cực hơn” ở Mỹ so với ở châu Âu.

Nhà kinh tế học khí hậu Wagner không muốn gọi điện hạt nhân là “bền vững”. Các nhà máy điện chiếm ít không gian và hầu như không thải ra carbon dioxide nhưng có vấn đề về chất thải hạt nhân và yếu tố rủi ro. Người Mỹ nhìn nhận tích cực về năng lượng hạt nhân nhưng tránh tranh luận về việc loại bỏ chất thải cuối cùng. Mỹ không có một kho lưu trữ chất thải chung. Hầu hết chất thải vẫn ở lại  các nhà máy điện hạt nhân nơi đã sản sinh ra chúng.

Amory Lovins, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học Stanford, cho biết việc tính toán đầy đủ chi phí cho năng lượng hạt nhân là phức tạp đến mức không thể thực hiện được. Bạn sẽ phải tính đến rủi ro và chi phí khó định lượng. Chúng bao gồm rủi ro và chi phí gia hạn giấy phép, rủi ro ngừng hoạt động, lưu trữ và vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng cũng như rủi ro và chi phí về tai nạn có thể xảy ra.

 Hoài Nam lược dịch
https://www.welt.de/politik/ausland/plus236319231/USA-Das-Land-in-dem-der-Atomausstieg-tabu-ist.html

 

 

Tác giả